Đơn giản hoá thủ tục về đấu giá nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 149 - 151)

cho các chủ thể trong thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất

Thực hiện pháp luật về ĐGQSDĐ là một quy trình phức tạp, với nhiều trình tự, thủ tục. Mỗi công đoạn lại có nhiều thủ tục khác nhau như: Thủ tục xác định giá khởi điểm QSDĐ; thủ tục hợp đồng ĐGQSDĐ; thủ tục niêm yết, thông báo công khai QSDĐ đưa vào đấu giá“. Hiện nay, các thủ tục này

thường bị kéo dài, hoặc qua nhiều cơ quan gây khó khăn cho tổ chức THPL về ĐGQSDĐ, hạn chế hiệu quả của ĐGQSDĐ ở các địa phương.

Việc đơn giản hoá thủ tục, rút ngắn thời gian các thủ tục trong quá trình ĐGQSDĐ là một yêu cầu khách quan cùng với tiến trình cải cách thủ tục hành chính đã được Thủ tướng Chính phủ xác định trong Quyết định số 896/QĐ-TTg ngày 08/6/2013 phê duyệt đề án tổng thể đơn giản hoá thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận, tham gia đấu giá quyền sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân được thuận lợi, tăng tính hấp dẫn và hiệu quả của ĐGQSDĐ. Theo đó, về thủ tục xác định giá khởi điểm đối với trường hợp ĐGQSDĐ để Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, theo quy định tại Thông tư số 48/2012/TT-BTC thẩm quyền xác định giá khởi điểm là “Sở Tài chính phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xác định giá khởi điểm trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định“[7]. Với quy định trên, quá trình thực hiện đã gây ra những khó khăn nhất định cho những huyện xa trung tâm tỉnh lỵ, phải qua nhiều thủ tục không cần thiết như: Sau khi UBND cấp huyện xác định số quỹ đất đưa ra đấu giá, gửi hồ sơ đề nghị Sở Tài chính thành lập Hội đồng để xác định giá khởi điểm và trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Việc làm này vừa mất thời gian, vừa qua nhiều thủ tục. Do vậy, theo ý kiến nhiều chuyên gia cũng như qua thực tiễn ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB việc xác định giá khởi điểm, UBND cấp tỉnh nên uỷ quyền cho UBND cấp huyện. Như vậy vừa rút ngắn thời gian và rút ngắn được thủ tục tạo điệu kiện thuận lợi trong việc định giá.

Đối với thủ tục về thông báo, niêm yết công khai QSDĐ đưa vào đấu giá. Theo quy định đối với QSDĐ đưa vào đấu giá lần đầu thời gian niêm yết là 30 ngày và “Trong trường hợp tổ chức bán đấu giá lại thì trình tự, thủ tục bán đấu giá được tiến hành như đối với việc bán đấu giá lần đầu“[22]. Thực tiễn quá trình ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB cho thấy, quy định về thời gian như trên là quá dài, ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác ĐGQSDĐ. Theo ý kiến của nhân dân cần rút ngắn thời gian niêm yết xuống còn 15 ngày là vừa đủ để

các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp thực hiện các thủ tục và vừa đủ để khách hàng tìm hiểu về thửa đất đấu giá. Việc rút ngắn thời gian vừa tạo điều kiện cho nhân dân tham gia đấu giá, vừa không mất đi tính kịp thời, tính thời sự của thửa đất đưa ra đấu giá.

Thủ tục phê duyệt kết quả ĐGQSDĐ trong trường hợp cấp đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, là một thủ tục cần thiết. Theo quy định, sau khi đấu giá thành tổ chức ĐGQSDĐ chuyển giao hồ sơ đấu giá cho cơ quan được UBND cấp có thẩm quyền giao xử lý việc ĐGQSDĐ để hoàn thiện thủ tục. Sau khi hoàn thiện các thủ tục thì chuyển cho cơ quan tài chính thẩm định trước khi trình UBND cùng cấp. Văn phòng UBND soát xét lại lần cuối kết quả đã đấu giá trước khi Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt. Như vậy, việc quy định về thủ tục phê duyệt kết quả đấu giá là vô cùng phức tạp, quá nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian. Theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính hiện nay cần giảm bớt một số thủ tục không cần thiết như thủ tục chuyển giao cho cơ quan tài chính thẩm định kết quả đấu giá. Bởi vì, sau khi tổ chức đấu giá thành, tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp chuyển hồ sơ cho cơ quan được giao xử lý việc ĐGQSDĐ để xem xét trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt. Việc xem xét này đã bao hàm cả việc thẩm định kết quả đấu giá. Bên cạnh đó, Văn phòng UBND là cơ quan tham mưu trực tiếp cho Chủ tịch UBND xem xét lại hồ sơ lần cuối trước khi trình cho Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt và đây cũng như một lần thẩm định kết quả đấu giá. Do vậy, việc chuyển cho cơ quan tài chính thẩm định là việc làm không cần thiết, không phù hợp với tinh thần cải cách thủ tục hành chính trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 149 - 151)