Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 171 - 175)

4 nguyên lý được đề xuất tại Hội nghị quốc tế về giáo dục cho thế kỷ 21 (Education for the 21st century) do UNESCO tổ chức tại Paris năm 1998, gồm: Học để biết (Learning to Know), học để làm (Learning to Do),

3.4.Hướng nghiên cứu tiếp theo

Một, luận án tập trung nghiên cứu vào hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của doanh nghiệp Việt Nam một cách tổng quát, khơng đi sâu từng lĩnh vực và khu vực đầu tư cụ thể. Vì vậy, trong thời gian tới, khi hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam phát triển mạnh, tác giả sẽ nghiên cứu hoạt động đầu tư

trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam theo từng lĩnh vực và khu vực cụ thể hơn;

Hai, thơng tin thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát ý kiến doanh nghiệp dựa trên mẫu thuận tiện. Trong thời gian tới, khi điều kiện cho phép, đề tài tiếp theo sẽ tập trung nghiên cứu dựa trên mẫu xác suất nhằm đảm bảo độ tin cậy cao hơn.

Ba, phạm vi nghiên cứu của luận án là hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngồi. Khi cĩ điều kiện, một trong những hướng nghiên cứu tiếp theo của tác giả sẽ là hoạt động đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Bởi lẽ, các quy định pháp lý về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong nước chưa được hình thành trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Các quy định lâu nay chỉ dừng lại ở những khoản đầu tư trực tiếp, cĩ nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư, tham gia hoạt động quản lý dự án đầu tư tại nước ngồi, như đã trình bày ở trên.

KẾT LUẬN

Khi thảo luận về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, chúng ta thường vấp phải quan điểm cho đĩ là việc phi thực tế, chưa thể xảy ra ngay được, vì tiềm năng trong nước cịn chưa khai thác hết thì làm sao cĩ thể nĩi đến việc đầu tư ra nước ngoài.

Quả thật, một thực tế cần phải chấp nhận là sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam vẫn cịn kém, nên để trở thành nhà đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ chúng ta phải nâng cấp sức mạnh của cả nền kinh tế. Điều này cần được thực hiện trong một thời gian dài. Hiện tại, nếu xét riêng rẽ từng ngành, từng lĩnh vực, từng sản phẩm thì rõ ràng chúng ta khơng hề thua kém các nước. Vì vậy, hiệu quả từ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của bộ phận doanh nghiệp tiên phong mang lại, sẽ là liều thuốc kích thích các doanh nghiệp khác phấn đấu vươn lên, để đến một lúc nào đĩ cĩ thể tiến hành đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, gĩp phần tăng năng lực cạnh tranh của cả nền kinh tế.

Doanh nghiệp Việt Nam cần nhận thức rằng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một kênh đầu tư đem lại nhiều cơ hội kinh doanh. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng là một phương thức thâm nhập thị trường thế giới, tránh được hàng rào bảo hộ ngày càng tinh vi mà các nước đang áp dụng hiện nay; là thời cơ để các doanh nghiệp mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, cĩ điều kiện học tập kinh nghiệm cũng như phương pháp quản lý tiên tiến của các nước trên thế giới. Khi thị phần trong nước đã nắm vững thì doanh nghiệp cần khơng hài lịng với bản thân và khơng thỏa mãn với những gì mình cĩ để mạnh dạn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Và, đĩ cũng chính là lý do để luận án với đề tài nghiên cứu này ra đời.

Qua quá trình nghiên cứu, luận án đi đến một số kết luận sau đây:

Một, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài

để làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu. Tác giả cũng đã trình bày tính tất yếu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, những nhân tố thúc đẩy và lợi ích của hoạt động này đối với các nước đang phát triển như Việt Nam;

Hai, tác giả đã nghiên cứu kinh nghiệm đầu tư trực tiếp ra nước ngồi của

Ba, tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cĩ những điểm mạnh cần phát

huy cả về chính sách, pháp luật và cơng tác quản lý nhà nước cũng như từ nội lực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam;

Bốn, những khĩ khăn, hạn chế cần phải nhanh chĩng khắc phục được chỉ ra

gồm 6 hạn chế thuộc về chính sách, pháp luật, cơng tác quản lý nhà nước và 13 hạn chế, khĩ khăn từ phía doanh nghiệp;

Năm, thơng qua kết quả điều tra 165 doanh nghiệp, luận án đã khắc họa

được sự sẵn sàng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của cộng đồng doanh nghiệp, đây cũng chính là cơ sở cho việc đề xuất hệ thống giải pháp thúc đẩy hoạt động này;

Sáu, xác định rõ 6 quan điểm về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Theo đĩ, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phải trở thành một chiến lược cần cĩ, một phương thức khơng thể thiếu được ở một quốc gia thực hiện chính sách mở cửa để hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam;

Bảy, trên cơ sở 6 quan điểm đối với hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,

luận án cũng đã cĩ 6 dự báo về khả năng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của doanh nghiệp trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng vào đời sống kinh tế quốc tế, nhất là sau khi trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới;

Tám, để biến khả năng thành hiện thực thì bản thân các doanh nghiệp cần phải vượt qua “mặc cảm” khơng đủ năng lực ra nước ngồi đầu tư. Chính sự tự ti quá đáng và thiếu niềm tin về bản thân mình, đã khiến nhiều doanh nghiệp lỡ mất cơ hội. Trên trường quốc tế, nếu biết cách kinh doanh và quản lý chiến lược thì chúng ta vẫn luơn cĩ cơ hội để phát triển;

Chín, song song với những nỗ lực của doanh nghiệp, chính phủ cần gấp rút

xây dựng một kế hoạch chiến lược tổng thể về đầu tư ra nước ngồi và xem đây là con đường tất yếu để Việt Nam giành quyền chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Đồng thời, sớm tạo ra khuơn khổ pháp lý thơng thống và phù hợp với thơng lệ quốc tế, cũng như những cơ chế, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, để cĩ thể phát huy tốt nhất lợi thế so sánh của Việt Nam.

Kết thúc quá trình nghiên cứu để thực hiện luận án tiến sĩ kinh tế này, tác giả tin tưởng rằng, với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề xuất trong luận án, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài sẽ là bước đột phá mới và quan trọng, gĩp phần phát triển kinh tế đất nước; đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, sút giảm xuất khẩu và đầu tư hiện nay./-

Một phần của tài liệu chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 171 - 175)