Những kinh nghiệm thực hiện pháp luật trong bán đấu giá đất đai, tài sản ở một số nước trên thế giới có thể vận dụng vào đấu

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 82)

đất đai, tài sản ở một số nước trên thế giới có thể vận dụng vào đấu giá quyền sử dụng đất

Nghiên cứu THPL về bán đấu giá đất đai, tài sản ở một số nước trên thế giới chúng ta có một số nhận xét và rút ra những kinh nghiệm có thể vận dụng trong việc ĐGQSDĐ ở nước ta nói chung ở các tỉnh BTB nói riêng đó là:

Thứ nhất, phần lớn các nước đã ban hành luật về bán đấu giá với tư cách là một đạo luật độc lập như: Luật về Bán đấu giá tài sản (Trung Quốc), Luật về Bán đấu giá công khai của Canada (tỉnh Alberta), Bộ luật Thương mại và những đặc biệt về kiểm soát (Nhật Bản). Một số nước quy định đấu giá là một chế định pháp luật trong luật chuyên ngành như: Thái Lan quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, Cộng hoà liên bang Đức quy định trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự, Pháp quy định trong Bộ luật Dân sự và Bộ luật Thương mại, Bang Florida (Hoa Kỳ) quy định trong đạo luật Florida.

Pháp luật về đấu giá đất đai, tài sản là một bộ phận cấu thành của pháp luật dân sự, kinh tế, do vậy việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đấu giá

đất đai, tài sản là một tất yếu của nền kinh tế thị trường. Việc xây dựng một đạo luật về đấu giá là vô cùng cần thiết. QSDĐ là một loại tài sản đặc biệt, với vai trò to lớn của việc ĐGQSDĐ đem lại cần phải quy định thành một chế định cụ thể trong Luật Bán đấu giá tài sản. Chế định về ĐGQSDĐ tập hợp tất cả các quy định còn nằm rải rác trong các văn bản QPPL khác nhau như trong Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP, Luật Quản lý tài sản nhà nước, Luật Thi hành án dân sự “ làm cơ sở pháp lý thống nhất trong việc thực hiện pháp luật về ĐGQSDĐ.

Thứ hai, về người điều hành đấu giá

Trong quá trình bán đấu giá thì người điều hành cuộc đấu giá là hết sức quan trọng. Vì muốn điều hành cuộc đấu giá tốt bên cạnh có trình độ hiểu biết về pháp luật thì phải có kỹ năng điều hành cuộc bán đấu giá. Kinh nghiệm của các nước như ở Trung Quốc bên cạnh yêu cầu điều kiện phải có bằng tốt nghiệp đại học và kinh nghiệm chuyên môn trong đấu giá, đã làm việc trong doanh nghiệp bán đấu giá từ hai năm trở lên và cần phải tham gia kỳ thi tuyển chọn đấu giá viên do hiệp hội bán đấu giá tổ chức; Bang Florida quy định người muốn có giấy phép hành nghề đấu giá viên đều phải trải qua kỳ thi viết do Uỷ ban đấu giá phê chuẩn và đấu giá viên phải trải qua thời gian tập sự hành nghề ít nhất là một năm. Vì vậy, kinh nghiệm rút ra cho chúng ta là cần phải quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn của đấu giá viên, bên cạnh những tiêu chuẩn về trình độ pháp luật, phải trải qua khoá đào tạo nghiệp vụ đấu giá, có thời gian tập sự ở các tổ chức đấu giá thì hiểu biết về xã hội, kỹ năng điều hành đấu giá cũng là tiêu chuẩn quan trọng của các đấu giá viên cần được xem xét để quy định cho phù hợp.

Thứ ba, về thủ tục đấu giá cần công khai rộng rãi quy trình, đơn giản hoá thủ tục và mở rộng các hình thức đấu giá, với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho những người có nhu cầu tham gia đấu giá như quy định trả giá bằng thư qua đường bưu điện, có thể không cần thiết phải có mặt tham dự cuộc đấu giá. Hình thức trả giá trong suốt thời gian đã định (Nhật Bản) là một trong những hình thức đem lại hiệu quả rất cao, tạo điều kiện cho mọi người có nhu cầu đều

tham gia, hạn chế được tình trạng thông đồng, dìm giá. Do vậy, cần nghiên cứu để có sự vận dụng, quy định về hình thức ĐGQSDĐ ở nước ta cho phù hợp.

Thứ tư, về tổ chức bán đấu giá

Theo quy định của các nước, việc bán đấu giá đất đai, tài sản phải được thực hiện bởi doanh nghiệp có chức năng bán đấu giá được Nhà nước thừa nhận như: Luật về bán đấu giá tài sản của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa quy định: người bán đấu giá là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được thành lập để tiến hành hoạt động bán đấu giá; Đạo luật Florida (Mỹ) năm 2003 cũng quy định: việc đấu giá được thực hiện bởi các công ty đấu giá. Đạo luật về Bán đấu giá công khai của Canada cũng quy định: việc bán đấu giá được thực hiện bởi “người kinh doanh bán đấu giᓠlà cá nhân, công ty hợp danh hoặc công ty đối vốn được thành lập có chức năng kinh doanh đấu giá. Do vậy, trong ĐGQSDĐ cần có một tổ chức làm trung gian để điều hành đấu giá, không thể giao công việc đấu giá cho các cơ quan nhà nước. Vì nếu như thế sẽ dẫn đến tình trạng “vừa thiết kế, vừa thi công“, vừa thiếu tính chuyên nghiệp vừa tạo điều kiện dễ phát sinh các hành vi tiêu cực, gây thiệt hại cho Nhà nước, cho người tham gia đấu giá. Nếu ĐGQSDĐ thông qua người bán đấu giá sẽ đảm bảo tính khách quan cũng như đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích của các bên tham gia đấu giá.

