Hồ Biểu Chánh-một trong những ngời đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đạ

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 34 - 38)

Qua khối lợng sáng tác dồi dào, có thể thấy sở trờng của Hồ Biểu Chánh chính là văn xuôi tự sự. Ông bớc vào văn đàn giữa lúc tác gia tiểu thuyết Việt Nam còn hết sức vắng vẻ, và bằng năng khiếu sáng tác nhanh nhạy, sự mẫn cảm với việc phơi bày bộ mặt phức tạp của cái xã hội mà ông đang sống, Hồ Biểu Chánh sớm giành vị trí đáng kể trong số những cây bút tiểu thuyết ít ỏi ở miền Nam lúc bấy giờ. Đóng góp chủ yếu của Hồ Biểu Chánh đối với sự hình thành thể loại tiểu thuyết trên chặng đờng phôi thai này là ở các phơng diện: nội dung đề tài, xây dựng nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ.

Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh nh một bộ “từ điển bách khoa” về đời sống xã hội và con ngời Nam Bộ trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Tác phẩm của ông phản ánh nhiều mảng hiện thực khác nhau ở thành thị và nông thôn Nam Bộ với nhiều hạng ngời thuộc các tầng lớp và giai cấp khác nhau. Hồ Biểu Chánh đã vợt các nhà văn cùng thời về sự bề bộn của cuộc sống và sự đông đúc, đa dạng của thế giới nhân vật. Trong tiểu thuyết của nhà văn, mọi cái xấu xa, thối nát của xã hội đơng thời đều đợc đa ra ánh sáng nhng Hồ Biểu Chánh không nhằm vào mục đích tố cáo hay phê phán xã hội, cũng không nói đến những mâu thuẫn giai cấp trong xã hội. Điều ông muốn tập trung thể hiện là phê phán, tố cáo những hành động phi đạo đức. Hồ Biểu Chánh chỉ muốn cải tạo xã hội, không chủ trơng đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến mà chỉ sửa chữa nó về mặt đạo đức. Ông đã phân chia xã hội thành hai hạng ngời: bất nhân, phi nghĩa và có nhân, có nghĩa. Những ngời hễ giàu lòng nhân nghĩa sẽ đợc hạnh phúc, sung sớng. Những ngời bất nhân, phi nghĩa sẽ bị trừng phạt đích đáng. Do vậy, quan niệm đạo đức của ông vẫn nằm trong khuôn khổ của đạo đức phong kiến.

Hồ Biểu Chánh cũng mạnh dạn tiếp thu những thành tựu nghệ thuật của tiểu thuyết hiện đại phơng Tây để tạo dựng những yếu tố mới về nghệ thuật trong sáng tác của mình, thể hiện qua ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng nhân vật, chi tiết, cốt truyện… Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã kết hợp giữa hình thức cổ điển và hiện đại, giữa truyền thống và cách tân. Tuy chịu ảnh hởng của văn học phơng Tây nhng sáng tác của Hồ Biểu Chánh vẫn thấm đẫm không khí và cảnh sắc phơng Nam, gần gũi với truyền thống tâm lý, phong tục, tập quán, lối

sống, cách ứng xử của ngời dân Nam Bộ. Hồ Biểu Chánh đợc xem là ngời có sở trờng đa vào trong tiểu thuyết tiếng nói thờng ngày của ngời miền Nam. Chính khẩu ngữ Nam Bộ đã làm cho độc giả Nam Bộ từ chỗ dễ đọc chuyển sang thích đọc Hồ Biểu Chánh.

Tuy còn một số hạn chế nhất định nhng tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã góp phần quan trọng vào việc hình thành thể loại tiểu thuyết hiện đại và quá trình hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ ở nớc ta. Trong những sách nghiên cứu về văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, ngời ta đã xem Hồ Biểu Chánh là một trong những nhà văn hàng đầu đóng góp nhiều công sức tài bồi, tạo nền móng cho sự phát triển của tiểu thuyết quốc ngữ. Đúng nh nhà nghiên cứu Nguyễn Khuê khi nghiên cứu sự nghiệp văn chơng của Hồ Biểu Chánh đã khẳng định: “Hồ Biểu Chánh là một nhà thơ, nhng thơ ông chỉ tiếp nối thi trào cổ điển và

