Thích phiên lu

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 68 - 70)

Hồ Biểu Chánh chịu ảnh hởng của tiểu thuyết phơng Tây nên trong một số tác phẩm đã sử dụng kết cấu theo dạng tiểu thuyết phiêu lu. Trong truyện, ông để cho nhân vật đi hầu khắp các địa danh trong cả nớc từ Nam ra Bắc, thậm chí sang Lào, Trung Quốc, Cao Miên, ấn Độ Dơng… Những chuyến đi nh vậy có thể là đi làm ăn, đi tìm kho báu, đi du lịch… Đây là một điểm mới trong ý thức cá tính của con ngời trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh so với văn học trung đại. Thủ Nghĩa (Chúa tàu Kim Quy) ở trong tù đợc một chú khách Quảng Đông chỉ dẫn nơi cất dấu vàng bạc của gia đình, khi ra tù đã thực hiện một cuộc “phiêu lu” để truy tìm kho báu trên đảo Kim Quy. Thầy Đàng (Cay đắng mùi

đời) đã dẫn thằng Đợc và con Liên đi khắp Nam Kỳ lục tỉnh để kiếm sống, mở

mang hiểu biết, thu thập thêm nhiều kinh nghiệm sống. Thầy Đàng lâm bệnh qua đời, thằng Đợc gặp thằng Bỉ, hai đứa kết thân với nhau và lang thang khắp Sài Gòn, Cần Thơ, Cần Đớc, Cần Guộc, Mỹ Lợi, Gò Công… đánh đàn, ca hát kiếm tiền. Thằng Hồi và thằng Qùy (Vì nghĩa vì tình) cũng là hai đứa trẻ a thích phiêu lu, chúng bỏ nhà đi chơi thỏa thích. Chúng đã làm nhiều việc nh lợm banh, bán báo… để có tiền mua cơm, mua bánh. Các nhân vật Ba Lân (Lời thề

trớc miễu), Chí Đại, Bạch Tuyết (Ai làm đợc), Tất Đắc (Nợ tình), Thu Vân,

Hiển Vinh (Chút phận linh đinh)… đã rời quê hơng đi khắp bốn phơng trời để kiếm kế sinh nhai. Ba Lân sang Lào, Tất Đắc sang Lào, qua Pháp, Chí Đại thì đi ấn Độ Dơng, Hiển Vinh sang Pháp… mỗi ngời đến một nơi khác nhau mà lập thân, lập nghiệp.

Một biểu hiện khác của tính thích phiêu lu là các nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh bắt đầu có ý thức đi du lịch để ngắm cảnh, giải trí, tạo ra một lối sống tinh thần phong phú. Thầy Hội đồng Đoàn Công Chánh (Khóc

thầm) sau khi cới chồng cho con gái đã khuyên hai vợ chồng đi chơi một

chuyến: “Hai con muốn dắt nhau đi Đế Thiên, Đế Thích hay là đi Phan Thiết,

Phan Rang gì thì đi. Muốn sáng mai đi cũng đợc. Đi chơi cho phỉ chí đi, rồi sẽ lo làm ăn, hoặc lo giúp đời” [31, 44]. Và bản thân ông Hội đồng sau khi vợ

mất cũng tính đi du lịch ngoài Trung Kỳ, Bắc Kỳ chơi ít tháng, rồi qua Hơng Cảng, Thợng Hải. Trong ái tình miếu, Hồ Biểu Chánh cũng để cho các nhân vật đi du lịch để giải trí, chữa bệnh tâm hồn. Thầy giáo Trờng cùng vợ rủ Phúc đi du lịch để giúp bạn quên nỗi sầu vì ngời yêu đi lấy ngời khác. Nhóm bạn đã tổ chức đi Đà Lạt: “Có bữa đi xe vô suối Cam Ly, rồi dắt nhau đi bộ băng ngang

ái tình lâm (Bois des amours), trở ra ngã Couvent des oiseau, biểu sốp phơ đem xe qua nhà dù Robinson mà chở. Có bữa đi vòng đờng săn bắn (tuor de chasse) mà xem nai ăn cỏ non, rồi ngừng nơi hồ Than Thở (Lac des soupirs) mà ngắm phong cảnh im lìm thanh tịnh. Có bữa lên Dankia mà xem sở nuôi bò. Có bữa xuống Point de vue là trung tâm cái nỗng Lâm Viên, ngồi ngó núi non tứ phía cho phỉ lòng háo cảnh” [35, 27-28]. Cô Tân Phong (Tân Phong nữ

sĩ) nhân Tết Nguyên Đán đã rủ những ngời bạn đi Nha Trang hứng gió. Đến nơi

“thấy núi non chớn chỡ, rừng rậm, khe sâu khác xa với những cảnh đồng

ruộng minh mông ở Nam Kỳ thì mỗi ngời đều khoan khóai trong lòng”. Nhân

vật đã phải thốt lên “hèn chi thi sĩ ngời ta nói giang san cẩm tú nghĩ cũng phải

lắm. Tôi không dè nớc ta cũng có cảnh sơn thủy tuyệt đẹp nh vậy. Có vào chốn lâm tuyền mình mới biết cái đời cạnh tranh của loài ngời là đời vô vị”

[25, 111].

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 68 - 70)