Đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực trong và ngồi nước

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 155 - 156)

Nếu xét cho đến cùng, thì thành cơng hay thất bại trên thường trường đều do một nhân tố căn bản quyết định, đĩ chính là con người. Nhật Bản từ một quốc gia bại trận trong chiến tranh đã cĩ thể vươn cao thành quốc gia cĩ nền kinh tế phát triển hùng mạnh, để rồi trở thành một nhà đầu tư ra nước ngoài hàng đầu thế giới là nhờ đâu? Cĩ phải cốt yếu là do chính sách phát triển đào tạo tồn diện tri thức con người của quốc gia này khơng? Chẳng vì thế mà con người và đào tạo con người luơn luơn phải được xem là chiếc chìa khĩa vàng để mở ra mọi vấn đề trong hoạt động kinh tế.

Con người Việt Nam bản thân cĩ sẵn tố chất thơng minh, sáng tạo nhưng bao giờ cũng chỉ được xem là ở dạng tiềm năng. Chúng ta liên tục thực hiện cải cách ngành giáo dục - đào tạo để tạo ra được một đội ngũ tri thức phục vụ cho phát triển kinh tế của đất nước, nhưng nhìn về mặt bằng chung rõ ràng là vẫn ở mức thấp, chưa cĩ những thay đổi mang tính đột phá. Các cơ chế, chính sách về đào tạo và mơi trường làm việc cịn nhiều bất cập, chưa tạo điều kiện để người lao động phát huy tối đa năng lực của mình. Một chuyên gia Nhật Bản đã nhìn nhận về con người

Việt Nam mà tác giả nhớ đại khái như sau: “Một người Việt Nam làm việc hiệu quả hơn 1 người Nhật Bản, nhưng 3 người Nhật Bản thì hơn hẳn 3 người Việt Nam”. Điều này phản ánh rõ nét sự bất cập trong đào tạo của ta là chưa hiệu quả, chưa đồng bộ và chưa tơn trọng 4 nguyên lý được xem là trụ cột của nền giáo dục25. Do đĩ Việt Nam cịn rất nhiều việc phải làm trong hoạch định chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Đào tạo cần chú trọng các biện pháp hướng nghiệp cụ thể để cĩ thể tăng cường lực lượng cơng nhân lành nghề cho các ngành cơng nghiệp sản xuất, các ngành cơng nghiệp đầu tàu của nền kinh tế. Tăng cường chất lượng đội ngũ tri thức, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Khuyến khích học sinh, sinh viên du học nước ngồi dưới mọi hình thức nhằm tiếp cận nhanh hơn trình độ quản lý và khoa học tiên tiến của thế giới.

Bài tốn thu hút và sử dụng nguồn nhân lực ở trình độ cao nếu tìm được lời giải hợp lý sẽ giúp Việt Nam rút ngắn được khoảng cách với thế giới chỉ trong một thời gian ngắn, bên cạnh các nỗ lực đào tạo nhân lực nội tại. Sử dụng đúng đắn nguồn nhân lực cũng là một yêu cầu khơng kém phần quan trọng so với cơng việc đào tạo. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy hiện nay đang diễn ra cuộc cạnh tranh thu hút chất xám thế giới. Nạn “chảy máu chất xám” vẫn tiếp tục diễn ra với quy mơ lớn và phần thua thiệt luơn thuộc về các nước kém phát triển, là nơi người dân cĩ mức sống thấp và nguồn nhân lực được đào tạo bị hấp dẫn mạnh mẽ bởi cơ sở vật chất hiện đại, đời sống sung túc của các nước giàu cĩ. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cĩ cơ chế đãi ngộ hợp lý, sẽ tạo động lực thúc đẩy người lao động “chiến đấu” cùng doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp đã, đang và sẽ đi “chinh chiến” ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 155 - 156)