Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian qua

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 115)

sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ thời gian qua

Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở phần trên, THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB cũng còn một số hạn chế đó là:

Thứ nhất, về việc THPL trong định giá đất thời gian qua ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tuy đã có nhiều cố gắng, song vẫn chưa phù hợp với thị trường, giá đưa ra có khi lại quá cao, có khi lại quá thấp. Quá trình định giá vẫn còn bị tác động, không muốn nói là “lệ thuộc“ vào ý chí chủ quan của cơ quan hành chính nhà nước nên phần nào ảnh hưởng đến việc tham gia đấu giá của cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Việc định giá ở các tỉnh BTB chủ yếu là giao cho Hội đồng định giá cấp tỉnh thực hiện, để đưa ra mức giá khởi điểm thường dựa vào ý chí chủ quan của các thành viên hội đồng mà chưa có sự điều tra, xem xét một cách đầy đủ, toàn diện, khoa học, do vậy giá đưa ra chưa sát với giá thị trường, như năm 2012, 2013 thì giá khởi điểm đưa ra quá cao, ngược lại những năm 2010, 2011 giá đưa ra thấp hơn giá thị trường nhiều lần, do đó đã ảnh hưởng rất lớn đến việc THPL về ĐGQSDĐ.

Thứ hai, việc THPL về thông báo, niêm yết QSDĐ đưa ra đấu giá còn gặp khó khăn. Theo quy định của pháp luật phải niêm yết tại ba địa điểm là tại nơi tổ chức đấu giá, nơi trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và nơi có thửa đất. Qua thực tiễn THPL về ĐGQSDĐ tại các tỉnh BTB thì việc niêm yết tại nơi có thửa đất đấu giá gặp khó khăn cả về hình thức, cách thức niêm yết, đặc biệt là những khu đất xa dân cư, khu đất mới tạo ra mặt bằng“Do vậy, đa số các tỉnh BTB đều quy định việc niêm yết chỉ thực hiện hai nơi là nơi tổ chức đấu giá và nơi xã, phương, thị trấn có thửa đất đấu giá.

Thứ ba, trường hợp rút lại giá đã trả, tại Điều 38 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định việc bán đấu giá trong trường hợp người trả giá cao nhất rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được tài sản. Theo đó, người rút lại giá đã trả bị mất khoản tiền đặt trước, phiên đấu giá tiếp tục từ giá của người trả giá liền kề trước đó,

trường hợp không có người trả giá tiếp thì cuộc đấu giá không thành. Với quy định này sẽ dẫn đến trường hợp, khi người thứ nhất rút lại giá đã trả và người thứ hai tuy đã trả giá cao hơn giá khởi điểm từ vòng đấu trước nhưng không trả giá tiếp, trường hợp này cũng sẽ bị coi là cuộc đấu giá không thành. Như vậy sẽ có trường hợp xảy ra là đã có người trả giá cao hơn giá khởi điểm nhưng cuộc đấu giá vẫn không thành.

Thứ tư, so với yêu cầu THPL về ĐGQSDĐ thì số lượng doanh nghiệp đấu giá chuyên nghiệp được thành lập ở các tỉnh BTB chưa nhiều 27 doanh nghiệp, (trong đó Thanh hoá 7, Nghệ An 4, Hà Tĩnh 3, Quảng Trị 5, Thừa Thiên Huế 8). Nhiều doanh nghiệp đấu giá mới thành lập nên năng lực và kinh nghiệm của các đấu giá viên còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu trong từng cuộc đấu giá. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phân bố không đều giữa các địa phương, giữa các khu vực, tập trung chủ yếu ở trung tâm của các tỉnh nơi có điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá phát triển. Với địa hình các tỉnh BTB rất phức tạp, đi lại khó khăn nhất là các huyện miền núi nên khi tổ chức đấu giá tại những nơi vùng núi, vùng sâu, vùng xa các tổ chức đấu giá sẽ gặp rất nhiều khó khăn từ việc chi phí, đi lại, tốn nhiều thời gian cho đến thực hiện các thủ tục để tiến hành đấu giá.

