Phân theo châu lục tiếp nhận đầu tư

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 85)

Cũng tương tự như dịng “vốn vào” trên thế giới với sự phân hĩa khá rõ giữa các nước, các châu lục trong việc thu hút FDI; dịng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Việt Nam cũng cĩ sự phân hĩa giữa các châu lục. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư tập trung ở các nước thuộc khu vực châu Á (Hình 2.7.).

1 9 1 4 3 3 4 7 5 0 50 100 150 200 250 Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc

Hình 2.7. Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi phân theo số dự án của từng châu lục, tính đến 31/12/2007

Nguồn: (1) Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và (2) Niên giám thống kê 2007 - Tổng cục Thống kê [7, 26]

Sở dĩ đa số doanh nghiệp Việt Nam chọn đầu tư vào châu Á là vì nguồn tài nguyên thiên nhiên ở đây cịn nhiều, giá nhân cơng tương đối rẻ, điều kiện đi lại thuận tiện, cũng như những nét tương đồng về văn hĩa... Số dự án đầu tư vào châu Á là 191, chiếm 68,2% trong tổng số dự án được cấp phép. Tổng vốn đầu tư vào khu vực này là 1.402.485.142 USD tương đương 71,5% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của Việt Nam (Hình 2.8.).

Đứng thứ hai là châu Âu với 43 dự án đầu tư, chiếm 15,4% trong tổng số dự án được cấp phép. Tổng vốn đầu tư vào châu lục này là 103.982.517 USD tương đương 5,3% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam. Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tập trung nhiều nhất ở thị trường Liên bang Nga. Điều đáng ghi nhận là tình hình thực hiện dự án ở thị trường này rất khả quan, do những mối quan hệ truyền thống từ khi cịn Liên Xơ (cũ).

Châu Á 1,402,485,142 Châu Âu 103,982,517 Châu Mỹ 87,952,754 Châu Phi 364,742,387 Châu Úc 1,237,200

Hình 2.8. Đầu tư trực tiếp ra nước ngồi phân theo vốn đăng ký (USD) của từng châu lục, tính đến 31/12/2007

Nguồn: (1) Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và (2) Niên giám thống kê 2007 - Tổng cục Thống kê [7, 26]

Xếp thứ ba về số lượng là châu Mỹ với 34 dự án, chiếm 12,1%. Tổng vốn đầu tư là 87.952.754 USD, chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Lý do tổng

vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam vào châu Mỹ khơng nhiều, bởi đa số dự án đầu tư vào châu lục này thuộc lĩnh vực dịch vụ. Thứ tư là châu Phi với 7 dự án đầu tư (chiếm 2,5%). Tuy số lượng dự án đầu tư tại châu Phi ít hơn châu Âu và châu Mỹ, nhưng tổng vốn đầu tư lại lớn hơn hai châu lục này nhiều, với 364.742.387 USD, chiếm tỷ trọng 18,6%. Điều này cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã mạnh dạn và tự tin len lỏi ở những thị trường xa, dựa vào quan hệ ngoại giao tốt. Đây cũng được xem là thị trường đầu tư cĩ tiềm năng nhất, phù hợp với khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam. Cuối cùng là châu Úc với 5 dự án (chiếm 1,8%), tổng vốn đầu tư 1.237.200 USD (chiếm 0,06%).

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)