Thể hiện tính cách nhân vật bằng miêu tả diễn biến tâm lý

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 92 - 96)

Miêu tả tâm lý là phơng thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh con ngời bằng văn học nghệ thuật. L. Tolstoy cho rằng mục đích chính của nghệ thuật- nếu nh có nghệ thuật và nó có mục đích-là để làm rõ và nói hết đợc sự thật về tâm hồn con ngời, nói hết đợc những bí mật mà không thể nói hết bằng những lời lẽ giản đơn. Nghệ thuật là cái kính hiển vi dẫn dắt nghệ sĩ đến những bí mật của tâm hồn mình và đa những bí mật này ra cho tất cả mọi ngời biết. Để làm đ- ợc điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống và con ngời, nắm bắt đợc những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất đời sống bên trong của nhân vật.

Tâm lý nhân vật thể hiện chủ yếu thông qua ngôn ngữ ngời kể chuyện, qua điểm nhìn của nhà văn và độc thoại nội tâm của nhân vật. Trong văn học trung đại, các nhà văn ít chú ý đến việc miêu tả tâm lý nhân vật. Do vậy, tính cách của nhân vật thờng “giản đơn, nhất phiến, một chiều”. Có thể nói rằng sự xuất hiện thi pháp miêu tả tâm lý nhân vật đã đánh dấu một bớc tiến của tiểu thuyết Việt Nam từ tiểu thuyết chơng hồi, truyện thơ sang tiểu thuyết hiện đại.

Học tập các nhà văn đi trớc, Hồ Biểu Chánh cũng dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm nh một phơng tiện hữu hiệu để phác họa tính cách nhân vật. Trong

Cha con nghĩa nặng, bằng một đoạn độc thoại nội tâm, nhà văn đã cho ta thấy

tình cảm của ngời cha đối với con: “Bây giờ mình còn sống làm gì. Bấy lâu nay

mình lăn lóc chịu cực khổ mà sống ấy là vì tình thơng con, mình sợ nó không hiểu việc xa rồi trở lại cản mình, mình sợ nó bơ vơ đói rách, mà tội nghiệp thân nó. Bây giờ mình biết nó thơng mình, nó còn kính trọng mình, mà nó lại gần đợc giàu có sung sớng hết thảy nữa, vậy thì mình nên chết cho rồi, chết mới quên hết cái việc cũ đợc, chết đặng hết buồn rầu cực khổ nữa” [38, 48].

Hồ Biểu Chánh miêu tả đợc vẻ đẹp tâm hồn của ngời cha. Trần Văn Sửu trở về nhà là muốn gặp đợc con, định tự tử chết cũng là vì con. Hai thái cực đó thể hiện tấm lòng nhân ái của ngời cha bất hạnh trong một tình huống trớ trêu. Con ngời hiền lành ấy đã phải sống một cuộc đời lầm lũi, song tình thơng con, lòng vị tha của ngời cha đã gây xúc động trong lòng độc giả.

Trong Chúa tàu Kim Quy, Hồ Biểu Chánh đã tái hiện các sắc thái cảm xúc khác nhau của chúa tàu. Có lúc chúa tàu nghĩ là mình phải thủy chung với cô T Chuyên: “Cô T Chuyên là gái mà biết giữ lời hứa cùng mình, mình là trai

há không biết giữ lời hứa với cô hay sao?” [39, 144]. Lúc khác chúa tàu lại có

ý muốn lấy cô gái mà mình đã cu mang: “Chúa tàu lồm cồm ngồi dậy tính ra phòng ngoài đặng kể hết mọi điều sầu não cho Thu Thủy nghe, rồi luôn dịp sẽ tỏ ý bày lòng mà xin cô kết tóc trăm năm cho phỉ tình quyến luyến” [39, 144].