Với nguyên tắc trong quá trình THPL về ĐGQSDĐ là tất cả các cuộc đấu giá đều có đấu giá viên điều hành, song hiện tại số đấu giá viên ở các tỉnh BTB đang còn ít, khó có thể đảm nhiệm được nhiệm vụ. Chỉ tính riêng ĐGQSDĐ thì cũng không đảm bảo được yêu cầu, cụ thể ở tỉnh Quảng Bình chỉ có 03 đấu giá viên phải điều hành tất cả các cuộc ĐGQSDĐ của 8 huyện, thị xã, thành phố, 159 xã phường, thị trấn hoặc tỉnh Quảng Trị chỉ có 9 đấu giá viên nhưng có tổng số 10 huyện, thành phố, thị xã, giả sử tất cả xã, phường, thị trấn trong các huyện, thị xã, thành phố cùng một lúc tổ chức ĐGQSDĐ thì với số lượng đấu giá viên đó không thể đáp ứng được yêu cầu về ĐGQSDĐ, chưa nói đến việc đấu giá các loại tài sản khác như tài sản xử lý vi phạm hành chính, tài sản nhà nước“

Thứ năm, về trình độ chuyên môn, “phần lớn đấu giá viên chưa qua đào tạo nghề, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu công việc“[13], đội ngũ đấu giá viên các tỉnh BTB cũng trong tình trạng đó, nhiều

đấu giá viên được miễn đào tạo nghề đấu giá, ít được bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, nên mặc dù là những người có kinh nghiệm trong công tác song vẫn còn gặp lúng túng trong quá trình THPL, nhất là khi điều hành ĐGQSDĐ. Đây là bài toán nan giải, khó khăn cho sự phát triển đội ngũ đấu giá viên các tỉnh BTB trong thời gian tới.

Thứ sáu, đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về bán đấu giá tài sản trong Sở Tư pháp các tỉnh BTB còn hạn chế về số lượng, mỗi tỉnh chỉ bố trí 01 người. Với số lượng hạn chế, song nhiệm vụ thì ngày càng tăng nên thời gian dành cho công tác kiểm tra việc tuân thủ, chấp hành pháp luật trong ĐGQSDĐ còn ít. Vì vậy, mặc dù hiện tại quá trình THPL về ĐGQSDĐ vẫn còn những hạn chế như tình trạng cò mồi, thông đồng, dìm giá, song sự vào cuộc của các cơ quan QLNN chưa quyết liệt nên việc phát hiện vụ việc vi phạm pháp luật trong ĐGQSDĐ còn hạn chế. Bên cạnh đó, tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm vẫn còn. Đa số vụ việc được phát hiện và đưa ra xử lý là qua sự phát hiện của nhân dân, của các cơ quan tố tụng, còn qua kiểm tra, thanh tra chủ yếu là “xử lý nội bộ“, do vậy phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả công tác THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB.

Cơ quan QLNN có thẩm quyền chưa có cơ chế giám sát việc THPL của đấu giá viên, chế độ kiểm tra chưa thường xuyên, sâu sát; thiếu thông tin về hoạt động thường xuyên của đấu giá viên nên không nắm được tình hình hoạt động, đặc biệt là các đấu giá viên làm việc trong các doanh nghiệp bán đấu giá tài sản. Từ việc quản lý đội ngũ đấu giá viên chưa chặt chẽ nên có nhiều trường hợp mặc dù đấu giá viên vi phạm các quy định phải bị thu hồi chứng chỉ hành nghề đấu giá như: Không làm việc thường xuyên tại các tổ chức đấu giá chuyên nghiệp; không hoạt động trong lĩnh vực bán đấu giá tài sản; không điều hành đấu giá trong vòng một năm nhưng vẫn không phát hiện để đề nghị Bộ Tư pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Thứ bảy, doanh nghiệp bán đấu giá tài sản được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Do vậy, để các doanh nghiệp THPL về ĐGQSDĐ nghiêm minh có hiệu quả thì cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan. Song hiện nay sự phối hợp giữa các cơ quan nhà

