Tài lịch sử dân tộc

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 40 - 41)

Đây là đề tài lớn, quen thuộc của tiểu thuyết chơng hồi chữ Hán Việt Nam và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Các tác giả đã dựa vào những sự kiện trong quá khứ, h cấu, tởng tợng thêm để tạo nên tác phẩm nhằm gây hứng thú cho độc giả. Mặc dù kể về những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử, nhng các tác giả không hề né tránh, xa rời với thực tại, thời thế hiện tại. V. Bielinsky đã từng khẳng định: chúng ta hỏi và chúng ta chất vấn những cái đã qua để chúng ta giải thích cho hiện tại và chỉ ra tơng lai của chúng ta.

Trong các tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh viết trớc 1945 có hai cuốn viết về đề tài lịch sử dân tộc là Nam cực tinh huy (1924) và Nặng gánh cang thờng (1929). Nam cực tinh huy viết về thời Ngô Quyền. Nặng gánh cang thờng viết về triều Lê, đời vua Lê Thánh Tôn. Hồ Biểu Chánh viết Nam cực tinh huy vì nghĩ rằng: “Ngời An Nam ai học chữ Pháp thì làu thông lịch sử nớc Pháp, ai

giỏi chữ Tàu thì thông truyện ký của Tàu, còn những truyện xa, tích cũ của n- ớc mình thì lờ mờ nh trăng lu mây áng, lúng túng nh rừng rậm lạc đờng, ít ai thấy cho rành, ít ai nghe cho rõ” [77, 253]. Mở đầu Nặng gánh cang thờng,

Hồ Biểu Chánh cũng cho biết mục đích viết truyện là: “Trung Hoa có sử rồi

còn có truyện nữa Việt Nam cũng có sử, lại không có truyện hay sao? ấy vậy viết một bộ truyện An Nam ví dầu không giúp vui cho độc giả đợc đi nữa, thì cũng biên chép đợc một đoạn sự tích của nớc mình, làm nh thế tởng có lẽ không phải là một việc vô ích” [27, 5]. Hồ Biểu Chánh không miêu tả tình hình

phức tạp của cuộc đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị, không phản ánh những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp thống trị, nh Hoàng Lê nhất thống chí,

Tam quốc chí diễn nghĩa, Đông Chu liệt quốc... mà chỉ mợn bối cảnh lịch sử

để thể hiện quan hệ giữa con ngời với con ngời. Tác phẩm nói về lòng trung quân và sự xung đột hiếu tình của các nhân vật. Thân Thanh Tòng dù bị vua Lê Thánh Tôn trừng phạt một cách oan uổng và đày ra biên ải nhng khi anh em Đinh Long, Đinh Hộ khuyên chàng tạo phản thì chàng kiên quyết phản đối. Với chàng đạo quân thần đợc quan niệm một cách tuyệt đối: “Quân xử thần tử,

thần bất tử bất trung”. Tác phẩm còn nói lên sự đấu tranh giằng xé trong nội

tâm nhân vật để lựa chọn một trong hai yếu tố: tình và hiếu. Kết quả, chữ hiếu đã thắng chữ tình. Đây chính là điểm tơng đồng về t tởng của Hồ Biểu Chánh với các nhà văn trung đại.

Trong tiểu thuyết viết về đề tài lịch sử, Hồ Biểu Chánh đã thể hiện một quan điểm nghệ thuật mới mẻ về con ngời, về nhân vật lịch sử và về ngời anh hùng. Nhân vật không chỉ có quan hệ xã hội mà còn có quan hệ đời t. Nổi trội nhất là mối quan hệ giữa cá nhân với dân tộc, giữa cá nhân với gia đình và cá nhân trong tình yêu. Điều này làm cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tiến gần hơn với tiểu thuyết hiện đại và tạo thành sức hấp dẫn độc giả lúc ấy. Tuy nhiên, phản ánh lịch sử không phải là thế mạnh của Hồ Biểu Chánh. Tiểu thuyết của ông tập trung phản ánh hiện thực xã hội đơng thời với những xáo trộn do chủ nghĩa thực dân mang lại.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 40 - 41)