Cảm hứng đạo lý

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 45 - 50)

Cảm hứng đạo lý là cảm hứng mang ý nghĩa t tởng thẩm mĩ đã có truyền thống lâu đời trong văn học trung đại Việt Nam và Trung Quốc. Các quan điểm “văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ quán đạo”, “văn dĩ minh đạo”, “thi dĩ ngôn chí”, “t

vô tà” là những quan niệm nghệ thuật chủ đạo chi phối việc sáng tác, tìm cảm

hứng của các nhà văn, nhà thơ. Cảm hứng đạo lý đã đợc hình tợng hóa trong hai câu thơ nổi tiếng của cụ Đồ Chiểu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà .

Hồ Biểu Chánh đã tiếp mạch truyền thống tải đạo của truyện thơ, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vào các tác phẩm của mình. Những quan điểm về đạo lý của ngời xa đã đợc nhà văn phát huy và cải tạo phần nào theo một tinh

thần và nội dung mới cho phù hợp với yêu cầu của thời đại, của dân tộc. Chính Hồ Biểu Chánh đã tự xác định rằng nếu trong thơ ông bộc lộ những cảm xúc cũng nh quan niệm về chính trị, thì trong tiểu thuyết của ông chủ yếu nói về luân lý. Nhà văn từng phát biểu: “Tôi chắc con cháu tôi ngày sau chúng nó sẽ

tìm hiểu coi tôi là ngời nuôi tâm chí thế nào. Nếu chúng nó đọc đủ mấy chục bộ tiểu thuyết của tôi, tự nhiên chúng nó sẽ nhận thấy bình sanh tôi a ngay thẳng, ghét gian trá, thơng yêu ngời nghèo khổ, khinh rẻ giàu sang” [99, 83].

Với ý nghĩa nh vậy, nhà văn đã xác định cho mình mục đích “viết tiểu thuyết

để cảm hóa đặng lần lần dắt quần chúng trở về đờng chánh đại quang minh”

[99, 259]. Có thể nói, cảm hứng tải đạo đã chi phối sâu sắc nội dung tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh. Điều này đợc thể hiện trớc hết ở cách đặt tên tác phẩm, tên các chơng, hồi, tên nhân vật. Tên tác phẩm: Cha con nghĩa nặng, Đại nghĩa diệt

thân, Nặng gánh cang thờng, Nhân tình ấm lạnh, Vì nghĩa vì tình, ý và tình, Trọn nghĩa vẹn tình, Trả nợ cho cha… Tên các chơng, hồi: Kẻ lập mu, ngời làm nghĩa, Trọng Quý đền ơn, Tố Nga làm phớc, Ơn đền oán trả, Nghĩa cũ tình xa, Tình sâu tiết sạch, Ân tình trọn vẹn… Tên nhân vật: Chí Đại, Thủ Nghĩa, Chánh Tâm…

Đi vào nội dung cụ thể, độc giả nhận ra những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đề cập nhiều vấn đề thuộc về đạo lí Nho giáo nh trung, hiếu, tiết, nghĩa… Trong Ngọn cỏ gió đùa, Nặng gánh cang thờng, nhà văn thể hiện t tởng trung quân ái quốc của các nhân vật chính. Thân Nhơn Trung, một trọng thần suốt đời phụng sự triều đình, phò vua giúp nớc không ham quyền chức, không màng danh lợi, trở thành tớng quốc, khi tạ thế vẫn canh cánh trong lòng một nỗi lo lắng khôn nguôi: “Tới tuổi này thì chết đã vừa rồi; tiếc vì việc nớc lăng xăng,

triều đình lộn xộn, trung thần nhu nhợc, gian thần lẫy lừng, nếu không có ngời chấp quyền bỉnh cáng cho hẳn hòi, thì làm sao…” [27, 117]. Tiếp nối chí cha,