Thứ năm, về cơ quan quản lý các tổ chức bán đấu giá.

Khi xã hội càng phát triển, vấn đề đặt ra là cần quản lý chặt chẽ các tổ chức được thành lập đảm bảo các tổ chức đó vừa hoạt động theo điều lệ, tôn chỉ mục đích của tổ chức đó mà còn phải đảm bảo tuân theo quy định của pháp luật một cách nghiêm túc, đảm bảo duy trì xã hội phát triển trong một trật tự nhất định. Trong xu thế xã hội hoá các lĩnh vực công tác, Nhà nước chỉ quản lý những nội dung cơ bản, chủ yếu còn phát huy vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp và của toàn xã hội. Theo quy định của pháp luật nước ta, để quản lý các tổ chức bán đấu giá tài sản là công việc của các cơ quan hành chính nhà nước như Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch Đầu tư. Song trong điều kiện biên chế, cơ sở vật chất còn hạn chế và nhiệm vụ ngày càng được

tăng thêm nên công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các tổ chức bán đấu giá tài sản chưa đưa lại hiệu quả cao, quá trình hoạt động của các doanh nghiệp vẫn còn xảy ra tình trạng thông đồng, dìm giá, lợi dụng kẻ hở của pháp luật để lách luật. Kinh nghiệm một số nước là thành lập tổ chức quản lý về đấu giá tài sản như Hiệp hội bán đấu giá (Trung Quốc), Chủ tịch cơ quan quản lý bán đấu giá tài sản (Canada) hoặc Uỷ ban đấu giá (bang Florida, Hoa Kỳ). Vì vậy, nên thành lập một hiệp hội bán đấu giá ở nước ta, nhằm giúp cho cơ quan QLNN quản lý đối với các doanh nghiệp bán đấu giá. Tổ chức này là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, có thẩm quyền trong việc quản lý các tổ chức bán đấu giá như cấp, thu hồi giấy hành nghề của các đấu giá viên, kiểm tra hoạt động các tổ chức bán đấu giá, có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức, cá nhân, đấu giá viên nếu vi phạm pháp luật. Có như vậy mới giảm bớt công việc của cơ quan nhà nước, vừa tạo điều kiện công tác xã hội hoá về bán đấu giá tài sản, từ đó để nâng cao chất lượng công tác bán đấu giá tài sản.

Thứ sáu, về xử lý vi phạm trong THPL về bán đấu giá tài sản. Pháp luật các nước quy định có những hình thức xử lý nghiêm khắc bằng hình thức phạt tiền đối với doanh nghiệp bán đấu giá, người được uỷ quyền, người điều hành đấu giá, người tham gia đấu giá và người quản lý đối với đấu giá (Trung Quốc). Thi hành kỷ luật đối với đấu giá viên hoặc trong Bộ luật Hình sự có điều khoản quy định về tội có hành vi lợi dụng quá trình đấu giá để thông đồng, dìm giá của những người tham gia đấu giá (Pháp). Thời gian qua, pháp luật nước ta cũng quy định về việc xử lý đối với hình thức thông đồng, dìm giá và các hành vi vi phạm trong THPL về ĐGQSDĐ, song hình thức xử lý vẫn đang còn nhẹ, tiền xử lý còn thấp, do vậy tình trạng vi phạm pháp luật trong đấu giá vẫn còn xảy ra, đối với QSDĐ thì với khoản lợi nhuận thu được rất lớn qua việc thông đồng, dìm giá, vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục, điều kiện đấu giá do vậy dù có xử phạt nhưng vẫn vi phạm. Học tập kinh nghiệm của các nước, cần quy định xử lý nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm, có thể đưa vào quy định trong Bộ luật Hình sự về tội thông đồng, dìm giá, gian dối trong ĐGQSDĐ gây hậu quả nghiêm trọng. Có như thế mới đủ sức răn đe trong THPL về

Kết luận chương 2

Những vấn đề lý luận THPL về ĐGQSDĐ là cơ sở quan trọng để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp đảm bảo THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh BTB. Vì vậy, trong chương này, luận án đã tập trung đề cập những vấn đề lý luận cơ bản sau:

Xây dựng khái niệm đấu giá quyền sử dụng đất, đây là khái niệm làm cơ sở cho việc nghiên cứu các các vấn đề lý luận thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất.

Xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm các hình thức thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất đai; phân tích vai trò của thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Đặc biệt tại chương này, luận án đã nêu lên các loại chủ thể và nội dung thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất; phân tích các điều kiện đảm bảo cho thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất. Đây là một trong những cơ sở lý luận quan trọng để đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật của các nước trên thế giới để vận dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm của nước ta là rất cần thiết. Do vậy, luận án đã nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn THPL về đấu giá đất đai, tài sản của một số nước trên thế giới, từ đó tìm kiếm những giá trị có thể vận dụng trong THPL về ĐGQSDĐ ở nước ta nói chung, các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng.

Những vấn đề về lý luận như đã trình bày ở trên có mối quan hệ chặt chẽ, có tác động qua lại lẫn nhau tạo nền tảng lý luận cho việc đánh giá thực trạng. Từ đó, đề ra các định hướng, giải pháp đảm bảo THPL về ĐGQSDĐ ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(197 trang)
w