Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)

Các tỉnh BTB bao gồm 6 tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đây là vùng lãnh thổ có địa hình độc đáo, với đặc điểm về điều kiện tự nhiên khác biệt so với các khu vực khác trong cả nước. Với vị trí địa lý: Phía Bắc giáp vùng Đồng bằng Sông Hồng, phía Tây là dãy Trường Sơn tiếp giáp với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông, phía Nam giáp vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ.

Bắc Trung Bộ có vị trí thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong cả nước và quốc tế với hệ thống nhiều đường giao thông quan trọng như đường Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh và đường sắt Bắc Nam chạy dọc qua cả 6 tỉnh, nhiều tuyến đường ngang Đông Tây nối các cảng biển Việt Nam với nước bạn Lào (đường 7, đường 8, đường 9, đường 12 và đường 29). Đây là nơi giao thoa giữa Miền Bắc và Miền Nam Việt Nam, có điều kiện tốt để hội tụ những tiến bộ khoa học kỹ thuật của cả hai miền đất nước.

Các tỉnh BTB có diện tích đất tự nhiên là 5.145,8 nghìn ha chiếm 15,55% diện tích đất cả nước, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 878 nghìn ha, đất lâm nghiệp 3162,3 nghìn ha, đất chuyên dùng 265,8 nghìn ha và đất ở là 109,4 nghìn ha [88]

Khu vực này có nhiều danh lam thắng cảnh hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và quốc tế như Bãi biển Sầm Sơn, Bãi biển Cửa Lò, Bãi biển Thiên Cầm, Bãi biển Nhật Lệ, Bãi biển Lăng Cô, Di sản thiên nhiên thế giới

Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẽ Bàng với hệ thống hang động kỳ vĩ “ Đặc biệt Cố đô Huế là một Di sản Văn hoá Thế giới.

Về địa hình, đây là khu vực có địa hình phức tạp, trên 70 % diện tích là đồi và núi cao. Địa hình bị chia cắt bởi các dòng sông, núi xen kẽ. Vùng đồng bằng có diện tích không lớn, do địa hình dốc từ Tây sang Đông nên đồng bằng ở khu vực này độ phì nhiêu kém. Dọc theo lãnh thổ các tỉnh đều có núi, trung du, đồng bằng ven biển và hải đảo.

Các tỉnh BTB có bờ biển dài, gắn với các cảng biển lớn thuận tiện cho vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ như cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Cửa Việt, Thuận An, Chân Mây“ Với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng cảng phục vụ vận tải, đánh cá như: Nghi Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ an), Cửa Sót, Cửa Khâu (Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Cửa Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), Thuận An (Thừa Thiên Huế) Vùng biển có thềm lục địa rộng với diện tích 92.000 km 2 và nhiều tài nguyên khoáng sản biển, nhiều đảo có khả năng nuôi trồng thuỷ hải sản, nước biển có độ mặn cao là cơ sở cho việc phát triển nghề làm muối.

Các tỉnh BTB có chế độ khí hậu đa dạng, phức tạp. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng lại chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu Đồng bằng Bắc Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Mùa mưa thường trùng với mùa bão lũ, mùa khô thường nắng nóng kéo dài, cùng với gió Phơn Tây Nam (gió Lào) dễ gây nắng nóng và hạn hán. Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng tới năng xuất, thu hoạch và đời sống dân cư.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23 0C “ 24 0C ở đồng bằng và trung du, giảm dần ở vùng cao và vùng biên giới Việt Lào chỉ còn khoảng 200C. Do ảnh hưởng của gió Phơn Tây Nam vào tháng 6,7,8 nhiệt độ thường lên cao tới 360 C đến 37 0C. Ngoài ra, lượng mưa phân bố không đều trong vùng, độ ẩm biến đổi theo mùa rõ rệt.

Nhìn chung khu vực BTB về điều kiện tự nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi, có hệ thống đường giao thông phát triển, có nhiều cảng biển, nhiều danh lam thắng cảnh, đây là điều kiện thuận tiện cho việc THPL về ĐGQSDĐ. Đây là nơi

được nhiều người chọn để làm nơi “cư ngụ“, làm ăn, sinh sống. Việc THPL về ĐGQSDĐ sẽ thu hút được rất nhiều cá nhân, tổ chức trên mọi miền Tổ quốc đến tham gia. Bên cạnh đó, cũng có nhiều điều bất lợi cho việc THPL về ĐGQSDĐ. Từ việc khó khăn cho việc đi lại của nhân dân do địa hình bị chia cắt bởi núi đồi và sông suối, địa hình dốc và hẹp, mùa hè thường khô hạn, mùa thu thường lũ lụt, dẫn đến khó khăn cho việc phát triển các tổ chức bán đấu giá ở những vùng sâu, vùng xa. Chi phí cho các cuộc tổ chức ĐGQSDĐ vùng sâu, vùng xa sẽ rất tốn kém, do vậy, các doanh nghiệp đấu giá thường chọn những nơi trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội để hành nghề. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc THPL về ĐGQSDĐ.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 82 - 84)