Thân Thanh Tòng đã thống lĩnh nghĩa binh triều đình dẹp tan quân Chiêm Thành xâm lợc. Sau đó, chỉ vì từ hôn công chúa mà chàng bị đày lên biên giới. Thế nhng, Thanh Tòng không một lời oán than. Các bộ tớng cũ khuyên chàng tạo phản thì chàng nổi giận mà quát rằng: “Tôi xin hai anh, nếu muốn cho

niềm bằng hữu đợc lâu dài, thì đừng có nói những lời vô quân vô đạo nh vậy nữa. Nếu hai anh cãi lời tôi, thì tình bằng hữu phải dứt, bởi vì tôi không thể làm bạn với ngời phản chúa đợc” [27, 132].

Tuy nhiên, với một vài nhân vật, sự trung quân đợc quan niệm khác với quan niệm truyền thống. Ngày trớc, trong chế độ quân chủ phong kiến theo hình mẫu Nho giáo, để tôn sùng sở hữu tối cao và ngôi vị độc tôn của ông vua, một yêu cầu mà giai cấp thống trị đặt ra cho mọi ngời dân là trung quân. Vì thế, t tởng trung quân đợc giai cấp thống trị tuyên truyền, quảng bá rộng rãi cho dân chúng và hình phạt đặt ra rất nặng nề, khắc nghiệt cho những ai phạm tội khi quân, bất kính với vua. Nhng trong tiểu thuyết Ngọn cỏ gió đùa, Hồ Biểu Chánh để các nhân vật tranh cãi về đạo quân thần. Đây là đoạn đối thoại giữa Vơng Thế Hùng và bố vợ:

“- Tha cha, đạo quân thần há con lại chẳng biết hay sao. Nhng mà con

xin nói vắn tắt lời này: Hễ làm vua mà không biết trọng nghĩa của tôi, thì tôi

phạt, chẳng còn biết ai là quân ai là thần, mà gọi là phản nghịch .

- Hừ! Lời nói quân vô phụ dữ! Vậy chớ mày quên câu Quân xử thần

tử, thần bất tử bất trung, phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu rồi sao?

- Tha, câu sách đó là câu của ngời nịnh hót nhà vua đặt ra mà làm cho ám muội lòng dân đặng tiện bề cai trị, câu đó là câu hại dân, chả có ích chi đâu mà phải làm theo” [32, 229-230].

Hai anh em Đinh Long, Đinh Hộ (Nặng gánh cang thờng) cũng có đồng quan điểm trên: “Tởng phò vua giúp nớc đặng làm việc chi vui lòng phỉ chí

kia, chớ phò vua giúp nớc đặng chịu những điều bất công bất chánh nh vầy thà là chiếm cứ một góc sơn hà, mình làm chủ lấy mình còn tốt hơn”, “Phản

thần hay là trung thần cũng vậy. Theo ý tôi, bọn ta nên thờ cái công lí thì phải hơn. Ai giữ công lí thì mình kính phục, ai không giữ công lí thì mình chống cự, chẳng cần gì phải lo giữ trung với ai, hay là phải sợ mang tiếng phản ai” [27, 130, 131].

Trong tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh đã ngợi ca tấm lòng hiếu thảo của những ngời con đối với cha mẹ. Trớc đây, trong truyện thơ chúng ta đã biết đến những tấm gơng hiếu nghĩa nh nàng Kiều bán mình chuộc cha, Lục

