Mở cửa thị trường tài chính

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 152 - 154)

Hội nhập tài chính quốc tế khơng cịn là một yêu cầu xa vời khi Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với các nước đang phát triển, hội nhập tài chính quốc tế là điều kiện cho phép các doanh nghiệp tiếp cận được thị trường vốn rộng lớn hơn với chi phí thấp hơn, mở rộng cơ hội đầu tư ra nước ngoài, đa dạng hĩa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động. Về lâu dài, Việt Nam cần mở cửa thị trường tài chính, mở cửa đối với cả dịng vốn vào lẫn dịng vốn ra. Bên cạnh việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, phải xem đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một phần quan trọng trong chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước. Sự vận động cĩ hiệu quả FDI vào hay ra của một quốc gia đều phụ thuộc rất lớn vào độ cởi mở hợp lý của thị trường tài chính và sự hoạt động hiệu quả của các định chế tài chính trong thị trường đĩ. Việt Nam hầu như miễn nhiễm với cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 và cũng khơng phải chịu tác động nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại (2008); lý do khơng phải là Việt Nam cĩ hệ thống tài chính mạnh mà do chúng ta hầu như chưa thật sự mở cửa thị trường tài chính đúng nghĩa, nên căn bệnh truyền nhiễm đĩ khơng thể lây lan sang Việt Nam được. Nhưng từ sự kiện đĩ đã đặt ra cho Việt Nam những điều cần suy nghĩ về chính sách tài chính và hệ thống tài chính của mình.

Trong tương lai khơng xa thì việc đầu tư ra nước ngồi là phổ biến và FDI vào cũng đạt ở mức cao, đồng thời Việt Nam cần phải thực hiện những thỏa thuận cam kết mở cửa thị trường tài chính. Vì vậy Việt Nam nên tiếp tục mở cửa dần dần theo trình độ mở phù hợp, trình tự hợp lý sao cho vừa đảm bảo nâng dần năng lực cạnh tranh, vừa thích nghi và tiến gần hơn đến những tiêu chuẩn và thơng lệ quốc tế. Sự thành cơng về việc xúc tiến mở cửa thị trường tài chính thời gian qua (hoạt động cĩ hiệu quả của các cơng ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài; của các chi nhánh, văn phịng đại diện của ngân hàng nước ngồi) đã cho thấy rằng sự tham gia đầu tư của nước ngồi đem lại những lợi ích đáng kể. Đi đơi với mở cửa cần phải cải cách triệt để hệ thống tài chính ở nước ta, bởi những định chế tài chính quốc gia vẫn cịn ì ạch, ít hiệu quả và quá ỷ lại vào chính phủ. Thực trạng này khơng thể duy trì bằng cách hạn chế sự thâm nhập của các hoạt động đầu tư quốc tế mà cần phải

được bảo hộ thơng qua những cải cách triệt để, từ đĩ tạo ra được năng lực tự bảo vệ trong điều kiện cạnh tranh quốc tế khi hội nhập.

Tuy nhiên, mở cửa cũng khơng nên quá đột ngột vì như thế chính phủ cĩ nguy cơ mất quyền kiểm sốt hệ thống tài chính. Giáo sư Paul Krugman cũng đã cảnh báo rằng Việt Nam khơng nên vội vã tự do hĩa tài chính trước khi thiết lập được một hệ thống giám sát hữu hiệu và cĩ dự trữ ngoại tệ an toàn23. Tự do hĩa khơng đem lại lợi ích gì rõ ràng và Argentina cũng như Indonesia đã để lại những bài học cay đắng. Cũng tương đồng quan điểm như vậy, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Ngọc Thơ24 cho rằng Việt Nam phải thật cẩn thận trước việc mở cửa thị trường tài chính trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu hiện nay. Chỉ khi nào Việt Nam đã hình thành về cơ bản các định chế tài chính và thị trường vốn, lúc đĩ việc tự do hĩa vốn mới mang lại nhiều hiệu ứng tích cực. Ngồi ra, các điều kiện khác cho việc tự do hĩa vốn cịn là (1) trình độ quản trị cơng ty, (2) điều hành kinh tế vĩ mơ, (3) chính sách tỷ giá , (4) mức độ mở cửa thương mại và (5) tiến trình cổ phần hĩa các doanh nghiệp nhà nước.

Như vậy, điều cần thiết là phải cĩ lộ trình đầy đủ, rõ ràng về tự do hĩa tài chính. Do đĩ, việc loại bỏ một cách hợp lý dần tính hành chính, bao cấp của hệ thống tài chính nội địa cho thích ứng kinh tế thị trường được coi là chiến lược thành cơng. Cải cách cần xem trọng điều hành chính sách tỷ giá, quản lý ngoại tệ, chính sách lãi suất - những yếu tố nhạy cảm với nền kinh tế. Đồng thời phải đi song song với xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý ổn định, trong đĩ nhà nước giữ vai trị chủ đạo về quản lý, kiểm sốt tài chính và tạo mơi trường thuận lợi cho các định chế hoạt động. Mở cửa thị trường tài chính nên đi từ thị trường bảo hiểm đến hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần và cần thận trọng hơn với thị trường chứng khốn.

Cần khai thác lợi thế nước đang phát triển trong các cuộc đàm phán song phương, đa phương để được hưởng ưu đãi duy trì thời gian dài hơi hơn cho các định chế trong nước hồn thiện mình. Khi đàm phán cần chú ý thỏa thuận với các tổ chức nước ngoài về tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài kèm theo những ràng buộc về hình thức

23

Giáo sư Paul Krugman phát biểu trong hội nghị quốc tế “Việt Nam và Đơng Á trong bối cảnh toàn cầu hĩa” tổ chức ngày 17 và 18/10/2008 tại Đại học Princeton (Hoa Kỳ), Tiến sĩ Lê Đăng Doanh ghi lại.

24

đầu tư và nhân sự điều hành hoặc sử dụng lao động, để đảm bảo lợi ích quốc gia và sự kiểm sốt của nhà nước đối với thị trường tài chính. Việc mở cửa thị trường tài chính và hồn thiện hệ thống tài chính tạo điều kiện cho dịng vốn ra vào “thoải mái” và hiệu quả hơn. Việc thực hiện nĩ khơng chỉ mang tính kỹ thuật mà cịn mang tính nghệ thuật rất cao. Một sự cầu toàn quá mức hay mạo hiểm quá mức trong chính sách vĩ mơ về vấn đề này đều sẽ đem đến những hậu quả khơng tốt cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 152 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)