Khủng hoảng kinh tế Sự rối loạn tạo ra cơ hội?

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 144 - 146)

Cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đã đánh gãy hệ thống tài chính xương sống của thế giới tại Hoa Kỳ và những nước cơng nghiệp hàng đầu châu Âu. Đã cĩ trên 20 ngàn tỷ USD “biến mất” khỏi các thị trường chứng khốn lớn trên hành tinh và nền kinh tế toàn cầu rơi vào một trận “khơ hạn” thanh khoản chưa từng cĩ trong lịch sử. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 cĩ gốc rễ từ cái gọi là mất cân bằng toàn cầu. Theo đĩ, phương Tây đã vay quá nhiều từ các khoản tiết kiệm được tài trợ bởi châu Á. Tiếp đĩ thị trường tài chính tồn cầu đã phát tín hiệu về cuộc khủng hoảng ra khắp thế giới mà Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này theo cách ít gây ra những tổn thất nặng nề nhất địi hỏi phải đảm bảo sự cân bằng lại nền kinh tế toàn cầu.

Cĩ vẻ như kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phải trải qua thêm 12 tháng của năm 2009 với nhiều khĩ khăn hơn, khi mà các nhận định mới nhất đều cho thấy xu hướng đi xuống. Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng các nền kinh tế chính trên thế giới đang trên bờ suy thối và ít cĩ cơ hội phục hồi vào năm 2009. Theo số liệu từ UNCTAD, năm 2007, tổng số vốn đầu tư xuyên biên giới là 1.833 tỷ USD, tăng 30% so với năm trước. Hiệp hội các Tổ chức Thúc đẩy đầu tư thế giới22 ước tính lượng FDI sẽ tương tự như vậy trong năm 2008, vì cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế chưa hồn tồn gây nên những hậu quả, nhưng đầu tư trực tiếp nước ngoài cĩ khả năng giảm khoảng 12-15% trong năm 2009 từ mức cao kỷ

22

Tên viết tắt: WAIPA, là cơ quan thúc đẩy đầu tư xuyên biên giới toàn cầu và đại diện cho các thực thể từ

lục của năm nay. Sự sụt giảm này phản ánh giá trị tín dụng giảm, giá cổ phiếu thấp đáng kể và tình trạng rút vốn đầu tư trên quy mơ lớn nhằm tránh rủi ro. Tuy nhiên, mặc dù FDI vào các nền kinh tế đang nổi lên sẽ giảm, FDI nĩi chung vẫn cĩ thể tăng ở một tỷ lệ nhỏ hơn trong tổng số. Thị phần FDI của các nền kinh tế đang nổi lên đã tăng khoảng 27% từ gần 20% trong thập kỷ qua; đồng thời, thị phần FDI của châu Âu đã giảm từ 49% xuống 43% và của Hoa Kỳ giảm từ 17% xuống 13%.

Trong bối cảnh suy thối toàn cầu, một số nền kinh tế đang nổi lên sẽ vẫn phát triển nhanh hơn các nền kinh tế phát triển và do đĩ sẽ vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngồi. Chính phủ các nước cĩ thể khơng tăng thuế do khủng hoảng, nhưng một số nước sẽ đưa ra các hàng rào phi thuế quan, cĩ tác dụng “hỗn hợp” đối với các nhà đầu tư xuyên biên giới. Trong khi các hàng rào này cản trở một số nhà đầu tư xuyên biên giới, thì chúng cũng khuyến khích các cơng ty khác đầu tư để giành được cách tiếp cận tốt hơn vào các thị trường trong nước.

Đối với các nền kinh tế tại các nước đang phát triển, cơ hội sẽ đến với họ nếu biết tổ chức và cấu trúc lại, hướng về mục tiêu xây dựng một nền kinh tế hiệu quả, năng động với chi phí thấp, tạo một mơi trường đầu tư thật sự thuận lợi cho các dịng vốn đầu tư trong và ngồi nước. Cơ hội vẫn cĩ từ những thách thức tưởng chừng như khĩ vượt qua.

Khủng hoảng tài chính tồn cầu sẽ nhấn chìm các doanh nghiệp yếu kém của mỗi nước. Chúng ta đã chứng kiến sự gục ngã của những tập đoàn khổng lồ cĩ tài sản hàng trăm tỷ USD, cĩ quá trình hoạt động hàng trăm năm. Khơng cĩ sự ân huệ nào cĩ thể cứu rỗi được những doanh nghiệp hoạt động khơng hiệu quả, những doanh nghiệp chỉ trơng cậy vào các đặc quyền, đặc lợi và khơng tự đứng vững được mình. Tuy nhiên, nếu cuộc khủng hoảng toàn cầu và tác động của nĩ đối với Việt Nam cĩ thể nhấn chìm những doanh nghiệp yếu kém, khơng kể lớn hay nhỏ, thì ngược lại cũng sẽ giúp phát hiện những doanh nghiệp thật sự lành mạnh, làm ăn hiệu quả, cĩ đạo đức kinh doanh và giàu tham vọng, những doanh nghiệp biết giảm chi phí và biết nâng cao thương hiệu cùng chất lượng, những doanh nghiệp tự tin vào khả năng tự thân mà khơng trơng cậy vào đặc quyền, những doanh nghiệp cĩ năng lực cạnh tranh mạnh mẽ khơng chỉ trong nước mà cịn trên thị trường toàn cầu.

Thời kỳ hậu khủng hoảng sẽ là thời cơ cho các doanh nghiệp này phát huy. Rất cĩ thể chúng ta sẽ chứng kiến sự sáp nhập, hợp nhất của một số doanh nghiệp; song song đĩ, họ cần được sự hỗ trợ về chính sách, về khuơn khổ pháp lý để cĩ thể lớn mạnh. Trong thời kỳ hậu khủng hoảng, nền kinh tế Việt Nam rất cần cĩ những doanh nghiệp Việt Nam mạnh, để cĩ thể tồn tại và phát triển trong một mơi trường cạnh tranh toàn cầu quyết liệt hơn với một trật tự mới.

Giáo sư Michael Porter (Trường Kinh doanh Harvard - Harvard Business School) cho rằng cần phải quay về với những vấn đề cơ bản. Các quốc gia và khu vực sẽ thành cơng chỉ khi họ cĩ được mơi trường kinh doanh tạo năng suất cao. Tăng trưởng nhờ bong bĩng địa ốc hơn là kinh doanh thực sự sẽ đi vào quá khứ. Tăng trưởng dựa trên tín dụng dễ dãi và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khĩ khăn hơn. Đối với Việt Nam, điều này cĩ nghĩa là đẩy mạnh cải cách kinh tế. Một cuộc khủng hoảng cũng thường tạo ra các cơ hội nhằm cải thiện nhanh hơn và vượt qua sức ì nội tại cản trở đổi mới. Việt Nam cần biến cuộc khủng hoảng toàn cầu này thành cơ hội giải quyết các điểm yếu trong cạnh tranh của mình.

Như vậy, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu này, Việt Nam cũng cần phải cĩ một chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho riêng mình. Lập chiến lược chẳng qua là việc chọn lựa làm sao để một tổ chức trở nên độc đáo và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh. Ở Việt Nam hiện tại, cĩ quá nhiều tư duy ngắn hạn nhằm ứng phĩ với các cơ hội ngắn hạn. Vì thế, doanh nghiệp và chính phủ cần chú trọng nhiều hơn đến các lợi thế cạnh tranh dài hạn. Theo đuổi một chiến lược đúng đắn cũng bao gồm nội hàm tạo ra cơ hội và giảm thiểu mối nguy.

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)