Vân Tiên nghe tin mẹ mất thì bỏ thi mà về quê chịu tang mẹ. Đọc tác phẩm Hồ Biểu Chánh, chúng ta cũng bắt gặp những tình cảm của con cái đối với cha mẹ hết sức cảm động. Nàng Xuân Hơng (Một đời tài sắc) vì cha mẹ vay nợ của ng- ời khác không trả đợc nên cô chấp nhận lấy ngời mình không yêu, lấy con trai chủ nợ để trừ nợ cho cha mẹ. Xuân Hơng đã phải hy sinh chữ tình để giữ chữ hiếu: “Rõ ràng bên hiếu nặng hơn bên tình nhiều lắm. Thí một đời mình trả

thảo cho cha mẹ, lại trả thảo luôn cho bên chồng nữa, thì còn do dự nỗi gì” [22, 62]. Tí (Cha con nghĩa nặng) cũng chọn con đờng hy sinh hạnh phúc riêng t, tiền đồ cá nhân để làm tròn chữ hiếu với cha. Cha mình vô ý giết mẹ phải bỏ trốn biệt xứ hơn 10 năm trời, lúc đó Tí còn nhỏ. Đến khi gặp lại cha, tình phụ tử trong Tí trỗi dậy. Tí kiên quyết đi theo cha để nuôi cha, chừng nào cha chết mới trở về. Tình thơng cha đã biến thành hành động, chữ hiếu gắn liền với chữ nghĩa. Điều hiếu nghĩa ấy vẫn là căn cốt, gốc rễ của đạo làm con. Vơng Thế Phụng (Ngọn cỏ gió đùa) khi biết cha mình là một trang hào kiệt phải sống cô độc do bất đồng với ông ngoại đã sẵn sàng bỏ ông ngoại giàu có để đến ở chăm sóc cho cha, bỏ cả thi cử.

Hồ Biểu Chánh có nhiều trang viết đề cao lòng chung thủy, việc giữ gìn tiết hạnh, phẩm giá của ngời phụ nữ. Cô T Chuyên (Chúa tàu Kim Quy) chỉ vì nhận lời với Thủ Nghĩa mà dù chàng bị tù giam cô vẫn không đi lấy ngời khác, ở vậy chờ chàng mời mấy năm ròng. Cô Hai Liền (Thầy thông ngôn) lại vì một lời hứa của Trần Văn Phong mà thủ tiết suốt đời. Cô Xuân Hơng (Một đời tài

sắc) chồng chết sớm nhng khi ngời yêu cũ xin chắp nối lại tình xa cô đã từ chối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với lý do: “Em đã vào làm dâu nhà họ Trơng rồi thì em phải thờ họ Trơng

trọn đời, có lẽ nào em đành mang gói mà qua nhà họ Hà nữa cho đợc” [22,

106]. Cô Hảo (Cời gợng) bị ngời yêu bỏ lúc bụng mang dạ chửa, nhng cô vẫn ở vậy mà nuôi con, không lấy chồng. Nàng Xuân Hoa (Một chữ tình) tởng chồng tự tử chết nên đã đi tu để trọn tình với chồng. Cô Túy Nga (Đóa hoa tàn) vì đã lấy một đời chồng nên nàng tự thấy mình không xứng đáng với tình yêu mà Hải Yến dành cho nàng.

Nét nổi bật trong cảm hứng chủ đạo của Hồ Biểu Chánh nói riêng và các nhà văn Nam Bộ nói chung là sự ca ngợi nhiệt thành, mãnh liệt t tởng vì nghĩa.

Thông qua những câu chuyện đời, Hồ Biểu Chánh ca ngợi những con ngời “xả

thân thủ nghĩa”, “trọng nghĩa khinh tài”, “hiếu nghĩa dũng vi”… Tinh thần vì

nghĩa đã làm cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh mang màu sắc đạo lý. Khái niệm nghĩa trong đời sống văn hóa tinh thần của ngời dân Nam Bộ có khác so với cách hiểu của Nho giáo. Nội hàm khái niệm mở rộng, đối tợng thực hiện chữ nghĩa cũng khác hơn. Con ngời vì nghĩa đã trở thành tấm gơng răn dạy đạo lí làm ngời. Khi Nam Bộ bị thực dân Pháp cai trị, những hiện tợng phi nhân bất nghĩa xuất hiện ngày càng nhiều. Hồ Biểu Chánh tiếp tục đề cao t tởng vì nghĩa trong hoàn cảnh mới.

