Sự hình thành của một nền tiểu thuyết hiện đạ iở Việt Nam từ 1900 đến

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 26 - 32)

1900 đến 1945

Vào đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam do nhiều điều kiện đã chuyển từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại. Sự đổi mới văn học theo hớng hiện đại hóa lúc này đứng trớc hai khả năng: một là, cách tân dần dần nền văn học truyền thống để đi tới nền văn học hiện đại; hai là, học tập nền văn học cận, hiện đại phơng Tây, theo hệ thống thể loại của nền văn học ấy để xây dựng nền văn học mới. Đóng góp của văn học Việt Nam những thập kỷ đầu thế kỷ XX là đã góp phần hình thành một thế hệ nhà văn mới, du nhập các thể loại của văn học phơng Tây, đem chúng thay thế các thể loại có tính chất chức năng của văn học trung đại, dùng chữ quốc ngữ thay thế cho chữ Hán và chữ Nôm. Văn xuôi tự sự với sự góp mặt của tiểu thuyết cũng không đi chệch ra khỏi quy luật chung của tiến trình hiện đại hóa văn học dân tộc.

Là thể loại ra đời muộn hơn so với những thể loại khác nhng tiểu thuyết đã chứng tỏ đợc sức trẻ và sức sống của một thể loại đang trong quá trình hình thành và phát triển. Quá trình chuyển từ tiểu thuyết chơng hồi viết bằng chữ Hán sang tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ, từ những truyện thơ sang văn xuôi diễn ra khá phức tạp. Chẳng hạn, Phan Châu Trinh viết Giai nhân kỳ ngộ (1913- 1915), Nguyễn Trọng Thuật viết Quả da đỏ (1925), đều là những tiểu thuyết bằng thơ hoặc có một phần là thơ. Phan Bội Châu vẫn sáng tác tiểu thuyết bằng chữ Hán, viết theo lối kết cấu chơng hồi nh Trùng Quang tâm sử (1921-1925). Tác phẩm kể về cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lợc ở thế kỷ XV của một số anh hùng hào kiệt lấy danh nghĩa nhà Trần nhằm bảo vệ chủ quyền dân tộc. Đóng góp mới của Trùng Quang tâm sử chính là ở chỗ đây là một tiểu thuyết luận đề về cách mạng Việt Nam. Phan Bội Châu đã xây dựng những nhân vật xuất thân từ quần chúng lao động trở thành những nhân vật trung tâm của tiểu thuyết.

Cùng với các tiểu thuyết chữ Hán, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết chữ quốc ngữ đã ra đời. Với những t liệu mới, nhiều nhà nghiên cứu văn học cho rằng Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản là cuốn tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở nớc ta, là tác phẩm khởi đầu cho quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam. Trong lời tựa, tác giả đã nêu rõ dụng ý của mình là: “Lấy tiếng thờng mọi ngời hằng nói mà làm ra một

chuyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra nhiều truyện hay, trớc là làm cho trẻ con ham vui mà tập đọc, sau là làm cho các dân các xứ biết rằng ngời An Nam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai” [116, 16]. Theo đúng

chủ định của tác giả là nói sao viết vậy, Truyện thầy Lazarô Phiền đợc diễn đạt bằng một lối văn khẩu ngữ thô mộc, rờm rà. Song bù vào đó là một kỹ thuật viết truyện khác nhiều so với truyền thống: khai thác câu chuyện thờng tình của những con ngời bình thờng trong cuộc sống. Thời gian không theo trật tự tuyến tính. Có hai nhân vật ngời kể chuyện cùng tồn tại để truyện đợc lồng trong truyện… Có thể khẳng định, trong bối cảnh văn học Nam Bộ cuối thế kỷ XIX, tiểu thuyết Truyện thầy Lazarô Phiền nh một “hiện tợng độc sáng” một sự cách tân trớc thời đại về cảm hứng sáng tạo, giọng điệu và lối viết tiểu thuyết.

Tác phẩm của Nguyễn Trọng Quản bộc lộ những nét tơng đồng với tiểu thuyết hiện đại sau này trong nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật, trong kết cấu và ngôn ngữ văn học. Truyện thầy Lazarô Phiền mở ra một tín hiệu khả quan đối với tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Từ hạt mầm đầu tiên này, tiểu thuyết đã không ngừng đâm cành, nảy lộc, trở thành một thể loại chủ đạo của nền văn học mới.

