Phân theo quốc gia tiếp nhận đầu tư

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 83)

Lào là nước tiếp nhận đầu tư của Việt Nam nhiều nhất bởi thế mạnh về đất đai, tài nguyên thiên nhiên và lao động giá rẻ nhưng lại thiếu cơng nghệ tiên tiến; đặc biệt trong những năm gần đây khi hai bên hợp tác phát triển nhiều dự án về hạ tầng, năng lượng và nguồn nguyên liệu. Việt Nam coi đầu tư sang Lào là một hình thức hợp tác kinh tế quan trọng mang tính chiến lược lâu dài, do đĩ Chính phủ luơn cố gắng tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư tại Lào cĩ hiệu quả. Cơng ty Dược phẩm Trung ương II (Codupha) là một trong những doanh nghiệp đầu tiên cĩ dự án đầu tư vào Lào sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP. Codupha xây dựng nhà máy liên doanh sản xuất các loại dược phẩm, đơng dược, mỹ phẩm, hĩa chất và trang thiết bị y tế tại bản Siengda, thủ đơ Vientiane với tổng vốn đầu tư 900.000 USD, trong đĩ phía đối tác Lào chỉ gĩp 6,3% vốn bằng quyền sử dụng 1,2 ha đất [31].

Tính đến hết 31/12/2007, cĩ 104 dự án đầu tư vào Lào, chiếm 38% tổng số dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam (Hình 2.5.). Đầu tư ở Lào đa số thuộc lĩnh vực cơng nghiệp khống sản, thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, xây dựng cầu đường, sản xuất hàng gia dụng; ngoài ra cũng cĩ một số dự án đầu tư kinh doanh siêu thị, du lịch, những ngành đang cĩ chiều hướng tăng mạnh khi hệ thống giao thơng khu vực Đơng Dương được liên thơng và gắn kết với các nước Đơng Nam Á khác, như tuyến hành lang kinh tế Đơng-Tây đi từ Ấn Độ qua Thái Lan, Lào đến Đà Nẵng của Việt Nam; tuyến đường sắt xuyên Á nối Singapore và Cơn Minh (Trung Quốc)15... Hiện tại các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang tiếp tục xin giấy phép để đầu tư vào Lào. Một trong những dự án cuối cùng của năm 2008 đầu tư vào Lào, cĩ lẽ là dự án của Tổng cơng ty cổ phần Đầu tư và xuất nhập khẩu Foodinco (cĩ trụ sở tại Đà Nẵng), dự kiến đầu tư 3 triệu USD để xây dựng nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại tỉnh Atapư.

Đầu tư vào Hoa Kỳ nhiều thứ hai nếu xét về số dự án với 31 dự án, chiếm 11%, phần lớn trong lĩnh vực dịch vụ, như đại lý phân phối của các cơng ty xuất khẩu nơng hải sản và dệt may trong nước; tư vấn đầu tư cho nhà đầu tư Hoa Kỳ cĩ ý

15

Chiều dài của đường xe lửa xuyên Á này khoảng 5.000km; bắt đầu từ Singapore qua Malaysia, Thái Lan, Lào, Myanmar, sang Việt Nam rồi đến Cơn Minh (Trung Quốc). Tổng số kinh phí cho dự án này gần 2 tỷ USD, do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Nhật Bản tài trợ.

định đầu tư ở Việt Nam; tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ; và gần đây là gia cơng phần mềm... Ngoài ra, Hoa Kỳ là một thị trường đầy tiềm năng mà nhiều hãng viễn thơng hàng đầu thế giới luơn tìm cách tiếp cận. Chính vì vậy, sau khi Việt Nam ký bản ghi nhớ với Hoa Kỳ trên một số lĩnh vực để gia nhập WTO, Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt Nam (VNPT) đã được Chính phủ cho phép đầu tư vốn và khai thác một số dịch vụ viễn thơng tại Hoa Kỳ. Cơng ty Cổ phần Đầu tư xây dựng - Kỹ thuật cơng trình giao thơng 584 cũng đã được cấp phép đầu tư sang Hoa Kỳ với hình thức 100% vốn Việt Nam để xây dựng các trung tâm thương mại, khu dân cư (căn hộ cho thuê, bán)... theo chương trình mua trả gĩp. Hiện tại, thị trường bất động sản Hoa Kỳ đang suy thối, thêm vào đĩ là khủng hoảng tài chính nên giá nhà khá rẻ; vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam đang triển khai dự án đĩn đầu thị trường địa ốc Hoa Kỳ, khi thị trường này hồi phục, các doanh nghiệp sẽ kịp tung sản phẩm ra thị trường.

