Vận dụng thành ngữ, tục ngữ

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 103 - 105)

Kế thừa việc sử dụng ca dao, dân ca, thành ngữ, tục ngữ vào sáng tác văn học nh Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Huy Tự, Phạm Thái…, Hồ Biểu Chánh khi viết tiểu thuyết dùng khá nhiều thành ngữ, tục ngữ. Nhà văn vận dụng thành ngữ, tục ngữ rất uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo. Nhờ vậy, tiểu thuyết của ông ghi lại cuộc sống của ngời dân Nam Bộ bằng cách diễn đạt rất riêng, vừa hình tợng, vừa khái quát làm cho lời văn trở nên hấp dẫn, có sức thuyết phục cao. Hồ Biểu Chánh có nhiều cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào tiểu thuyết… Có khi nhà văn sử dụng thành ngữ ở dạng nguyên bản, không thay đổi, thêm bớt. Ví dụ:

- “Tôi buồn cho phận tôi không có tiền nhiều, mà lại mẹ góa con côi

không thể làm theo anh nói đó đợc, chắc là cái mạng tôi phải làm thầy giáo hay là thông ngôn ký lục rồi” [21, 11].

- “Mà cháu để rồi coi, đời này quả báo nhãn tiền. Họ bạc cháu, tự

- “Ngày nay em đợc thành thân, đợc no cơm ấm áo, khỏi phải trôi sông

lạc chợ nh con nhà mồ côi khác, ấy là nhờ anh chị lấy lòng từ thiện mà cứu

vớt em trong lúc chơi vơi một mình ngoài biển cả” [20, 146-147].

Kết cấu của thành ngữ “chặt chẽ nh nắm đấm”, điều đó quy định cách sử dụng nó trong tác phẩm, thờng là dùng liền một khối. Nhng trong nhiều trờng hợp, Hồ Biểu Chánh lại sử dụng khá biến hóa. Ông tách thành ngữ ra từng bộ phận, đảo vị trí hoặc xen vào những yếu tố phụ để nhấn mạnh ý nghĩa của thành ngữ, tục ngữ. Chẳng hạn:

- “Họ cũng liệu cơm mà gắp mắm chứ” [22, 19].

- “Từ ấy về sau vợ chồng Quảng Giao ở với nhau mặt càng yêu lòng

càng mến, tình càng mặn, nghĩa càng nồng, trên dới thuận hòa, trong êm

ngoài ấm” [21, 117].

- “Đàm Tự Chấn nghe nói chuyện đó thì ông giận, Kim Diệp làm con

gái không biết trọng danh tiết, cha mẹ không định mà giám trộm nhớ thầm yêu con trai, bởi vậy ông cau mày xụ mặt” [32, 218].

Một điểm mới của Hồ Biểu Chánh khi dùng thành ngữ là nhà văn đã cải biến cách phát âm, cải biến từ vựng để phù hợp với phơng ngữ Nam Bộ. Một số thành ngữ đợc cải biến cách phát âm: tu nhơn tích đức (tu nhân tích đức), nhắm

mắt đa chơn (nhắm mắt đa chân), phú quý vinh huê (phú quý vinh hoa), tâm đầu ý hiệp (tâm đầu ý hợp), cải tử huờn sinh (cải tử hoàn sinh)… Một số thành ngữ đã cải biến từ vựng: ghẹo nguyệt giỡn hoa (ghẹo nguyệt trêu hoa), nghèo

cho sạch, rách cho thơm (đói cho sạch, rách cho thơm), chuột sa hũ nếp (chuột

sa chĩnh gạo), xót ruột bầm gan (bầm gan tím ruột), dàu sơng gội nắng (dầm s- ơng dãi nắng), góp gió làm bão (góp gió thành bão), ham phú phụ bần (tham phú phụ bần), nâng khăn sửa tráp (nâng khăn sửa túi)…

- “Vợ thì nắm chặt lòng thành thiệt, chồng thì chuốt gót tiếng phỉnh

phờ, vợ thì ăn một đọi nói một lời, chồng thì nói một đờng tính một ngả: ăn theo thuở, ở theo thì, đó hay sao?” [31,101].

- “Lại có câu “nghèo cho sạch, rách cho thơm” thầy xét cho kỹ mà coi, nghèo mà sạch giống gì, rách mà thơm sao đợc, phải giàu ngời ta mới khen sạch, phải lành ngời ta mới khen thơm chớ” [20, 260-261].

- “Nếu anh chẳng chê em là gái h hèn, anh khứng cho em nâng khăn

sửa tráp, thì em nguyện bạch thủ tơng kỳ, tùng phu trọn đạo” [39, 179].

Có thể nói, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn học Việt Nam truyền thống mới chỉ diễn ra ở thơ và truyện thơ Nôm. Tiểu thuyết Việt Nam trung đại chủ yếu viết bằng chữ Hán, các tác giả không thể sử dụng tục ngữ, thành ngữ Việt. Đến đầu thế kỷ XX, tục ngữ, thành ngữ đã đợc dùng trên địa hạt văn xuôi chữ quốc ngữ. Hồ Biểu Chánh là một trong những ngời đã vận dụng thành công tục ngữ, thành ngữ vào sáng tác của mình.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w