Bớc vào những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, tiểu thuyết quốc ngữ xuất hiện ngày càng nhiều và đạt đợc những thành tựu đáng khích lệ. Có thể kể đến nh Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Thiện Chung, Hà hơng phong nguyệt (1912) của Lê Hoằng Mu, Ai làm đợc (1912), Cay đắng mùi đời (1925), Tiền bạc bạc tiền (1926) của Hồ Biểu Chánh, Nghĩa hiệp kỳ duyên (1920) của

Nguyễn Chánh Sắt, Cành hoa điểm tuyết (1921), Cuộc tang thơng (1923) của Đặng Trần Phất, Hiệp phố châu buồn (1926) của Phú Đức, Kim Anh lệ sử (1925) của Trọng Khiêm, Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách… Trong số các tác phẩm nói trên, tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách khi ra đời đã gây một tiếng vang lớn trên văn đàn. Tố Tâm phản ánh bi kịch của thời đại: mâu thuẫn giữa tình yêu và lễ giáo phong kiến, cá nhân và gia đình. Tác giả để cho hai nhân vật chính là Tố Tâm và Đạm Thủy giằng co giữa hai con đờng, chạy theo tình yêu tự do hoặc là chấp nhận lễ giáo phong kiến. Tác phẩm khép lại với kết thúc bi thảm. Ngời tuân thủ đạo đức truyền thống đã không có hạnh phúc trong chế độ đại gia đình phong kiến mà ngời muốn sống hết mình cho tình yêu tự do cũng không thể đón nhận hạnh phúc trong tình yêu. Với Tố Tâm, Hoàng Ngọc Phách trở thành một nhà cách tân tiểu thuyết khi đa ra một kiểu kết cấu mới: miêu tả nhân vật theo diễn biến tâm lý, nhà văn đã khắc phục lối kết cấu chơng hồi với kết thúc có hậu của tiểu thuyết trung đại. Nhiều nhà nghiên cứu đã thống nhất nhận định Tố Tâm là tác phẩm mở đầu cho dòng văn xuôi lãng mạn Việt Nam.

Qua khảo sát tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XX, có thể thấy ngay từ khi mới hình thành và đợc hiện đại hóa bởi thi pháp của tiểu thuyết phơng Tây, tiểu thuyết chữ quốc ngữ đã có những bớc tiến đáng kể. Nội dung của tiểu thuyết giai đoạn 1900-1930 tập trung vào phản ánh hiện thực

xã hội đơng thời, đả phá những cảnh suy đồi trong xã hội thực dân nửa phong kiến, bênh vực cho đạo đức, gia đình, xã hội, trình bày một vài khía cạnh của sự xung đột giữa lễ giáo phong kiến và chủ nghĩa cá nhân t sản, phơi bày cảnh khốn khổ của nhân dân dới ách thống trị, bóc lột của bọn địa chủ, quan lại thực dân. Tiểu thuyết đã dần dần từ bỏ đề tài trung, hiếu, tiết, nghĩa mà chú ý đến những chuyện thờng tình, những chuyện đời t thế sự. Con ngời bình thờng và thế giới nội tâm trở thành đối tợng miêu tả của nhà văn. Về nghệ thuật, thời gian và không gian đợc mở rộng, đa chiều, không theo trật tự tuyến tính, kết cấu mở, ngôn ngữ gắn liền với lời văn, tiếng nói hàng ngày của nhân dân. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt hơn, ngời kể chuyện hoán vị ở các ngôi khác nhau chứ không độc quyền nh trớc. Tiểu thuyết hiện đại hầu nh phá vỡ các khuôn khổ, quy tắc cũ, mở ra hớng mới, tự do và uyển chuyển hơn trong t duy sáng tạo của nhà văn, làm nên những cuộc thử bút thành công, đặt nền móng cho sự phát triển của văn xuôi quốc ngữ. Tuy vậy, các tác phẩm tiểu thuyết ở thời kỳ đầu có những hạn chế nhất định. Bên cạnh câu văn xuôi hiện đại thì các tác giả còn sử dụng câu văn biền ngẫu, đối ý, đối thanh, lên bổng, xuống trầm. Nhiều tác giả chú ý miêu tả thiên nhiên nhng thiên nhiên vẫn còn mang hình thức sáo cổ. Đặc biệt là khuynh hớng thuyết minh đạo đức thì ở tác giả nào cũng có. Ngôn ngữ tiểu thuyết lúc bấy giờ nếu không rơi vào khuôn sáo, ớc lệ, nhiều điển tích văn hoa, câu chữ đối chọi nhau thì lại dài dòng, lủng củng hoặc cộc lốc nh văn dịch. Có thể khẳng định, những năm 1900-1930 là thời kỳ chuẩn bị và hình thành những cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên. Thời kỳ này rất quan trọng đối với những nhà nghiên cứu thể loại vì nó cho ta thấy tất cả những thuận lợi cũng nh những khó khăn, thách thức mà các nhà văn phải vợt qua để xây dựng một nền tiểu thuyết hiện đại. Những vấn đề mà họ băn khoăn, những thất bại mà họ vấp phải sẽ đặt ra những nhiệm vụ cho các nhà tiểu thuyết thời kỳ sau phải suy nghĩ và giải quyết.

