hơn. Đối với Việt Nam, điều này cĩ nghĩa là đẩy mạnh cải cách kinh tế. Một cuộc khủng hoảng cũng thường tạo ra các cơ hội nhằm cải thiện nhanh hơn và vượt qua sức ì nội tại cản trở đổi mới. Việt Nam cần biến cuộc khủng hoảng toàn cầu này thành cơ hội giải quyết các điểm yếu trong cạnh tranh của mình.
Như vậy, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu này, Việt Nam cũng cần phải cĩ một chiến lược đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho riêng mình. Lập chiến lược chẳng qua là việc chọn lựa làm sao để một tổ chức trở nên độc đáo và phát triển hiệu quả lợi thế cạnh tranh. Ở Việt Nam hiện tại, cĩ quá nhiều tư duy ngắn hạn nhằm ứng phĩ với các cơ hội ngắn hạn. Vì thế, doanh nghiệp và chính phủ cần chú trọng nhiều hơn đến các lợi thế cạnh tranh dài hạn. Theo đuổi một chiến lược đúng đắn cũng bao gồm nội hàm tạo ra cơ hội và giảm thiểu mối nguy.
3.3. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam 3.3.1. Nhĩm giải pháp về chiến lược, chính sách của nhà nước 3.3.1. Nhĩm giải pháp về chiến lược, chính sách của nhà nước
3.3.1.1. Xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư ra nước ngoài nước ngoài
Ở nhiều nước đang phát triển, đầu tư ra nước ngồi nhằm mục đích hợp tác để khắc phục nguồn vốn thiếu hụt, tận dụng cơng nghệ và chất xám của nước ngoài, học hỏi kinh nghiệm quản lý... phục vụ cho cơng cuộc phát triển kinh tế trong nước. Do đĩ, Chính phủ (thơng qua Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cần xây dựng kế hoạch chiến
lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư ra nước ngoài. Chiến lược đĩng vai trị là kim chỉ nam cho quản lý của nhà nước và việc xác định kế hoạch đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp. Dựa trên chiến lược này nhà nước sẽ thiết lập các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư ra nước ngồi trong từng thời điểm và lĩnh vực cụ thể. Bản kế hoạch chiến lược cũng cần vạch rõ mục tiêu trong từng giai đoạn nhất định, đảm bảo cho các doanh nghiệp an tâm đầu tư lâu dài. Bản kế hoạch phải kết hợp chặt chẽ việc thu hút đầu tư trực tiếp vào trong nước với hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong phát triển tổng thể chung của quốc gia. Việc xây dựng một kế hoạch chiến lược tổng thể về đầu tư ra nước ngồi là biện pháp quan trọng của mở cửa trong giai đoạn mới và đây là con đường tất yếu để Việt Nam giành quyền chủ động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu vĩ mơ của chiến lược là thúc đẩy điều chỉnh kết cấu kinh tế và phân bổ nguồn lực, tăng cường động lực để phát triển nền kinh tế an tồn và bền vững. Thơng qua chiến lược này, Việt Nam xác định phải bước nhanh ra thị trường quốc tế bằng cách tăng cường hợp tác khai thác, lợi dụng triệt để nguồn tài nguyên cũng như thị trường của nước ngồi để bổ sung sự thiếu hụt về tài nguyên, thị trường của mình và từ đĩ mở rộng hơn nữa khơng gian cho phát triển kinh tế. Với chiến lược đẩy mạnh sao cho đầu tư ra nước ngoài phát triển tương xứng với thu hút đầu tư vào trong nước, Việt Nam sẽ tìm cách xuất khẩu ra nước ngồi những yếu tố sản xuất cĩ cơng nghệ, kỹ thuật và chất lượng sản phẩm nhất định ở một số ngành trong nước, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu năng lượng, tập trung đầu tư phát triển những ngành sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, trình độ khoa học cơng nghệ tiên tiến, đảm bảo cho phát triển kinh tế của đất nước dần đi vào chiều sâu [5].
Hiện nay, ưu tiên hàng đầu đối với chiến lược tổng thể cấp quốc gia về đầu tư ra nước ngoài là tập trung cải cách thể chế kinh tế để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phấn đấu từng bước trở thành những cơng ty xuyên quốc gia cĩ sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế. Đồng thời, các nội dung liên quan đến doanh nghiệp cũng cần chú ý khi xây dựng chiến lược, gồm: mối quan hệ giữa nhà nước và doanh nghiệp, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cơ chế quản lý và phương hướng đề ra chính sách...