nước còn lõng lẽo, thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, quy định điều kiện để thành lập doanh nghiệp bán đấu giá quá dễ dàng, thông thoáng, do vậy việc thành lập doanh nghiệp một cách tràn lan, khó khăn trong quá trình quản lý của các cơ quan nhà nước.

Kinh nghiệm của các nước trên thế giới, để quản lý có hiệu quả các tổ chức nghề nghiệp thì cần thực hiện tốt việc kết hợp giữa QLNN và quản lý theo chế độ tự quản của tổ chức nghề nghiệp. Đối với nước ta hiện nay do Hiệp hội đấu giá chưa được thành lập (Hiệp hội đấu giá là tổ chức tự quản của đấu giá viên nhằm bảo vệ quyền, lợi ích của đấu giá viên, giám sát việc tuân theo pháp luật, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ đấu giá viên), nên thiếu cơ chế tự quản của các tổ chức xã hội “ nghề nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp của đội ngũ đấu giá viên nên phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB.

Thứ tám, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB mặc dù đã được chính quyền các cấp quan tâm, chỉ đạo song vẫn chưa thường xuyên, chất lượng chưa cao, số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật am hiểu về lĩnh vực ĐGQSDĐ còn ít, trong quá trình tuyên truyền thường dàn trải, ít đi vào chiều sâu nên hiệu quả đưa lại chưa cao.

Một số tổ chức, cá nhân ở các tỉnh BTB nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò của việc THPL về ĐGQSDĐ nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức đấu giá và đấu giá viên hoạt động. Mặc dù đã có Nghị định số 17/2010/NĐ-CP quy định là việc ĐGQSDĐ phải giao cho tổ chức đấu giá chuyên nghiệp điều hành, song một số địa phương vẫn cố tình tìm ra lý do để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho Sở Tài chính và các huyện thành lập hội đồng ĐGQSDĐ (như cơ chế cũ).

Thứ chín, việc xử lý đối với hành vi vi phạm trong ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB còn những khó khăn, bất cập. Chủ thể có thẩm quyền xử lý, vi phạm trong lĩnh vực tư pháp chỉ có thanh tra Sở Tư pháp, song hiện nay số lượng cán bộ thanh tra các Sở Tư pháp còn mỏng (Thanh Hoá 03 người, Nghệ An 04 người, Hà Tĩnh 02 người, Quảng Bình 02 người, Quảng Trị 01 người và Thừa Thiên Huế 3 người). Bên cạnh đó, để phát hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực ĐGQSDĐ cũng gặp không ít khó khăn, cần có chứng cứ cụ thể, rõ ràng. Song sự vi phạm trong ĐGQSDĐ ngày càng tinh vi, nếu không có kỹ năng, nghiệp

vụ thì rất khó để phát hiện, có những cuộc ĐGQSDĐ trước khi tổ chức đấu giá đã có sự dàn xếp, thông đồng của những người tham giá đấu giá khi vào đấu giá chỉ là hình thức, chỉ là “màn diễn“ để che mắt các cơ quan chức năng. Do vậy, để phát hiện vi phạm này nếu không có sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành, đặc biệt là cơ quan công an thì sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, thời gian qua việc phối hợp giữa các cơ quan chưa thật chặt chẽ, chưa tạo được một cơ chế hữu hiệu trong sự phối hợp giữa các cơ quan nên dù dư luận về việc thông đồng, dìm giá nhiều nhưng việc phát hiện các vụ vi phạm vẫn còn khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 111 - 115)