Kế thừa tinh hoa của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trên chặng đờng phôi thai ba mơi năm đầu thế kỷ XX, sang giai đoạn 1932-1945, một thế hệ nhà văn đầy tâm huyết và tài năng đã đa quá trình hiện đại hóa tiểu thuyết Việt Nam lên một tầm cao mới. Sự ra đời của nhóm Tự lực văn đoàn với các cây bút tên tuổi

nh Nhất Linh, Khái Hng, Hoàng Đạo, Trần Tiêu, Đỗ Đức Thu… đã thực sự mở ra một “con đờng mới” cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Các tiểu thuyết gia Tự lực văn đoàn đã có những cách tân quan trọng cho tiểu thuyết, tạo nên tính hiện đại cho thể loại trong việc đi sâu khai thác thế giới nội tâm con ngời, làm trong sáng tiếng Việt với lối văn gợi cảm tinh tế. Tự lực văn đoàn là một văn phái có tuyên ngôn, có báo chí và nhà xuất bản riêng nhng nó vẫn không kém phần phức tạp do bao gồm những sắc thái, khuynh hớng khác nhau, phát triển trong những thời kỳ lịch sử khác nhau. Thời kỳ từ 1932-1934 bao gồm các tiểu thuyết nh Hồn bớm mơ tiên (1933), Gánh hàng hoa (1934), Nửa chừng xuân

(1934), Đoạn tuyệt (1933)… Thời kỳ từ 1935-1939 gắn liền với các tác phẩm nh Lạnh lùng (1936), Thoát ly (1937), Thừa tự (1938), Con trâu (1939), Gia đình (1936), Con đờng sáng (1938-1939), Tiêu sơn tráng sĩ (1935), Đôi bạn

(1939)… Thời kỳ từ 1939-1945 là thời kỳ thoái trào của Tự lực văn đoàn với những tác phẩm ít nhiều mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa nh Bớm trắng (1939- 1949), Đẹp (1939-1940), Thanh Đức (1943)… Các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn nêu cao tinh thần dân tộc, tinh thần phản phong, bảo vệ cho quyền sống con ngời, đề cao con ngời cá nhân, bênh vực quyền lợi cho ngời phụ nữ. Trong xã hội phong kiến, cá nhân không có quyền sống riêng, từ trong gia đình ra ngoài xã hội, nó phải tuân theo những nguyên tắc, quy phạm nghiệt ngã. Trong cuộc đấu tranh cho tự do yêu đơng, cho việc giải phóng cá nhân ra khỏi sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, Tự lực văn đoàn đứng hẳn về phía cái mới. Về phơng diện nghệ thuật, Tự lực văn đoàn tiếp thu những ảnh hởng của cả phơng Tây và phơng Đông, của truyền thống văn học dân tộc để xây dựng một nền tiểu thuyết hiện đại. Trớc năm 1930, Hồ Biểu Chánh, Trọng Khiêm… băn khoăn đi tìm phơng hớng mới cho một nền văn xuôi mới. Ngời ta đang phân vân không biết là nên bắt chớc tiểu thuyết chơng hồi theo kiểu Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử… hay là nên viết theo tiểu thuyết hiện đại phơng Tây. Cho nên từ 1933 trở về sau, đa số các tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hng đều kết cấu theo quy luật tâm lý. Diễn biến tâm lý của các nhân vật trong Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Đôi bạn… phức tạp, tinh tế hơn nhiều so với những nét tâm lý còn đơn giản trong Tố Tâm. So

