Đông-Tây
Ngôn ngữ là một sản phẩm có tính xã hội, qua ngôn ngữ tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh, chúng ta sẽ thấy đợc một xã hội Nam Bộ những thập niên đầu thế kỷ XX. Nam Bộ là một vùng đất nằm ở cuối cùng đất nớc về phía Nam, nằm trọn vẹn trong lu vực của hai dòng sông Đồng Nai và Cửu Long. Đây là một vùng đất mới của dân tộc. Ngời Việt đến khai phá vùng đất này vào khoảng thế
kỷ XVI. Cuối thế kỷ XVIII, Mạc Cửu đem ngời Trung Quốc vào lập nghiệp ở Hà Tiên. Ngời Khơ Me đến khai phá vùng này vào thế kỷ XVIII. Còn ngời Chăm thì đến định c ở đây vào thế kỷ XIX. Nam Bộ lại là nơi đầu tiên chịu ảnh hởng thống trị của ngời Pháp. Nh vậy, nói đến nền văn hóa Nam Bộ là nói đến sự giao thoa văn hóa giữa hai nền văn hóa phơng Đông và phơng Tây. Nam Bộ cũng là vùng văn hóa có nhiều tôn giáo tín ngỡng cùng đan xen tồn tại. Ngoài các tôn giáo lớn ở nớc ngoài du nhập vào nh Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hồi giáo, Nam Bộ còn có các tôn giáo tín ngỡng địa phơng nh Cao Đài, Hòa Hảo…
Bằng phơng tiện ngôn ngữ, Hồ Biểu Chánh đã dựng lên một xã hội giao thời với đầy đủ mọi hạng ngời trong xã hội, với những lối sống, cách sống, những tập tục của cả thôn quê lẫn thành thị Nam Bộ. Hồ Biểu Chánh ghi lại những cái hay, cái đẹp cũng nh chỉ ra những mặt trái, sự xấu xa của xã hội. Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chúng ta đợc sống lại với những khung cảnh, sinh hoạt hàng ngày của mọi tầng lớp ngời trong xã hội. Đó là những bác sỹ, văn sỹ, ký giả, thầy lang, thầy thuốc, thầy dây thép, thầy thông, thầy ký, ông cò, ông cò tàu, nhà buôn, thợ may, ngời bán rong, trẻ bán vé số, xếp ga, cai ngục, thầy bá, thầy tớng, biện lý, chởng khế, mái chín, bác vật, chệc khách, chà và, cu ly, quan kinh lý, quan trờng tiền, chánh bố, chánh tổng, ông phủ, tá điền, điền chủ, hơng bộ, hơng s, hơng quản, cai tuần, chúa tàu, từng khạo, đà công, trạo phu, kẻ trộm, kẻ cớp, gái giang hồ…
Trong quá trình viết tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã góp phần làm phong phú, làm giàu thêm cho vốn từ vựng của ngôn ngữ dân tộc. Đó là kết quả tự nhiên của sự giao lu giữa các nền văn hóa. Hồ Biểu Chánh đã Việt hóa những từ ngữ nớc ngoài vào câu văn một cách linh hoạt. Đó có thể là những từ xng hô:
toa, moa, mông xừ, ma đam, sốp phơ, đốc tơ, nị, ngộ, momcher, ma femme, khách, còm mi, chệc, chệc khách, chà Chetty, chà và, cặp rằn… Đó là những
từ chỉ vật dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày: canô, cam nhông, cà ra
hoách, cà vạt, đèn pha, hộp số, ghế tônê, ghế xa lông, giấy săng, location, măng sông, ma nhê tô, mề đay, mu soa, pyjima, su dê, tút xơ, bu ri, bê rê, bành tô, mề đay, đrap... Đó là những từ chỉ thức ăn, đồ uống, thuốc chữa bệnh:
xúc xích, sô đa, sâm banh, sa bô chê, ram bon, pa tê, lave, ký ninh, măng, lu cu ma… Hồ Biểu Chánh cũng hay dùng một số từ thông dụng khác: bót, đíp lôm, đít cua, ríp lê, xẹt, lon ton, măng đa, séc, ma rông, mốt, nôte, phắt tơ, tơ nít, tút xo, vecni…
Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, độc giả hiểu đợc quá trình quan hệ với các nớc láng giềng, các nớc trong khu vực và các nớc phơng Tây trên bình diện ngôn ngữ, qua những từ ngữ ngoại nhập mợn từ Hán tự, Hoa ngữ truyền khẩu và Pháp ngữ phiên âm. Có thể nói, ngôn ngữ chính là phơng tiện giao tiếp, thúc đẩy quá trình giao lu văn hóa của các quốc gia. Hồ Biểu Chánh đã có đóng góp tích cực cho quá trình bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc, làm phong phú và giàu thêm hệ thống ngôn ngữ của ngời Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
Nhìn chung, toàn bộ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một bức tranh truyền thần bằng chữ hết sức sống động và chính xác về cuộc sống và phong tục của ngời dân miền Nam. Từ cách dàn dựng câu chuyện, đến tâm lý, tính cách, diện mạo của nhân vật, cũng nh khung cảnh sinh hoạt, môi trờng sống của con ngời đều đợc thể hiện qua những từ ngữ và cách nói rất riêng của nhân dân Nam Bộ. Vì vậy, nhiều học giả đã cho rằng “ngời nghiên cứu về xã hội, về văn hóa hay
lịch sử của miền Nam ở đầu thế kỷ XX có thể thấy đợc rất nhiều dữ liệu trong kho tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh” (Nguyễn Thanh Liêm) và Hồ Biểu Chánh đã “đóng đúng vai trò của một sử gia thời hiện tại” (Phạm Thế Ngũ).