luật về đấu giá quyền sử dụng đất cho nhân dân
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vị trí vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả THPL trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung, trong THPL về ĐGQSDĐ nói riêng. Thực tế trong những năm qua, những bất cập hạn chế, những vụ vi phạm trong THPL về ĐGQSDĐ ở nước ta cũng như ở các tỉnh BTB có một phần nguyên nhân là do chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật. Để khắc phục những hạn chế, bất cập này trong thời gian tới một mặt Nhà nước cần phải nổ lực xây dựng và hoàn thiện pháp luật về ĐGQSDĐ, mặt khác phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ĐGQSDĐ để các tổ chức, cá nhân nhất là các chủ thể có nhu cầu ĐGQSDĐ hiểu rõ những quy định của pháp luật về nội dung, hình thức, trình tự thủ tục, quyền và nghĩa vụ của mình để nghiêm túc thực hiện. Do vậy, trong thời gian tới trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, ở các tỉnh BTB cần chú ý thực hiện đồng bộ các nội dung sau:
- Căn cứ vào từng loại đối tượng (như người tham gia đấu giá, người điều hành đấu giá, người có QSDĐ đưa ra đấu giá), điều kiện, hoàn cảnh (đấu giá ở nông thôn hay đấu giá ở khu vực đô thị) để có những biện pháp, nội dung, hình thức tuyên truyền phổ biến pháp luật về ĐGQSDĐ phù hợp.
- Kết hợp đồng bộ giữa tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ĐGQSDĐ với tuyên truyền, phổ biến về pháp luật nói chung, đặc biệt chú trọng những lĩnh vực pháp luật có liên quan như: Pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai, pháp luật về hành chính, pháp luật về thương mại, pháp luật về quản lý tài sản nhà nước
- Cần quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao trình độ văn hoá pháp lý cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước, bởi vì họ là
những người được trực tiếp hay gián tiếp tham gia QLNN đối với các lĩnh vực và có liên quan đến việc ĐGQSDĐ. Do vậy, ở mức độ khác nhau đều có liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ của công dân, tác động trực tiếp đến ý thức pháp luật của công dân, đến trật tự pháp luật.
- Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về ĐGQSDĐ cần được tiến hành thường xuyên, liên tục với hình thức phong phú, đa dạng khác nhau như tuyên truyền miệng, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, qua các cuộc thi tìm hiểu về ĐGQSDĐ, sinh hoạt câu lạc bộ, tủ sách pháp luật, mạng Internet. Đặc biệt cần có sự vào cuộc của các tổ chức trong hệ thống chính trị như Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, Trung tâm tư vấn pháp luật để những quy định của pháp luật về ĐGQSDĐ đến được với nhân dân. Khi người dân đã hiều biết về các quy định của pháp luật về ĐGQSDĐ cũng như các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình tham gia ĐGQSDĐ, thì sẽ tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật trong quá trình THPL về ĐGQSDĐ.
- Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng pháp luật về ĐGQSDĐ cho cán bộ, học viên các Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện. Do đặc thù các học viên đến học tập ở đây đều là đội ngũ cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cơ sở, nên việc nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức thực hiện pháp luật về ĐGQSDĐ ở các Trường Chính trị tỉnh, trung tâm Bồi dưỡng Chính trị cấp huyện là một kênh quan trọng để nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho cán bộ, đảng viên các tỉnh BTB.
Có thể nói rằng, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về ĐGQSDĐ sẽ góp phần cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức có chức năng THPL về ĐGQSDĐ; của các tầng lớp nhân dân về ĐGQSDĐ. Trên cơ sở đó việc THPL về ĐGQSDĐ đưa lại hiệu quả cao hơn. Cán bộ, viên chức, đấu giá viên THPL trong việc tổ chức, điều hành đấu giá được chính xác, hiệu quả và người tham gia đấu giá sẽ chấp hành nghiêm túc các quy định về ĐGQSDĐ, hạn chế được tình trạng vi phạm pháp luật trọng ĐGQSDĐ .
Kết luận chương 4
Từ các kết quả nghiên cứu tại chương 4, tác giả rút ra kết luận như sau: Bảo đảm THPL về ĐGQSDĐ là một yêu cầu tất yếu khách quan. Để thực hiện tốt yêu cầu này cần quán triệt các quan điểm, những tư tưởng chỉ đạo trong quá trình ĐGQSDĐ. Đây là tư tưởng xuyên suốt, định hướng cho việc ban hành các chính sách, các văn bản QPPL của Nhà nước, là cơ sở quan trọng trong THPL về ĐGQSDĐ.