với những tiểu thuyết trớc 1930, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đi sâu miêu tả thế giới nội tâm phong phú của con ngời. Các nhà tiểu thuyết có ý thức vận dụng khoa phân tâm học để phân tích tâm lý của các lớp ngời ở những lứa tuổi khác nhau. Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý của phụ nữ, của các bà mẹ chồng phong kiến, của lớp thanh niên tiểu t sản. Nếu ngôn ngữ tiểu thuyết trong ba mơi năm đầu thế kỷ XX vẫn còn đang ngổn ngang cha ổn định thì ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thực sự làm mới và làm đẹp tiếng Việt. Một lớp ngôn từ mang đậm chất đô thị, thể hiện một nhãn quan ngôn ngữ mới xuất hiện trong sáng tác của bút nhóm Tự lực văn đoàn. Câu văn tiểu thuyết Tự lực văn đoàn giàu nhạc điệu, giàu hình ảnh, mềm mại, uyển chuyển, có khả năng diễn đạt những cảm xúc tinh tế của tâm hồn. Tuy nhiên, ngôn ngữ tiểu thuyết Tự lực văn đoàn trải qua những thử thách nghiêm ngặt của thời gian đã biến thành một thứ ngôn ngữ kiểu cách, đài các với xu hớng thi vị hóa con ngời và cuộc đời. Những hạn chế đó của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã đợc các nhà văn hiện thực khắc phục. Đến tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực phê phán thì quá trình hiện đại hóa mới đạt tới độ viên mãn, đa văn học Việt Nam bớc hẳn vào quỹ đạo hiện đại.

Văn học hiện thực phê phán Việt Nam là trào lu văn học hình thành và phát triển trên văn đàn hợp pháp Việt Nam từ những năm 1930 cho đến trớc Cách mạng tháng Tám. Quá trình phát triển của văn học phê phán nói chung, tiểu thuyết hiện thực phê phán nói riêng có thể chia ra làm ba thời kỳ: thời kỳ từ lúc xuất hiện cho đến 1935, thời kỳ này các nhà văn phần nào còn bị cuốn hút theo văn học lãng mạn nên đã viết những tiểu thuyết tình cảm nh Lá ngọc cành

vàng (1934) của Nguyễn Công Hoan, Dứt tình (1934) của Vũ Trọng Phụng.

Sang thời kỳ 1936-1939, tiểu thuyết hiện thực đạt đợc những thành tựu rực rỡ. Vũ Trọng Phụng với hàng loạt tiểu thuyết nh Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (1936).

Ngô Tất Tố bớc vào làng tiểu thuyết với tác phẩm Tắt đèn (1936). Nguyên Hồng khởi nghiệp văn học bằng tiểu thuyết Bỉ vỏ (1936), Nguyễn Công Hoan viết Bớc đờng cùng (1938). Đến thời kỳ 1940-1945 đội ngũ sáng tác tiểu thuyết có sự thay đổi: Ngô Tất Tố không tác sáng nữa, Vũ Trọng Phụng đã qua đời, một lớp nhà văn mới xuất hiện: Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Kim Lân,

Nguyễn Huy Tởng… Thời kỳ này, tiểu thuyết Sống mòn của Nam Cao là tác phẩm xuất sắc nhất. Trong Sống mòn, Nam Cao đã nhìn hiện thực ở bề sâu, ở bên trong. Bằng khả năng phân tích tâm lý sâu sắc với cách nghĩ thâm trầm, từng trải và những quan sát tinh tế, sắc sảo, với ngôn ngữ đa thanh cùng những khái quát mang tính triết lý của chủ thể sáng tạo, Sống mòn trở thành một minh

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w