Trả lời câu hỏi nguyên nhân đầu tư vào Hoa Kỳ xếp thứ hai về số lượng dự án, các chuyên gia nghiên cứu thị trường cho rằng do Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam và việc đầu tư ở Hoa Kỳ dễ dàng hơn bởi sự hỗ trợ của đơng đảo Việt kiều đang sinh sống tại đây.

Lào, 38% Hoa Kỳ, 11% Campuchia, 10% Sing., 6% Nga, 5% Các nước cịn lại, 30%

Hình 2.5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo số dự án của từng quốc gia tiếp nhận, tính đến 31/12/2007

Nguồn: (1) Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và (2) Niên giám thống kê 2007 - Tổng cục Thống kê [7, 26]

Tiếp theo về số lượng dự án đầu tư là Campuchia (28 dự án), Singapore (18 dự án) và Nga (15 dự án). Tại Campuchia, Tập đồn Mai Linh đã đầu tư vận chuyển hành khách bằng xe taxi ở thành phố Siem Reap, loại hình vận chuyển hành khách thứ hai sau Mailinh Express đang hoạt động tại đây theo tuyến Siem Reap - Phnom Penh - TP. Hồ Chí Minh. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã cấp giấy phép số 2606/GP (thời hạn 20 năm) cho Tổng cơng ty Viễn thơng quân đội (Viettel) được đầu tư ra nước ngồi để thành lập doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam tại Campuchia. Theo đĩ, tổng vốn đầu tư của Viettel là 1.060.366 USD để thiết lập và khai thác mạng viễn thơng sử dụng cơng nghệ VoIP cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài đi, đến và trong phạm vi Campuchia, và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.

0 200,000,000 400,000,000 600,000,000 800,000,000 1,000,000,000 1,200,000,000

Lào Algeria Madagascar Malaysia Iraq Các nước

cịn lại Hình 2.6. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo vốn đăng ký (USD)

của từng quốc gia tiếp nhận, tính đến 31/12/2007

Nguồn: (1) Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và (2) Niên giám thống kê 2007 - Tổng cục Thống kê [7, 26]

Với tổng vốn đầu tư là 1.039.192.812 USD chiếm 53% tổng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, Lào cũng là nước tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nhiều nhất từ Việt Nam (Hình 2.6.). Quy mơ vốn trung bình của một dự án đầu tư ở Lào xấp xỉ 10 triệu USD. Về vốn đầu tư, thì sau Lào là Algeria với dự án thăm dị và khai thác dầu khí tại lơ số 433A và 416B ở vùng Tây Nam (vốn 243 triệu USD), kế tiếp là Madagascar (vốn 117,36 triệu USD), Malaysia (vốn 112,73 triệu USD) và Iraq (vốn

100 triệu USD); tất cả đều là những dự án thăm dị và khai thác dầu khí. Chính vì vậy, sau khi Thủ tướng ký ban hành Quyết định số 116/2001/QĐ-TTg ngày 02/8/2001 về một số ưu đãi khuyến khích đầu tư ra nước ngồi trong lĩnh vực hoạt động dầu khí, gần đây chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 121/2007/NĐ-CP ngày 25/7/2007 quy định về đầu tư trực tiếp ra nước ngồi trong hoạt động dầu khí.

Việc Việt Nam đầu tư tại Anh, Đức, Hoa Kỳ, Italia, Nga, Nhật Bản, Pháp, Singapore… đã chứng tỏ Việt Nam khơng chỉ đĩn nhận vốn đầu tư từ các nước cĩ nền kinh tế phát triển mà cịn cĩ khả năng đầu tư vốn vào thị trường các nước phát triển để tìm kiếm lợi nhuận và qua đĩ cải thiện vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)