Lựa chọn nhiều hình thức đầu tư thích hợp

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 170)

4 nguyên lý được đề xuất tại Hội nghị quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 (Education for the 21st century) do UNESCO tổ chức tại Paris năm 1998, gồm: Học để biết (Learning to Know), học để làm (Learning to Do),

3.3.2.6. Lựa chọn nhiều hình thức đầu tư thích hợp

Cĩ nhiều hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngồi, tuy nhiên khơng phải hình thức nào cũng phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp cần cẩn trọng trong việc lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp để đem lại hiệu quả cao nhất. Mặc dù khảo sát cho kết quả rằng đầu tư theo hình thức liên doanh là sự lựa chọn nhiều nhất đối với các doanh nghiệp (51,5%), tiếp theo là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với 37% doanh nghiệp lựa chọn; tuy nhiên, qua kết quả nghiên cứu từ nhiều gĩc độ khác nhau, tác giả cho rằng hình thức 100% vốn nước ngồi dù vẫn cịn hạn chế nhất định, nhưng các nhà đầu tư Việt Nam nên ưu tiên lựa chọn để được tự mình quản lý dự án. Hình thức đầu tư này cũng thường được áp dụng cho các dự án vừa và nhỏ, phù hợp với khả năng tài chính non trẻ của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân. Lĩnh vực đầu tư thường sử dụng hình thức này là những ngành địi hỏi vốn ít, hoặc độ rủi ro thấp như cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp thực phẩm, nơng lâm nghiệp, du lịch, dịch vụ (tư vấn đầu tư, hỗ trợ thương mại…). Hình thức liên doanh phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc giảm thiểu rủi ro khi tiếp cận thị trường mới. Kinh nghiệm của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan cho thấy trong thời kỳ mới bắt đầu đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp các nước này thường áp dụng hình thức liên doanh hơn là đầu tư 100% vốn nhằm tận dụng sự thơng thuộc thị trường, pháp luật của bên đối tác nước sở tại và giảm chi phí đầu tư. Tuy nhiên, thời gian qua hình thức này khơng đạt được hiệu quả như mong đợi do xảy ra nhiều tranh chấp. Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh thường là kết quả của sự hợp tác giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước tiếp nhận thơng qua các hiệp định. Hình thức này bước đầu đã tỏ ra khá hiệu quả, đem lại nguồn lợi lớn cho Việt Nam vì nhận được nhiều ưu đãi từ chính phủ nước tiếp nhận. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên khai thác đầu tư theo hình thức BOT với các đối tác truyền thống như Lào và Campuchia trong các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)