Dùng câu văn biền ngẫu, có đối, có vần

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 108 - 109)

Chịu ảnh hởng của tiểu thuyết cổ điển, Hồ Biểu Chánh, nhiều lần sử dụng câu văn biền ngẫu, một kiểu cấu trúc văn xuôi của Trung Quốc và Việt Nam trung đại. Sử dụng câu văn biền ngẫu trong tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh tạo nên cách diễn đạt hết sức súc tích, kiệm lời, có nhịp điệu cân đối, tạo nên vẻ đẹp đối xứng hài hòa, phù hợp với thẩm mỹ phơng Đông. Theo khảo sát của chúng tôi, Hồ Biểu Chánh sử dụng câu văn biền ngẫu ở ba khía cạnh chính là: tả cảnh, khắc họa ngoại hình nhân vật và thể hiện tâm trạng nhân vật. Những lời văn có đối, có vần, tự nhiên, lu loát là một trong những yếu tố tạo ra sức hấp dẫn của tác phẩm Hồ Biểu Chánh. Đọc tiểu thuyết của ông, ta gặp những câu văn tả cảnh, tả vật, sự việc nghe rất êm đềm, du dơng.

- “Gió thổi hiu hiu, trăng soi vằng vặc, hoa đơm chớm nở, lá giũ lào

xào. Trăng chào hoa trăm đóa hữu duyên, hoa mừng trăng một vừng tỏ rạng”

[42, 80].

- “ở chung quanh chợ Tân Châu nhà nào cũng sửa soạn đốt đèn sập

cửa, ngời lo ôm củi vào bếp, kẻ lo đuổi gà vào chuồng, đầu này inh ỏi giọng mẹ hát ru con, đầu nọ ngâm nga tiếng học trò đọc sách” [39, 13].

- “Mẹ con đứng ngó, trớc mặt thì thấy dới sông mênh mông dòng nớc,

trên trời mù mịt vầng mây, ngời đã buồn mà cảnh lại thêm buồn, nớc mênh mông đa khách biệt ly, mây mịt mù che ngời lu lạc”[29, 15].

Hồ Biểu Chánh đã sử dụng những câu văn cầu kỳ, trau chuốt để miêu tả ngoại hình nhân vật:

- “Nghe có tiếng dạ rất dịu dàng ở phía trong, rồi một ngời mỹ nữ,

chừng mời tám, mời chín tuổi thủng thẳng bớc ra, mình mặc một bộ đồ lụa trắng, chơn mang một đôi dép da đen, môi đỏ nh thoa son, da trắng nh dồi phấn, mặt sáng rỡ nh hoa tơi, tóc láng mớt nh huyền giồi. ấy là cô Túy Nga, con gái thầy cai tổng Bình” [42, 10].

Ngay cả khi miêu tả tâm trạng nhân vật, lời văn trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng không tránh khỏi sự hoa mỹ, nhiều sáo ngữ và nhịp nhàng đăng đối, lên bổng xuống trầm. Ví dụ:

- “Có nhiều khi canh khuya trò chuyện, có nhiều lúc dới nguyệt nhìn

nhau, trai bát ngát lòng vàng, gái ngẩn ngơ dạ ngọc, sóng tình dồi dập, biển ái mênh mông, chàng không thể dằn lòng đợc, muốn mở miệng ép liễu nài hoa” [34, 226-227].

- “Thủ Nghĩa xem vờn xa cảnh cũ nh vậy thì lòng nh dao cắt, ruột tợ

kim châm, đau đớn thay dâu bể cuộc đời, ngao ngán nỗi thung huyên xiêu lạc. Thủ Nghĩa chơn run lập cập, lụy ớt dầm dề, muốn bớc vô mà dở bớc chẳng kham, nên ngồi bẹp tại đầu đờng mà khóc” [39, 52].

- “ánh Nguyệt chong đèn một mình, lúc ngó ngọn đèn thấy gió tạt đèn

xao dạ những bàng hoàng, khi ngó ra sân thấy bọt nớc hiệp tan lòng thêm ảo não. Nhìn quanh quất thì thấy một ngời với một bóng, lóng tai nghe thì tiếng dế lộn với giọt ma sa. Ngời buồn mà cảnh còn giục buồn thêm, thân đã khổ mà phận lại e còn khổ nữa” [32, 182].

Tuy nhiên, lối văn biền ngẫu nếu sử dụng quá nhiều sẽ trở nên khuôn sáo, chú trọng vẻ đẹp hình thức, tìm những lời hoa mỹ để cốt sao cho câu văn có đợc sự đăng đối, âm vận hài hòa, đọc lên nghe réo rắt du dơng mà không chú ý đến nội dung t tởng và hiện thực đợc phản ánh. Do vậy, Hồ Biểu Chánh phải tìm đến một lối văn mới “trơn tuột nh lời nói thờng”. Câu văn biền ngẫu trong tiểu thuyết của ông càng về sau càng ít, nhờng chỗ cho một lối văn hiện đại, súc tích. Ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã dần dần hoàn thiện theo thời gian.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 108 - 109)