Coi trọng đồng tiền

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 63 - 67)

Trong một số tiểu thuyết, Hồ Biểu Chánh xây dựng những tính cách nhân vật bị chi phối bởi một dục vọng duy nhất là lòng tham tiền. Họ tìm mọi cách, bất chấp các thủ đoạn miễn sao đạt đợc mục đích là có thật nhiều tiền. Bà Phủ (Ai làm đợc) là một ngời nh vậy. Là vợ hai của quan Phủ, đợc ông yêu chiều nên đã tráo thuốc độc giết chết vợ cả của ông để độc chiếm chồng, tùy ý điều

khiển. Bạch Tuyết, con vợ cả đợc ông ngoại là Bạch Khiếu Nhàn thơng yêu và sẽ nhờng gia tài cho sau khi ông chết. Bà Phủ ép Bạch Tuyết lấy cháu trai của bà để cớp gia tài. Bạch Tuyết không đồng ý nên bỏ nhà ra đi theo Chí Đại mong sống một cuộc sống hạnh phúc. Bà Phủ đã cùng quan Phủ đến nơi Bạch Tuyết ở để kéo nàng về nhà với lý do bồi dỡng sức khoẻ cho nàng. Tại nhà quan Phủ, bà đã ép Bạch Tuyết uống thuốc độc nhng không thành, kết cục bị tòa án cầm cố tám năm tù giam. Bà Phủ Khánh Long (Tiền bạc bạc tiền) cũng là một ngời đàn bà lợi dụng những ngời đàn ông nhẹ dạ, cả tin để kiếm tiền. Bà thay chồng nh thay áo, nào là ông cò tàu, ông dây thép, quan kinh lý, quan trờng tiền, và mỗi lần bỏ chồng thì bà có vàng bạc nhiều thêm. Sau khi trở thành vợ của quan Phủ Khánh Long, không biết bà dùng cách gì mà sau một năm thì hai đứa con trai của ông chết, sau đó quan Phủ cũng chết, chỉ còn lại ba đứa con gái, phân nửa tài sản của quan Phủ thuộc về bà. Cũng trong tiểu thuyết này, Hồ Biểu Chánh còn khắc họa thành công chân dung Đỗ Thị, một mụ đàn bà không từ thủ đoạn nào để có tiền. Đỗ Thị tuyên bố triết lý sống là “phận tôi đây không cần, ai

giỏi thì cời, miễn là có nhiều tiền thì thôi”. Theo phơng châm sống ấy, bà ta có

những hành động đáng kinh tởm, bà không đồng ý gả con gái cho Hiếu Liêm vì “má thấy nhà nghèo má sợ lắm”. Bà đã ép Thanh Kiều lấy Triệu Cố, con chệt, nhng nhiều tiền. Thanh Kiều không đồng ý thì bà đánh đập rất tàn nhẫn, bà nghĩ đến chị của Thanh Kiều đã có chồng rồi thì “thầm tiếc không đem chị thế cho

em đợc”. Thói vô liêm sỉ của bà lên đến đỉnh điểm khi một lần bà rắp tâm gả

con gái cho ông huyện Hàm đã năm mơi tuổi, góa vợ, giàu có. Trớ trêu thay ông huyện Hàm lại mê bà chứ không a Thanh Kiều, thế là Đỗ Thị tự mình nhận lời lấy ông huyện Hàm. Khi chị gái chồng là bà Phủ Khánh Long qua đời vì tai nạn ô tô thì điều đầu tiên bà nghĩ đến là hỏi chìa khóa két bạc của bà Phủ, có tiền rồi bà trở mặt với ông huyện Hàm. Có thể thấy đồng tiền đã chi phối những hành vi, suy nghĩ của các nhân vật nói trên. Đây có thể xem nh là những đại biểu của tâm lý giai cấp t sản trên con đờng làm giàu. Nhà văn đã ghi lại những suy nghĩ đầy tính toán của các nhân vật để có thật nhiều tiền. Đây là tâm chí của Vĩnh Thái: “Trớc khi lo ích lợi chung, thì mình phải lo chí lợi riêng cho

thiên hạ đợc” [31, 86]. Còn đây là ý nghĩ của bà Phủ: “Tao coi mầy thạo việc đời chút đỉnh, nếu mầy ng ổng thì thân mầy đã sung sớng, mà có lẽ sấp con mầy sẽ nhờ nhiều đợc. Vậy mầy phải tính lại coi, chớ bỏ qua cái dịp tốt này nghĩ thiệt mầy. ở đời không có hơi nào mà sợ miệng thiên hạ, họ nói thế nào mặc kệ họ, miễn mình có tiền nhiều bận áo tốt, đi xe hơi lớn, đeo hột xoàn nhiều thì thiên hạ họ bẩm dạ, kiêng nể” [116, 220, 221].

Thói ham tiền của các nhân vật còn đợc nhà văn miêu tả qua việc hôn nhân cới hỏi. Các tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đã phơi bày cho độc giả thấy động cơ, mục đích chính của các cuộc hôn nhân là vì tiền, phải “môn đăng hộ

đối”. Vợ chồng Hơng cả Hoàng (Cời gợng) chỉ vì chê nhà thím giáo Điểu

nghèo nên đã cấm không cho con trai mình là Tô Hồng Xơng lấy con gái thím giáo Điểu mà cới con gái nhà Bá hộ Chinh giàu có với hy vọng “Thằng Xơng

mà nó lọt vô nhà đó, thì ngày sau tiền bạc nó làm giống gì cho hết, nó giàu hơn chú nó nữa a” [19, 28]. Bà Kế Hiền (Con nhà giàu) cũng có chung quan

