Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Biểu Chánh

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 33 - 34)

Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh ngày 1/10/1885 tại làng Bình Thành, Gò Công (nay là Tiền Giang). Hồ Biểu Chánh là con thứ năm trong một gia đình gồm mời hai anh chị em. Sinh trởng trong một gia đình nghèo, thuở nhỏ Hồ Biểu Chánh chịu nhiều vất vả, thiếu thốn. Năm lên chín tuổi ông bắt đầu đi học chữ Nho tại trờng làng. Sau khi thi đậu thành chung (1905), Hồ Biểu Chánh có ý định xin đi dạy học, nhng nhờ thầy giáo cũ khuyên ông nên thi vào ngạch ký lục để sau đợc lên chức huyện, phủ. Năm 1906, ông thi đậu Ký lục Soái phủ Nam Kỳ và về làm việc tại dinh Thợng th ở Sài Gòn. Ngày 4/8/1941, Hồ Biểu Chánh đợc cử làm nghị viên Hội đồng liên bang Đông Dơng. Từ năm 1942-1944, ông là nghị viên Hội đồng quản trị Sài Gòn-Chợ Lớn. Năm 1946, thực dân Pháp thành lập “Nam kỳ quốc”. Hồ Biểu Chánh đã nhận làm cố vấn và Đổng lý văn phòng cho Chính phủ Nam Kỳ cộng hòa tự trị. Cuối năm 1946, sau khi thủ tớng Nguyễn Văn Thinh tự tử vì Chính phủ của ông gặp nhiều thử thách, Hồ Biểu Chánh giã từ chính trờng và về ở ẩn tại Gò Công. Kể từ đó, ông hớng đến cuộc sống an nhàn và dành trọn thời gian cho công việc sáng tác. Ngày 4/11/1958, Hồ Biểu Chánh qua đời tại t thất ở Phú Nhuận, hởng thọ 74 tuổi, an táng tại Biểu Chánh An Tất Viên ở xã Thông Tây Hội, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định (nay là quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh).

Trong tập ký ức Đời của tôi về văn nghệ, Hồ Biểu Chánh cho biết vào năm 1907, một số nhà Nho ở Nam Kỳ đề xớng việc “đa Quan Công về Tàu” và

“mời Thích Ca về ấn Độ”, gây thành phong trào quốc gia phục hng, làm sôi nổi d luận ở Nam Kỳ. Hồ Biểu Chánh đã chọn những truyện hay trong Tình sử,

Kim cổ kỳ quan, Kim cổ kỳ văn đem dịch ra quốc văn. Ngoài ra, Hồ Biểu

Chánh cũng tập làm thơ quốc ngữ với các nhà Nho trong phong trào “Duy tân

diệt tục”. Năm 1909, Hồ Biểu Chánh viết truyện dài đầu tay là U tình lục bằng

thể lục bát, gồm 1790 câu và 4 bài thơ Đờng luật thất ngôn bát cú. U tình lục là một tác phẩm chịu ảnh hởng của Đoạn trờng tân thanh. Điểm mới của tác phẩm này là tuy nhằm chủ đích luân lý nhng tác giả vẫn để cho hai nhân vật chính Tấn Nhơn và Cúc Hơng đợc tự do luyến ái và có nhiều hành động táo bạo

vợt ra ngoài khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Có thể nói, U tình lục là tác phẩm đánh dấu giai đoạn quá độ từ các truyện thơ Nôm sang tiểu thuyết mới. Tiếp đó, Hồ Biểu Chánh đợc đọc Truyện thầy Lazarô Phiền, Hoàng Tố Anh hàm oan và

Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân. Ba tác phẩm này đã ảnh hởng đến hớng

sáng tác của ông. Nhất là Hoàng Tố Anh hàm oan, một tiểu thuyết với cốt truyện ly kỳ, tác giả theo thuyết nhân quả mà cho ngời tốt đợc hạnh phúc, kẻ xấu bị trừng phạt, nên Hồ Biểu Chánh quyết định viết tiểu thuyết theo đờng lối ấy để cảm hóa quần chúng mà đa họ trở lại con đờng chính trực. Năm 1912, Hồ Biểu Chánh đổi xuống làm việc tại Cà Mau. ở đây, ông đã viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên là Ai làm đợc. Từ đó cho đến khi qua đời, Hồ Biểu Chánh để lại một khối lợng sáng tác không nhỏ. Sự nghiệp sáng tác của ông gồm 64 cuốn tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu và phê bình. Ngoài ra, còn các bài diễn thuyết và các tác phẩm dịch.

Tác phẩm của Hồ Biểu Chánh có nhiều thể loại, thế nhng, trớc đây cũng nh hiện nay, ngời ta chỉ nhớ đến ông với t cách là một nhà viết tiểu thuyết. Những thập niên đầu thế kỷ XX, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã đi sâu vào lòng ngời đọc đủ mọi trình độ, đông đảo nhất là quần chúng nghèo ở nông thôn và giới thợ thuyền bình dân ở thành thị. Những cuốn tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đợc ngời đơng thời chú ý là: Ai làm đợc, Chúa tàu Kim Quy, Cay đắng

mùi đời, Một chữ tình, Tỉnh mộng, Nhân tình ấm lạnh, Tiền bạc bạc tiền, Thầy thông ngôn, Ngọn cỏ gió đùa, Chút phận linh đinh, Kẻ làm ngời chịu, Vì nghĩa vì tình, Nặng gánh cang thờng, Con nhà nghèo, Con nhà giàu, Cời g- ợng, Đóa hoa tàn… Những tác phẩm này đợc viết trong khoảng thời gian từ

1912-1936, và đó cũng là những tác phẩm tiêu biểu nhất cho văn tài của Hồ Biểu Chánh. Giai đoạn sau ông còn có thêm nhiều tác phẩm, nhng t tởng và nghệ thuật không có gì sáng tạo so với trớc.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 33 - 34)