miêu tả chân dung, ngoại hình nhân vật
Phần lớn các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hởng cách xây dựng nhân vật của tiểu thuyết trung đại Việt Nam và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Do vậy, trong quá trình xây dựng nhân vật, Hồ Biểu Chánh dùng thủ pháp giới thiệu tiểu sử nhân vật, qua đó, ít nhiều đã hé mở tính cách của nhân vật. Giới thiệu nhân vật vua Lê Thánh Tôn, Hồ Biểu Chánh viết: “Vua Thánh
Tôn là một đứng hiền lơng minh triết. Khi ngài mới lên ngôi, thì ngài đặt niên hiệu là Quan Thuận. Đến năm Canh Dần (1470) ngài mới đổi niên hiệu là Hồng Đức. Ngài làm vua trong 36 năm đầu thì ngài hằng lo kế chí vua Thái Tổ, vua Thái Tôn và vua Nhơn Tôn mà giữ gìn biên giới, khai hóa thần dân, bởi vậy ngoài ải thì lân quốc kỉnh đức kiêng oai, trong nớc sĩ thứ an c lạc nghiệp. Nớc Việt Nam hồi đời ấy cũng đáng gọi là đời thạnh trị” [27, 6]. Giới
thiệu hai anh em Đinh Long, Đinh Hổ: “Hai ngời này là anh em ruột với nhau,
ngời lớn tên là Đinh Long, ngời nhỏ tên là Đinh Hổ. Cha mẹ khuất sớm, anh em dắt nhau rảo bớc giang hồ, tìm thầy chọn bạn mà luyện tập nghiệp võ nghề văn, chờ cơ hội ra phò vua giúp nớc”. Cách giới thiệu nhân vật theo kiểu
sử học, ít nhiều xen kẽ lời bình của nhà văn tạo cho ngời đọc có ấn tợng tốt đẹp về một vị vua anh minh và những bề tôi trung nghĩa.
Nhà văn giới thiệu một số nhân vật nữ: Lý ánh Nguyệt (Ngọn cỏ gió
đùa): “Nàng này tên là Lý ánh Nguyệt, con gái của Lý Kỳ Nguyên. Nàng đã đợc hai mơi mốt tuổi rồi. Mẹ khuất sớm, nàng không chịu lấy chồng, ở hủ hỉ với cha trót mấy năm trờng. Ban ngày cha đi đốn củi, vãi mạ, con đi xúc cá, hái rau. Ban đêm cha hay chữ, nên cha thờng lấy kinh sử mà đọc cho con nghe, còn con đờn tơi nên con thờng đờn vài khúc tiêu tao cho cha giải muộn”
[32, 87]. Bà T Kiến (Thiệt giả giả thiệt): “Bà T Kiến, tuổi đã sáu mơi, mà tóc
cha bạc, răng còn chắc. Bà bổn tánh bãi buôi vui vẻ, nhng mà bà không a nhõng nhẽo hoặc gian tà hễ thấy việc gì trái thì bà nói ngay, không sợ mích lòng ai hết, bởi vậy mấy cô thợ may thơng bà mà cũng kính trọng bà lắm”[33,
6]. Qua những lời giới thiệu ngắn gọn của nhà văn về nhân vật, ngời đọc đã hình dung đợc những tính cách của Lý ánh Nguyệt và Bà T Kiến. Và thực tế diễn biến trong tác phẩm đã chứng minh đợc những nét tính cách tốt đẹp đó của các nhân vật.
Bên cạnh việc giới thiệu tiểu sử để xây dựng nhân vật, Hồ Biểu Chánh còn sử dụng biện pháp miêu tả chân dung, ngoại hình nhân vật. Đây là một thủ pháp truyền thống đợc dùng phổ biến trong văn học phơng Đông theo quan niệm “trông mặt mà bắt hình dong”. Chúng ta có thể bắt gặp kiểu giới thiệu nhân vật này trong một số truyện thơ (Truyện Kiều, Nhị độ mai), tiểu thuyết chữ Hán (Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí…), tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc (Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử…). Để miêu tả ngoại hình, nhà văn thờng tả y phục, mặt mũi, chân tay, ánh mắt, nụ cời… Mỗi nét ngoại hình này không chỉ gợi lên sự hình dung về dáng vẻ nhân vật nh thế nào mà còn gợi lên cả tâm tính, bản chất bên trong của nhân vật. Nếu nh tiểu
thuyết trung đại thờng xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi tiết ớc lệ, t- ợng trng thì tiểu thuyết hiện đại thờng đòi hỏi những chi tiết chân thực, cụ thể và sinh động. M. Gorki từng khuyên các nhà văn cần xây dựng nhân vật của mình đúng nh những con ngời sống và phải nêu lên những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu, nét mặt, nụ cời… của nhân vật.