Để thể hiện t tởng vì nghĩa, Hồ Biểu Chánh đã chia các nhân vật thành hai tuyến đối lập nhau: chính-tà, thiện-ác, có nhân, có nghĩa-bất nhân, bất nghĩa. Đây là xung đột cơ bản chi phối phần lớn cốt truyện của ông. Lực lợng phi nghĩa luôn dùng mọi thủ đoạn tấn công vào lực lợng chính nghĩa. Các tác phẩm thờng kết thúc có hậu, đạo đức, việc phải, lòng tốt bao giờ cũng dành chiến thắng; kẻ ác, kẻ xấu đều bị trừng trị thích đáng. Một điểm đáng lu ý là cũng có những tác phẩm nhà văn giải quyết xung đột giữa các nhân vật bằng sự hòa giải, tha thứ. Nếu ngời xấu biết “cải tà quy chính” thì họ cũng sẽ đợc hởng hạnh phúc. Vì vậy, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh gây xúc động cho ngời đọc, đa tâm hồn con ngời trở nên hớng thiện, đi vào con đờng chính đạo. Con đờng ấy là đạo làm ngời, lấy sự hiếu nghĩa, tình bác ái, lòng nhân hậu làm gốc. Tinh thần đạo lí trong tiểu thuyết của ông góp phần quan trọng cho việc bảo tồn, biểu dơng văn hóa Việt Nam và đặc thù của miền đất cực Nam của Tổ quốc. Điều đó giải thích tại sao nhà văn lại đặt bút hiệu là Biểu Chánh, tức là biểu dơng chính nghĩa.

Cảm hứng đạo lý trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh còn thể hiện qua việc nhà văn mợn lời của nhân vật hoặc đan cài vào truyện những lời giảng dạy luân lí của tác giả. Đây cũng là những điều chúng ta thờng gặp trong văn học trung đại. Đây là lời Hơng s Thiện nói với bà Cả (Cời gợng): “Xin lỗi chị, để em

nói cho chị nghe. ở đời quý là nhân nghĩa, quý là phớc đức, chớ không phải giàu sang mà quý đâu” [19, 36]. Ông Phán nói với thầy giáo (Ngời thất chí):

mình lại có thể làm ơn nghĩa đợc nữa… nhng mà phải dụng tâm dụng lực cho hiệp nghĩa nhơn mà làm ra tiền mới tốt, chứ cớp giật cào cấu cho có tiền thì quấy lắm” [45, 4]. Đây là lời của ông Huyện Hàm Tân nói với quan chủ tỉnh

(C kỉnh): “Ngời có hiếu, dẫu làm việc gì, dẫu ngồi địa vị nào cũng không quên

công ơn của cha mẹ. Quan lớn đợc cao sang, mà quan lớn biết tiếc không còn cha mẹ đặng chung hởng với quan lớn, bao nhiêu đó đủ chỉ rõ quan lớn là ng- ời có hiếu” [18, 19]…

Tóm lại, Hồ Biểu Chánh đã thành công khi viết những tiểu thuyết nhằm mục đích giáo huấn đạo đức. Thông qua tác phẩm của mình, nhà văn khuyên con ngời ta nên sống vì nghĩa vì tình, giá trị của con ngời là ở nhân cách chứ không phải ở tiền tài, địa vị, ăn ở phải có trớc có sau, ở hiền gặp lành, ác giả ác báo… Ngòi bút của ông luôn hớng về những con ngời bị áp bức, bóc lột, bị đọa đầy, bị xúc phạm nhân phẩm… với một sự cảm thông chân thành. ông muốn dùng đạo lí để cổ súy cho cái tốt, cái thiện, hạn chế cái xấu, cái ác. Những bài học đạo lý mà chúng ta có thể bắt gặp trong tiểu thuyết của ông là tình nghĩa gia đình: lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, cháu chắt đối với ông bà, sự chung thủy của tình vợ chồng…

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 45 - 50)