Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 162 - 164)

4 nguyên lý được đề xuất tại Hội nghị quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 (Education for the 21st century) do UNESCO tổ chức tại Paris năm 1998, gồm: Học để biết (Learning to Know), học để làm (Learning to Do),

3.3.2.1. Nâng cao năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam

Chủ thể của tiến trình hội nhập và cạnh tranh là nhà nước và doanh nghiệp. Trong đĩ doanh nghiệp trực tiếp cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường trong và ngồi nước. Cĩ thể thấy rõ 4 điểm yếu của doanh nghiệp nước ta: (1) số lượng doanh nghiệp ít; (2) quy mơ nhỏ, thiếu vốn; (3) cơng nghệ sản xuất kinh doanh nhìn chung lạc hậu; và (4) khả năng quản trị doanh nghiệp cịn yếu kém. Những hạn chế này cĩ nguyên nhân khách quan của một nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp, đang trong quá trình chuyển đổi [29].

Đại đa số các doanh nghiệp đều thừa nhận là đang nỗ lực duy trì việc chiếm giữ vững chắc thị phần trong nước rồi mới nghĩ đến đầu tư ra nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp tin rằng mức độ cạnh tranh giữa các sản phẩm là gay gắt và ngày càng

cao (76,9% doanh nghiệp đồng ý). Hầu hết các TNCs quốc tế đều cĩ chiến lược phát triển thị phần trong nước vững chắc trước khi đầu tư ra nước ngoài. Với sự khắc nghiệt của kinh tế thị trường hiện nay, cùng sự gĩp mặt hoạt động của nhiều đại gia kinh tế thế giới, khiến thị trường nước ta được xem như là mơ hình thu nhỏ của hoạt động kinh tế quốc tế, vì thế các doanh nghiệp phải xác định được chiến lược mặt hàng và chiến lược thị trường đúng đắn. Trên cơ sở lựa chọn đúng chiến lược thị trường, chiến lược mặt hàng để đổi mới cơng nghệ sản xuất, cơng nghệ quản lý; áp dụng các tiêu chuẩn ISO, hoàn thiện phương thức kinh doanh; tạo ra bản sắc riêng của doanh nghiệp mình thơng qua đĩ thu hút khách hàng, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu. Phải tăng cường liên kết hợp tác theo chiều dọc và chiều ngang; xác lập quan hệ bạn hàng và nhanh chĩng hình thành hệ thống phân phối. Cần nhận thức rằng cạnh tranh và hợp tác luơn song hành trong hoạt động của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường.

Doanh nghiệp cần mạnh dạn bỏ vốn đầu tư thu hút chất xám về làm việc cho mình. Một chiến lược nguồn nhân lực đúng đắn sẽ khiến cho doanh nghiệp mạnh hơn trong cạnh tranh trong nước và nước ngoài nhờ vào sức sáng tạo của con người. Các tập đồn tư bản tuy cạnh tranh với nhau gay gắt nhưng cũng sẵn sàng hợp tác vì lợi ích của chính họ. Doanh nghiệp của ta quy mơ nhỏ, vốn ít càng cần phải tăng cường liên kết và hợp tác. Điều quan trọng là năng lực và bản lĩnh của người quản trị doanh nghiệp; trong khi chỉ cĩ 30% doanh nghiệp (được khảo sát) đồng ý rằng mình cĩ đủ trình độ, kinh nghiệm và kỹ năng quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chọn cho được những người quản trị doanh nghiệp cĩ bản lĩnh và năng lực thực sự. Đội ngũ quản lý doanh nghiệp cần cĩ kiến thức về văn hĩa, con người nơi các quốc gia mà doanh nghiệp đến đầu tư để việc điều hành dự án được thuận lợi và hiệu quả.

Cần định hướng và xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài trên cơ sở đánh giá chính xác thị trường mục tiêu và duy trì uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Tập trung vào khắc phục tâm lý buơn bán nhỏ lẻ. Đối với các doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng những hệ thống sản xuất mang chuẩn mực quốc tế. Tập trung phát triển và làm chủ cơng nghệ riêng cĩ của mình. Sẵn sàng nắm bắt thời cơ và chủ động đối phĩ với thách thức. Kinh doanh là nghề chấp nhận mạo

hiểm. Chấp nhận mạo hiểm hoàn tồn khác với làm liều. Chấp nhận mạo hiểm trên cơ sở thu thập và xử lý đầy đủ thơng tin và dự kiến trước những diễn biến của thị trường. Phải tính đến rủi ro cĩ thể xảy ra và nếu xảy ra rủi ro thì thiệt hại sẽ được giới hạn và cĩ khả năng khắc phục. Làm được như vậy hiệu quả kinh doanh sẽ được bảo đảm và trên cơ sở hiệu quả kinh doanh mà tăng khả năng tích tụ vốn và huy động vốn trên thị trường chứng khốn. Từ đĩ doanh nghiệp sẽ lớn lên, mạnh hơn, sức cạnh tranh sẽ được tăng cường, từng bước hình thành nhiều cơng ty, tập đoàn kinh tế lớn. Kiện toàn tổ chức và cơ chế hoạt động của các hiệp hội ngành hàng, bảo đảm hiệp hội thực sự là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước, hỗ trợ cĩ hiệu quả cho doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường, thiết lập quan hệ bạn hàng, xúc tiến đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 162 - 164)