Quán triệt các quan điểm trên, bảo đảm THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB cần được tiến hành với nhiều giải pháp đồng bộ như hoàn thiện quy định pháp luật về ĐGQSDĐ của Trung ương và các tỉnh BTB, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ đấu giá viên, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn giản hoá thủ tục về ĐGQSDĐ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về ĐGQSDĐ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ĐGQSDĐ cho nhân dân. Các giải pháp trên có mối liên hệ mật thiết với nhau, tạo thành một thể thống nhất, trong đó việc xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về ĐGQSDĐ của Trung ương và các tỉnh BTB có ý nghĩa tạo tiền đề cho THPL về ĐGQSDĐ, các giải pháp khác góp phần THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB có hiệu quả.
Để THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB có hiệu quả đòi hỏi các giải pháp nên trên cần được tiến hành một cách đồng bộ với quyết tâm cao của toàn xã hội. Trong đó vai trò thực hiện chủ yếu là các đấu giá viên, các tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ĐGQSDĐ. Các quan điểm và giải pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng lẫn nhau. Các quan điểm chỉ phát huy hiệu quả trên thực tế khi giải pháp được thực hiện nghiêm túc và ngược lại các giải pháp chỉ đạt kết quả cao khi được chỉ đạo bởi các quan điểm đúng đắn nhằm THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB có hiệu lực, hiệu quả.
KẾT LUẬN
Đấu giá quyền sử dụng đất là một trong những thành công lớn và sự sáng tạo của các nhà lập pháp Việt Nam, được thể chế hoá từ chủ trương đổi mới toàn diện chính sách về đất đai của Đảng ta và từ nhu cầu của thực tế cuộc sống. Hình thức này được Nhà nước ta chính thức thừa nhận trong Luật Đất đai năm 2003. Tuy xuất hiện chưa lâu nhưng nó đã đóng góp quan trọng trong việc tạo lập sự ổn định, minh bạch trong hoạt động giao đất, cho thuê đất; làm cơ sở để Nhà nước và xã hội xác định được giá trị xác thực của đất; giúp cho Nhà nước huy động được tối đa nguồn thu cho ngân sách, tạo vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời đây cũng là kênh huy động vốn hữu hiệu đối với người có QSDĐ, là cách thức để Nhà nước khơi dậy khả năng đang tiềm ẩn của đất đai.
Nghiên cứu đề tài THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB Việt Nam hiện nay, luận ánđã trình bày một số vấn đề lý luận như khái niệm, hình thức THPL về ĐGQSDĐ, nêu lên được vai trò THPL về ĐGQSDĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đối với việc phát triển thị trường bất động sản. Trên cơ sở đó, luận án cũng phân tích những đặc điểm và các hình thức THPL về ĐGQSDĐ. Đồng thời xác định những chủ thể, nội dung THPL về ĐGQSDĐ, các điều kiện nhằm đảm bảo THPL về ĐGQSDĐ như đảm bảo về pháp luật, về con người cũng như về cơ sở vật chất, tài chính. Bên cạnh đó luận án cũng đã nêu lên việc THPL về đấu giá đất đai, tài sản của một số nước trên thế giới, những bài học, kinh nghiệm có thể vận dụng vào THPL về ĐGQSDĐ ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Luận án đánh giá thực trạng THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB trong những năm vừa qua nêu lên những kết quả đạt được trong việc xác định giá khởi điểm, điều hành đấu giá, trong phê duyệt kết quả đấu giá, trong việc phối kết hợp của các cơ quan hữu quan. Tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức
tham gia ĐGQSDĐ. Bên cạnh đó luận án cũng nêu lên những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong quá trình THPL về ĐGQSDĐ như vướng mắc về quy định của pháp luật, về cơ chế chính sách, về điều kiện cơ sở vật chất, cũng như việc vi phạm pháp luật trong ĐGQSDĐ. Luận án đã đi sâu phân tích nguyên nhân đạt được và nguyên nhân của sự yếu kém của quá trình THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB trong thời gian qua. Đây là cơ sở quan trọng để đề xuất các giải pháp ở Chương 4.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đã phân tích làm rõ việc đảm bảo THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB là một yếu cầu khách quan. Đồng thời, luận án đã nêu lên các quan điểm mang tính nguyên tắc, là cơ sở và là nền tảng cho việc xây dựng các giải pháp THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới. Trên cơ sở nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò công tác ĐGQSDĐ đối với phát triển kinh tế xã hội các tỉnh BTB, tác giả đã đề xuất một hệ thống giải pháp bảo đảm THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB. Như giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về ĐGQSDĐ, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về ĐGQSDĐ cho nhân dân, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất của đội ngũ đấu giá viên, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đơn giản hoá thủ tục về ĐGQSDĐ, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết và xử lý nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật về ĐGQSDĐ, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Các giải pháp nêu lên có mối quan hệ thống nhất với nhau, để thực hiện có hiệu quả việc THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB cần phải thực hiện đồng bộ tất cả các giải pháp trên, từ đó tạo điều kiện để các chủ thể tham gia ĐGQSDĐ, tạo ra nguồn thu ngân sách cho Nhà nước, là nguồn lực nhằm phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh Bắc Trung Bộ trong thời gian tới.