vẫn giữ khuôn sáo cũ, nên không đợc mấy ai chú ý; ông là một nhà báo thiết tha với nền văn hóa và luân lý nớc nhà, nhng sự đóng góp của ông không mấy quan trọng vì Đại Việt tập chí và Nam Kỳ tuần báo không sống đợc lâu và nhất là đã mắc phải lỗi lầm lớn khi nhận trợ cấp của Sở Thông tin Tuyên truyền Pháp cũng nh tuyên truyền cho chủ trơng Pháp-Việt nhất gia; ông còn là một nhà biên khảo có sở học vững vàng, nhng phơng pháp biên soạn cha đ- ợc chặt chẽ. Bởi vậy, địa vị của ông trong văn học sử nớc nhà là địa vị một nhà tiểu thuyết, là một nhà văn lớn ở miền Nam và có khuynh hớng đạo lý, Hồ Biểu Chánhđã đi tiên phong và lập công đầu trong việc đa tiểu thuyết mới từ tình trạng phôi thai tiến đến giai đoạn thành lập và thịnh hành. Tiểu thuyết Việt Nam từ Hồ Biểu Chánh mới bắt đầu bớc những bớc vững chắc và ông là nhà tiểu thuyết quan trọng bậc nhất ở giai đoạn 1913-1932” [99, 271].

Tán đồng với những nhận định trích trên và hớng tới việc làm sáng tỏ những đóng góp lớn của Hồ Biểu Chánh cho tiểu thuyết Việt Nam, trong đề tài này chúng tôi sẽ tìm hiểu sự kề thừa truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trớc 1945. Truyền thống và cách tân là hai khái niệm tơng ứng nhau, biểu thị một sự liên hệ phổ biến trong quá trình văn học: kế thừa kinh nghiệm của quá khứ và đổi mới nó. Truyền thống là những kinh nghiệm văn hóa, nghệ thuật của các thời đại đã qua, đợc nhà văn ở thời đại sau tiếp nhận và

khai thác, xem nh kinh nghiệm quý giá, nh định hớng sáng tạo cho mình. Truyền thống có thể trở thành một nhân tố tích cực, hữu hiệu của quá trình văn học khi nhà văn chiếm lĩnh một cách tích cực, sáng tạo, có chọn lọc di sản của các thế hệ trớc nhằm giải quyết các nhiệm vụ nghệ thuật của thời đại mình. Bởi vậy sự kế thừa truyền thống luôn luôn đi kèm với việc đổi mới văn học, tức là cách tân nó. Cách tân là thực hiện việc tổ chức lại, tái thiết theo cách mới đối với tất cả những gì từng đợc các thế hệ trớc nắm vững, đề xuất, sử dụng. Biểu hiện cao nhất, quy mô nhất của sự cách tân là làm nảy sinh trong quá trình văn học những giá trị hoàn toàn mới, cha từng có, mang ý nghĩa lịch sử toàn thế giới. Chiếu cách hiểu về hai khái niệm truyền thống và cách tân nói trên vào tr- ờng hợp Hồ Biểu Chánh, có thể nói sự kế thừa truyền thống của Hồ Biểu Chánh chính là sự kế thừa những thành tựu của văn học Việt Nam trung đại và văn học cổ điển Trung Quốc-một nền văn học gần gũi có ảnh hởng sâu rộng tới văn học Việt Nam và sự cách tân của nhà văn chính là làm mới những cái đã có trên cơ sở thâu nhận những kinh nghiệm nghệ thuật của văn học phơng Tây. ở đây, truyền thống và cách tân đợc hiểu giới hạn trong phạm vi phát triển của văn học Việt Nam: truyền thống là truyền thống của văn học Việt Nam và cách tân cũng là cách tân đối với văn học Việt Nam trong một thời gian xác định.

Nhìn chung, trong chơng 1, chúng tôi đã trình bày vấn đề hiện đại hóa văn học Việt Nam từ 1900 đến 1945 và đi vào phân tích sự hình thành và quá trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. Qua đó, xác định những đóng góp chủ yếu của nhà văn Hồ Biểu Chánh trong việc đa tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ tình trạng phôi thai đến giai đoạn trởng thành, tạo cơ sở thuận lợi cho những nghiên cứu chi tiết về sự kế thừa truyền thống và những sáng tạo cách tân trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trớc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Chơng 2

Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trớc 1945 về phơng diện nội dung

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w