điểm nh vậy. Khi tìm vợ cho con trai bà thì mục đích là “phải lựa chỗ cho xứng

đáng mà cới vợ. Má nghe nói ông Hội đồng Thởng giàu có hơn mình nhiều lắm, mà ông không có con trai, có hai đứa con gái, đứa lớn gả chồng rồi, nó về ở theo bên chồng nó, còn đứa nhỏ, vợ chồng ông cng lắm, tính gả bắt rể, nếu con sa vào đó con no lắm” [28, 20]. Một số tiểu thuyết khác của Hồ Biểu

Chánh cũng nói về chủ đề này là: Ngọn cỏ gió đùa, Tiền bạc bạc tiền, Đóa

hoa tàn, Nhân tình ấm lạnh, Tân Phong nữ sỹ, Tại tôi… Để có tiền, cha mẹ sẵn

sàng ép con cái phải lấy chồng, cới vợ ở nơi giàu sang dù cho đôi trẻ không có tình cảm gì với nhau. Hồ Biểu Chánh ghi lại một số quan niệm về vấn đề này nh sau: “Ngời ta dốt nhng ngời ta có tiền nhiều. Đời này hễ có tiền nhiều thì

dại cũng hóa ra khôn, còn nghèo sát khô dầu khôn cũng hóa ra dại, miễn giàu cho lớn thôi, cần gì phải hay chữ?” [23, 32], “ối, đời này hễ có tiền nhiều thì quý, ai cũng phải kiêng nể hết thảy. Làm ông gì cũng không bằng ông tiền“ ” [48, 15].

Có thể thấy, tính tham tiền của con ngời là một nét rất “thời đại” mà Hồ Biểu Chánh đã miêu tả đợc. Loại nhân vật này ít gặp trong văn học truyền thống

Việt Nam nhng lại xuất hiện nhiều trong văn học phơng Tây, nhất là ở các tác phẩm của H. Balzac. Hồ Biểu Chánh đã có sự đột phá khi nâng tính tham tiền của con ngời trở thành bản năng, dục vọng cá nhân. Các nhân vật trong tác phẩm của ông đã coi đồng tiền là trên hết, bất chấp mọi thủ đoạn để có thể kiếm đợc thật nhiều tiền. Ngòi bút của Hồ Biểu Chánh tỏ ra sắc sảo không kém các hiện thực phê phán sau này.

Đồng thời với việc thể hiện tính cách của những con ngời làm giàu bất chính, Hồ Biểu Chánh đã cho ta thấy những nét mới trong phẩm chất của nhân vật trong tiểu thuyết của ông là có nguyện vọng làm giàu chính đáng. Cậu Ba Lân (Lời thề trớc miễu) vì giận cha kế mà bỏ nhà ra đi, quyết tâm làm giàu: “Em tự quyết làm giàu cho đợc em mới nghe. Chừng nào em làm giàu đợc rồi

em sẽ về rớc má với chị đặng hởng chút sung sớng với em” [20, 10]. Chàng đã

lên Nam Vang lập tiệm bán rợu lẻ. Sau đó, chàng sang Lào bán nhà hàng, nuôi bò, trồng vanille. Nhờ vậy, Ba Lân trở thành một ông chủ giàu có. Chí Đại và Bạch Tuyết (Ai làm đợc), tuy ông ngoại giàu có, nhng họ vẫn muốn kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Lời đáp của Chí Đại đối với ông Khiếu Nhàn cho ta thấy điều đó:

“- Tha ông, cháu mang ơn ông rất nhiều, mấy năm nay cháu làm buồn

cho ông thì có, cháu trả ơn cho ông thì cha. Ông thơng cháu, ông nói chuyện nãy giờ đó, cháu cầm cũng bằng bạc muôn rồi.

Vả lại phận cháu làm trai đủ tay đủ chân nh ngời. Nếu Trời Đất định số phận cháu phải cực khổ trọn đời, mà ông cứu vớt cho cháu thì sợ nghịch ý trời đất. Vậy xin ông an dỡng quý thể, đừng lo cho phận cháu mà nhọc lòng ông” [116, 121].

Tâm lí ham làm giàu này chúng ta còn bắt gặp ở Duy Linh (Nhân tình

ấm lạnh). Vì không lấy đợc ngời mình yêu, Duy Linh đã bán toàn bộ ruộng đất,

nhà cửa đợc hai nghìn đồng làm vốn để đi buôn bán, quyết chí làm giàu. Anh ta mở tiệm hớt tóc đặt tên là “Văn minh tiến phát”, thuê thợ, mua giầy, nón, khăn, dầu thơm, phấn hộp… để kinh doanh. Duy Linh buôn bán ngày càng phát đạt, kẻ mua ngời bán dập dìu.

Những tác phẩm khác của Hồ Biểu Chánh cũng đề cập đến việc làm giàu do hai bàn tay lao động mà có. Tất Đắc (Nợ tình) vừa làm nghề dạy học, vừa làm thông ngôn cho hãng xe hơi. Khi có cơ hội, chàng qua Pháp học lấy bằng Bác vật rồi về làm ở Sở khai thác khoáng sản, trở nên giàu có, lấy đợc ngời mình yêu. Lê Thủ Nghĩa (Chúa tàu Kim Quy) nhờ tìm đợc kho báu mà trở thành chúa tàu nhng ông không ỷ lại vào tài sản mà thuê nhiều ngời làm, mở rộng kinh doanh buôn bán trên biển trong và ngoài nớc. Lê Văn Đó (Ngọn cỏ

gió đùa) từ một ngời tù vợt ngục, nhờ biết đốn cây cất nhà ở, khai phá rừng

hoang mà làm ruộng, quy tập dân làng cùng làm ăn nên đã trở thành một ngời cự phú vang danh thiên hạ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 63 - 67)