Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ phải gắn với việc mở rộng hợp tác quốc tế

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 130 - 132)

Bắc Trung Bộ phải gắn với việc mở rộng hợp tác quốc tế

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, việc mở cửa hội nhập với các quốc gia khác trên thế giới là điều tất yếu và ngày càng được đẩy mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng đó, thời gian qua, đặc biệt từ khi đổi mới đến nay Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về vấn đề hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã nêu: Phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia và định hướng XHCN. Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hoà bản sắc văn hoá,

truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của pháp luật. Và một trong những quan điểm của Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 là cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đạt được của nền tư pháp xã hội chủ nghĩa Việt Nam; tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế; đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội tương lai.

Từ quan điểm chỉ đạo trên, thời gian qua nước ta đã tích cực chủ động hội nhập quốc tế, đã ký kết nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương trong lĩnh vực thương mại. Những sự kiện quan trọng đánh dấu những bước phát triển trong việc hội nhập quốc tế là Việt Nam gia nhập ASEAN, ký hiệp định thương mại Việt “ Mỹ và chính thức tham gia vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Những sự kiện đó đã chứng minh rõ nét xu thế và quyết tâm cao của Việt Nam muốn gia nhập sâu vào kinh tế khu vực và trên toàn thế giới.

Trong quá trình hội nhập, Nhà nước ta đã ban hành, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách kinh tế - xã hội và từng bước đổi mới, hoàn thiện các văn bản QPPL như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật Thương mại, Luật Đất đai, Luật Dân sự“ tạo môi trường pháp lý thông thoáng cho các cá nhân, tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư vào quan hệ “làm ăn“ với nước ta. Trong đó, THPL về ĐGQSDĐ đã được chú trọng đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho một số tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia ĐGQSDĐ. Việc THPL về ĐGQSDĐ với mục đích khuyến khích, thúc đẩy các tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình THPL về ĐGQSDĐ vẫn còn những hạn chế, bất cập như chưa có hướng dẫn cụ thể về điều kiện, tiêu chí cũng như trình tự, thủ tục trong quá trình tổ chức ĐGQSDĐ khi có cá nhân, tổ chức người nước ngoài tham gia đấu giá. Vì vậy, để THPL về ĐGQSDĐ ở Việt Nam nói chung, các tỉnh BTB nói riêng phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế trước hết cần nghiên cứu tiếp thu những quy định hợp lý từ việc bán đấu giá tài sản các nước. Trên cơ sở đó, ban hành, sửa đổi các quy định pháp luật về ĐGQSDĐ; cải cách thủ tục hành chính, các thủ tục, điều kiện

cũng như trình tự thủ tục THPL về ĐGQSDĐ để đảm bảo công khai, minh bạch cụ thể, tạo điều kiện để cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia ĐGQSDĐ; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và sự tham gia của người dân vào tiến trình phát triển đất nước, trong đó có quán triệt quan điểm hội nhập kinh tế quốc tế để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong quá trình ĐGQSDĐ của cá nhân, tổ chức, các chủ đầu tư nước ngoài, đảm bảo lợi ích của người trúng ĐGQSDĐ và lợi ích của Nhà nước Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự hội nhập của nước ta và các nước trên thế giới.

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 130 - 132)