Các hình thức thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất Nghiên cứu THPL về ĐGQSDĐ cho thấy có những hình thức biểu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 37)

đất Nghiên cứu THPL về ĐGQSDĐ cho thấy có những hình thức biểu hiện sau: Thứ nhất, tuân thủ pháp luật về ĐGQSDĐ: Là một hình thức THPL,

trong đó các cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ ĐGQSDĐ kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm.

Hình thức THPL này chủ yếu với các quy định bắt buộc, cấm đoán như đối với các chủ thể tham gia quan hệ ĐGQSDĐ, đối với quá trình đấu giá và đối với QSDĐ đưa ra đấu giá. Chẳng hạn, theo quy định tại Điều 13 Nghị định 17/2010/NĐ-CP đối với đấu giá viên có những hành vi bị cấm sau: Cho thuê,

cho mượn hoặc cho các tổ chức, cá nhân khác sử dụng chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình để thực hiện các hoạt động đấu giá; nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích nào từ người có tài sản bán đấu giá ngoài khoản tiền phí đấu giá và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng; lợi dụng trách nhiệm, quyền hạn để thông đồng với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích vụ lợi.

Thứ hai, thi hành pháp luật về ĐGQSDĐ: Là một hình thức THPL, trong đó các chủ thể tham gia quan hệ ĐGQSDĐ thực hiện nghĩa vụ của mình được pháp luật quy định bằng hành động tích cực.

Trong hình thức này, các chủ thể tập trung thực hiện các quy định về những nghĩa vụ cụ thể trong tổ chức và tham gia ĐGQSDĐ, hình thức này được thực hiện bằng hành động tích cực. Ví dụ, theo quy định tại Điều 18 Nghị định 17/2010/NĐ-CP đối với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp có các nghĩa vụ như: Ban hành nội quy bán đấu giá tài sản phù hợp với quy định của pháp luật; yêu cầu người có tài sản bán đấu giá giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá trong trường hợp người có tài sản bán đấu giá đang trực tiếp quản lý tài sản đó và thực hiện quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

Để thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, đấu giá viên và các chủ thể khác phải chủ động, tích cực thực hiện các nghĩa vụ đã được pháp luật quy định.

Thứ ba, sử dụng pháp luật về ĐGQSDĐ: Là một hình thức THPL, trong đó, các chủ thể ĐGQSDĐ tích cực, chủ động thực hiện các quyền của mình theo quy định pháp luật về ĐGQSDĐ. Khác với hình thức thi hành pháp luật về ĐGQSDĐ, ở hình thức này, các chủ thể như các tổ chức đấu giá, các tổ chức, cá nhân tham gia ĐGQSDĐ có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình, có quyền lựa chọn phương thức thực hiện quyền đó chứ không bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ quy định tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp có quyền: Yêu cầu người có tài sản bán đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản bán đấu giá; yêu cầu người có tài sản bán đấu giá thanh toán phí, chi phí bán đấu giá tài sản và thực hiện các nghĩa vụ khác được xác định trong hợp đồng bán đấu giá tài sản.

Thứ tư, áp dụng pháp luật về ĐGQSDĐ: Là một hình thức THPL, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền như Sở Tư pháp, Trung tâm phát triển Quỹ đất, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản, Sở Tài chính, Hội đồng đấu giá trong trường hợp đặc biệt, theo thẩm quyền của mình được pháp luật quy định, căn cứ vào các QPPL về đất đai, về ĐGQSDĐ, các lĩnh vực liên quan để ra các quyết định (văn bản áp dụng pháp luật) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể trong lĩnh vực ĐGQSDĐ.

Khác với các hình thức THPL trên, áp dụng pháp luật về ĐGQSDĐ luôn có sự tham gia của Nhà nước với các mức độ khác nhau. Đây là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước với những trình tự, thủ tục chặt chẽ. Trong thực tiễn ĐGQSDĐ thường xuyên xuất hiện nhiều tình huống có vấn đề mà các cơ quan, tổ chức phải giải quyết, do vậy đòi hỏi người áp dụng pháp luật trong lĩnh vực ĐGQSDĐ phải có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật ĐGQSDĐ, pháp luật về đất đai và các lĩnh vực liên quan để áp dụng đúng đắn pháp luật về ĐGQSDĐ. Bởi vì áp dụng pháp luật về ĐGQSDĐ là hoạt động phức tạp, liên quan nhiều lĩnh vực, có ảnh hưởng lớn đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình áp dụng pháp luật, nên đòi hỏi hoạt động này phải thận trọng, chính xác và dựa trên các quy định của pháp luật đấu giá và pháp luật đất đai.

Như vậy, THPL về ĐGQSDĐ cũng như THPL nói chung đều có bốn hình thức như đã trình bày. Song đây chỉ là cách phân chia trong lý thuyết để nghiên cứu, còn trong thực tiễn THPL về ĐGQSDĐ thì các hình thức này nó đan xen vào nhau, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cụ thể như khi áp dụng pháp luật để định giá đất hoặc điều hành cuộc đấu giá thì các chủ thể đã sử dụng cả ba hình thức là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w