Sử dụng ngôn ngữ đối thoại khắc họa tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 89 - 92)

Quá trình phác họa tính cách nhân vật, ngoài việc giới thiệu tiểu sử miêu tả ngoại hình, thể hiện hành động của các nhân vật, Hồ Biểu Chánh chú ý nhiều đến ngôn ngữ của nhân vật. Nhà văn đa vào tiểu thuyết nhiều giọng điệu khác

nhau để phù hợp với tính cách của từng nhân vật. Hồ Biểu Chánh sử dụng rất nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật. Trong lời đối thoại của nhân vật nhà văn dùng nhiều khẩu ngữ, từ địa phơng Nam Bộ để phản ánh phẩm chất nhân vật. Trong Cha con nghĩa nặng để thể hiện mối bất hòa giữa hai vợ chồng Trần Văn Sửu, Hồ Biểu Chánh tạo ra đoạn đối thoại khá sinh động: “Thị Lựu đi chơi về,

bớc vô buồng thấy chồng nằm với con thì hỏi rằng: - Làm giống gì vô nằm sầm sầm đó?

- Thằng nhỏ nó khóc ta vô ta dỗ nó chớ. Đi đâu dữ vậy? - Đi đâu hỏi làm chi? Không cho đi chơi bời gì hết hay sao? - Ta hỏi cho biết vậy mà.

- Tao không muốn mầy hỏi. Đi ra ngoài. Vô nằm trên gối ta rồi làm dính mồ hôi, hôi rình ai mà chịu cho đợc”.

Để thể hiện tấm lòng hiếu nghĩa của ngời con khi gặp lại cha mình sau 11 năm xa cách, Hồ Biểu Chánh đã viết nên một cuộc đối thoại đầy xúc động, chứa chan nớc mắt, thấm đẫm tình ngời:

“- Cha đi đâu?

- Đi đâu cũng đợc. - Hễ cha đi thì con đi. - Đi theo làm gì?

- Đi theo đặng làm mà nuôi cha, chừng nào cha chết rồi con sẽ về. - Con đừng có tính bậy. Con phải ở nhà mà nuôi ông ngoại!

- Có trâu lúa sẵn, ông ngoại làm mà ăn cần gì nuôi con nữa. Lại có con Quyên ở nhà đó chi, cậu Ba Giai cới nó đấy, nó giàu có, thiếu chi tiền bạc, nó giúp đỡ ông ngoại đợc rồi. Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chớ” [38, 48-49].

Điều đáng chú ý là trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ngôn ngữ của nhân vật phản diện thờng đợc khắc họa thành công hơn so với nhân vật chính diện. Lời nói của nhân vật thờng gần gũi với đời sống thực, ít mang tính chất ớc lệ, khuôn sáo nh tiểu thuyết trung đại. Qua đoạn đối thoại sau, chúng ta có thể thấy đợc thói lăng loàn, trắc nết của ngời vợ đối với chồng:

- Tao muốn đi đâu tao đi, mầy không đợc phép tra hỏi. Tao đi đánh bài tao chơi! Sao mầy dám đánh tao. Tao thua tiền của cha mầy hay sao mà mầy nói?

- Mầy đánh bài nhà nào?

Cô quây quả bỏ đi lên lầu, vừa đi vừa nói rằng:

- Mầy muốn làm giữ để rồi mầy coi tao. Mầy tởng tao màng mầy lắm hả?” [107, 528].

Để thể hiện thói ngang ngợc, coi khinh kẻ ăn ngời làm của bà Phủ (Tiền

bạc bạc tiền), nhà văn đã ghi lại cuộc đối thoại giữa bà ta với tên tài xế.

“- Tha bà, tôi ở coi xe hơn một năm rồi, tôi cầm máy mà chạy có đụng

lần nào đâu.

Bà Phủ nạt rằng:

- Đồ chó! Mầy còn trả lời với tao nữa à! Mầy muốn tao đuổi liền bây giờ hay sao mà nói đi nói lại? Tao đã nhứt định đuổi rồi, bây giờ ông nội mầy nói tao cũng không nghe, chẳng luận là mầy” [116, 224].

Qua đoạn đối thoại giữa Đỗ Thị và con gái, Hồ Biểu Chánh cho độc giả thấy đợc tính tham tiền của hai mẹ con bà ta. Chị chồng bị tai nạn chết không nhắm mắt, tang gia đơng lúc bối rối, bản thân còn nằm viện mà Đỗ Thị chỉ nghĩ đến tiền:

“- Con có coi trong tủ sắt coi cô con để bạc đợc bao nhiêu không?

Thanh Huê cời và đáp rằng:

- Nhiều lắm, nhiều lắm! Mà con cha có rảnh mà đếm đợc. Đỗ Thị nói nghiêm chỉnh rằng:

- Cô con mất rồi, bây giờ gia tài về mấy mẹ con mình hởng. Vậy con phải giữ gìn tiền bạc cho cẩn thận, nghe con. Con Thanh Kiều khờ dại lắm, con đừng nói việc chi cho nó biết. Còn thằng chồng con thì con cũng chẳng nên tin nó lắm…” [116, 228].

Nh vậy, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật trong tác phẩm đã phản ánh tính cách, phẩm chất, tâm trạng của họ. Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, ngôn ngữ của nhân vật thờng chiếm tỷ lệ ít hơn so với ngôn ngữ ngời kể chuyện nhng đã

có khả năng tái hiện sinh động và gợi cho ngời đọc hình dung đợc bản chất của nhân vật. Đúng nh Shedrin đã khẳng định: từ cửa miệng một ngời nói ra không hề có một câu nào mà lại không thể truy nguyên đến cái hoàn cảnh đã khiến cho nó xuất hiện. Trong cuộc sống, không thể có những hành động, những câu nói mà đằng sau lại không có một lịch sử riêng.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w