Hay trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, Hồ Biểu Chánh miêu tả trạng thái suy nghĩ liên miên, tự phân tích mình kỹ lỡng, phải trải qua những dằn vặt, sau một đêm mà mái tóc điểm bạc của Thiên Hộ. Và rồi vì cứu ngời bạn tù khỏi

bị oan, Thiên Hộ quyết định ra chứng thực mình chính là Lê Văn Đó, tội phạm đang truy nã. Thiên Hộ đã hy sinh cá nhân mình dới ánh sáng của lòng bác ái mà hòa thợng Chánh Tâm đã dẫn dắt anh đi: “Đến chừng ấy nghe quan án định

án trảm giam hậu ngời khùng ấy, rồi lính áp lại dẫn đi, thì ông cảm động quá, dằn trí không đợc nữa, nên ông đứng dậy đa tay mà nói lớn lên rằng: - Khoan! Lính khoan dẫn ngời đó, oan cho ngời ta lắm. Thiệt Lê Văn Đó là tôi đây, chớ không phải ngời ấy đâu” [32, 353).

Trong các tác phẩm của mình, Hồ Biểu Chánh đã xây dựng một thế giới nhân vật, gồm đủ các hạng ngời trong xã hội nh: thầy thông, thầy ký, chủ thầu, bác sỹ, cử nhân, hơng thân, hơng chủ, quan phủ, ông hội đồng, thầy cai tổng, phó chủ tỉnh, đốc phủ sứ, sốp phơ... Vì vậy, tác giả thờng phải chọn cho đợc những cử chỉ, ngôn ngữ, hành động thích hợp với mỗi loại ngời. Nhà văn đã miêu tả tâm lý các nhân vật một cách khéo léo, chứng tỏ ông là một ngời có vốn sống phong phú, am hiểu khá sâu sắc tâm lý ngời đời.

Trong ái tình miếu, Hồ Biểu Chánh đã miêu tả tâm trạng ghen tuông của ngời chồng đối với vợ: “Bởi Phúc nghi mà phải ôm ấp trong lòng, không dám

nói ra, nên nhiều khi đang dan díu vui vẻ với vợ, rồi Phúc nhớ lại sự ấy, thì trí lơ lửng, sắc hân hoan liền đổi ra sắc buồn bực?” [35, 68]. Còn đây là tâm

trạng của một chàng thanh niên thầm yêu trộm nhớ một cô gái nhà giàu nhng mặc cảm mình nghèo nên không dám nói ra: “Đêm ấy, Duy Linh thao thức đến

gần 4 giờ sáng, mòn mỏi quá mới ngủ đợc. Mấy bữa sau, nếu anh ta đi làm việc thì thôi chớ hễ về nhà nhớ việc Phi Phụng sẽ có chồng, mà nhớ rồi thì bức rứt, ăn không ngon, ngủ không an. Một đêm nọ canh khuya vắng vẻ, Duy Linh nằm trong buồng nghe tiếng đồng hồ nhỏ để ngoài bàn thờ kêu tích tắc, anh ta nhớ Phi Phụng rồi nớc mắt chảy đầm đìa, nghĩ thầm rằng nếu mình đ- ợc ở chung với Phi Phụng một nhà mà Phi Phụng đừng có chồng, thật chẳng còn chi vui vẻ hơn nữa ” [23, 27].

Đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, chúng ta thấy tâm lý nhân vật đợc thể hiện chủ yếu qua ngôn ngữ kể chuyện của tác giả. Độc giả có thể qua lời văn mà nhận ra một tình cảm, một ham muốn, nỗi đau khổ hay niềm vui sớng của

các nhân vật. Chẳng hạn, trong Tiền bạc bạc tiền, ông đã miêu tả tâm lý nhân vật sốp phơ, sau nhiều lần bị bà chủ mắng chửi, dọa nạt: “Tên sốp phơ của bà Phủ hôm qua bị đánh ống nhổ trên đầu rồi lại bị mắng chửi và hăm đuổi thì trong lòng oán hận, bởi vậy khi xe đi qua khỏi đò mới nghĩ thầm trong trí rằng mình coi máy xe hơn một năm, mình giữ gìn tử tế luôn luôn mà bị chửi bới hoài, nay còn có vài ngày nữa thì mình phải ra khỏi nhà bà, vậy mình đạp cho hết xăng đặng chạy mau một lần chơi, kẻo bấy nay mình chạy chậm bị chúng bạn chê cời. Bà có chửi thì chửi, bề nào mình cũng bị đuổi, chẳng cần phải sợ nữa” [116, 225].