Hồ Biểu Chánh khi miêu tả ngoại hình nhân vật đôi lúc còn mang màu sắc ớc lệ. Thanh Tòng (Nặng gáng cang thờng): “Thanh Tòng vng lời nghiêm
huấn rồi bái biệt cha mẹ mà lên ngựa đi đến võ đài, đầu bịt một cái khăn màu lục, mình mặc một cái áo võ bào màu huỳnh, lng thắt một sợi dây đai bạc, tay cầm một cây họa kích, cỡi ngựa tía, mang giày lông, mắt sáng nh sao, mặt trắng nh phấn, coi đã có tớng anh hùng mà lại có vẻ thanh nhã” [27, 57]. Túy
Nga (Đóa hoa tàn): “Cô Túy Nga ngồi thêu, nớc da trong bóng, gò má ửng
hồng, miệng nh hoa bán khai, mày nh nguyệt mới rạng, hình vóc đề đạm, cặp mắt hiền từ, tay lần rát chỉ thêu, bàn tay đã dịu mà ngón lại dài, cờm tay tròn vo, phao tay ửng đỏ. Cô mặc một cái áo bà ba màu bông hờng giợt, ánh đèn măng sông giọi vào áo, rồi áo giọi lại mặt cô, làm cho sắc cô càng thêm tơi, duyên cô càng thêm đẹp” [42, 26]. Cách giới thiệu nhân vật kiểu này không
khác gì cách miêu tả nhân vật trong Tam quốc chí diễn nghĩa, Hồng lâu
mộng…
Cùng với cách miêu tả mang tính ớc lệ đó, Hồ Biểu Chánh cũng xây dựng nhân vật qua ngoại hình theo cách miêu tả nhân vật của tiểu thuyết hiện đại. Trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, ông miêu tả Lý ánh Nguyệt không khác gì cách miêu tả của Khái Hng, Nhất Linh sau này: “Nàng để đầu trần, tóc
vuốt mà bới chứ không cần lợc, nhng mà mái tóc nàng xấp xỉ hai màng tang, đầu tóc nàng xu xợp đứng sau ót, làm cho chiều lả lơi pha lộn với vẻ hữu tình. Mặt nàng không dồi phấn mà trắng hồng hồng, môi nàng không thoa son mà ửng đỏ, hàm răng nàng khít khao mà lại trắng trong; chơn mày cong vòng mà lại nhỏ mít; ngón tay nàng dài mà nhọn nh mũi viết, lại thêm phao hồng hồng; móng tay nàng suông đuột nên đánh đờn ca coi dịu nhỉu, bàn chơn nàng
không đi giày, mà gót ửng đỏ, bàn no vun, nên hễ gió phất ống quần thì ai cũng phải ngó” [32, 88-89].
Để diễn tả vẻ quê mùa, cục mịch của cô gái nông thôn, nhà văn phác họa những chi tiết khá sinh động: “Có một điều làm cho cô không ra ngời thanh
nhã, là cô nhỏ tuổi mà mập quá, tay chơn kịch cợm mình mảy ô dề, bữa nào cô vén quần mà đi sau vờn, thì thấy bắp cẳng của cô tuy trắng song lớn gần bằng bắp chuối hột” [107, 471]. Khi xây dựng chân dung cô gái đỏng đảnh,
giàu có nhng lăng loàn, trắc nết, Hồ Biểu Chánh đã kết hợp với quan niệm thẩm mỹ của nhân dân khi nhìn tớng mạo mà đoán tính cách con ngời: “Thầy ngó kỹ
lại thấy cổ cô đeo một sợi dây chuyền nhỏ, mà tai có đeo một đôi bông hột xoàn lớn, tay có đeo ba chiếc cà rá, cũng nhận hột xoàn, tuy miệng rộng, môi mỏng, trán thấp, mắt lơn, song tớng mạo dong dải, tay chơn dịu dàng, coi phải điệu con gái nhà giàu lắm” [107, 504). Và đây là chân dung của Đỗ Thị,
một ngời đàn bà tham lam, độc ác: “một ngời đàn bà ở nhà sau bớc ra, trạc
chừng ba mơi lăm, ba mơi bảy tuổi, cặp mắt lơn, chơn mày tha, thấy tớng mạo thì biết là ngời lanh lợi mà lại khắc bạc nữa” [32, 98]. Để khắc họa tính cách
vũ phu, bạo hành của ngời chồng đối với vợ, Hồ Biểu Chánh cũng đã có những nét vẽ khá cụ thể: “Trong lúc đám tang của cha nàng dòm thấy Phùng Xuân bộ
tịch vúc vắc, văn nói xấc xợc, da đen, miệng rộng, răng hô, trán thấp coi không ra vẻ ngời phong lu” [42, 18].
Nhìn chung, tuy đã có những đổi mới nhất định, nhng việc miêu tả tiểu sử, chân dung, ngoại hình nhân vật của Hồ Biểu Chánh cha đợc trình bày một cách chi tiết mà mới chỉ bằng những nét chấm phá sơ lợc nên tính cách nhân vật cha thật rõ ràng và ít tạo ấn tợng mạnh trong độc giả.