Hồ Biểu Chánh cũng có nhng trang viết diễn tả tâm lý cay cú ăn thua trong trò chơi cờ bạc đầy may rủi của các hạng ngời trong xã hội, chẳng hạn: “Mấy bữa T Tiền lén chồng mà đánh luôn luôn. Ban đầu đặt nhỏ thua, lần lần

nổi nóng đặt lớn. Thiệt có bữa thua có bữa cũng ăn, chớ không phải thua hoài, song chị ta đánh chừng một tháng thì mấy trăm đồng bạc vốn tiêu hết. Chị ta buồn rầu thất thơ thất thểu, hết muốn mua bán nữa, ngặt vì sợ chồng hay rồi nó đánh, nên ở nhà phải gợng làm vui, mỗi bữa phải ráng gánh gánh mà đi” [34, 143].

Nhà văn còn phát hiện ra những nét tâm lý trái ngợc nhau trong cùng một nhân vật ở những hoàn cảnh, thời điểm sống khác nhau. Điều đó cho thấy diễn biến tâm lý của các nhân vật. Thầy Bính (Lời thề trớc miễu), Tú tài Hồng Xơng (Cời gợng), Thợng Tứ (Con nhà giàu) tuy đã có vợ nhng có thú trăng hoa nên bỏ nhà, bỏ cửa, bỏ vợ, bỏ con đi tìm niền hoan lạc nơi phờng bán phấn buôn h- ơng. Đến khi nhận rõ sự trớ trêu của nhân tình thế thái, sự bạc bẽo của ngời đời thì hối hận và quay về với gia đình. Hay nh thầy Chung (Thầy Chung trúng số) do “số đỏ” đã mua một tấm vé số và đợc “trúng số độc đắc”. Từ một anh giáo nghèo nay trở thành ngời giàu sang, thầy Chung liền có sự thay đổi trong tính cách. Anh ta lập luận: “Của trời cho thì ta phải hởng, hởng cho ngỏa nguê mà

trừ cái cực hồi bần hàn, dầu xài cách nào cũng không hết 40 ngàn đồng bạc đâu mà sợ” [49, 15]. Sau đó, thầy cũng nhận ra đợc sai lầm và tìm cách sửa chữa: “Thói xa mê hoan lạc của mình mọi ngày làm cho mình hao tốn không

biết bao nhiêu, mà sự hao tốn ấy chỉ làm cho bạn xa hoa hởng nhờ, chớ không giúp ích cho mình chút nào, mà cũng không giúp ích cho hạng cơ hàn cùng khổ... Hứ! Không đợc, mình đã đi sái đờng rồi, phải mau trở lại, tìm nẻo chơn chánh mà đi” [49, 17]

Tuy còn một số hạn chế trong việc thể hiện tâm lý nhân vật nh thay đổi tâm lý quá nhanh, thiếu tự nhiên, áp đặt ý muốn chủ quan của tác giả vào nhân vật... nhng đặt trong thời điểm khi tiểu thuyết quốc ngữ đang từng bớc hình thành và phát triển thì Hồ Biểu Chánh đã có những tiến bộ nhất định. Phan Cự Đệ đã nhận xét là các tác giả tiểu thuyết những năm hai mơi mới “chỉ cho ta

những bức phác họa về một số kiểu ngời, họ cha có ý thức về việc phải đi sâu vào nội tâm của những tính cách điển hình và miêu tả quá trình phát triển t t- ởng, tâm lý của nhân vật” [71, 48-49].

Nh vậy, so với các tác giả văn học trung đại, khi xây dựng nhân vật, Hồ Biểu Chánh đã tập trung miêu tả tâm lý nhân vật với nhiều cung bậc, sắc thái khác nhau. Trong các thủ pháp miêu tả tâm lý, khi thì tác giả để nhân vật độc thoại, khi thì dùng lời nửa trực tiếp. Cũng thuộc về phạm trù thể hiện tâm lý là việc nhà văn để các đoạn tả thiên nhiên xen vào các đoạn tả tâm trạng trực tiếp. Nó là một minh chứng thể hiện sự sáng tạo, cách tân theo hớng hiện đại hóa và đây cũng là đóng góp của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vào quá trình cách tân hiện đại hóa của thể loại tiểu thuyết nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

3.3. Ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 92 - 96)