Đối sánh Cay đắng mùi đời-Không gia đình

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 117 - 120)

Một tiểu thuyết khác của Hồ Biểu Chánh phóng tác từ tác phẩm Không

gia đình của H. Malot cũng có giá trị đặc sắc là Cay đắng mùi đời. So với

nguyên tác, trong Cay đắng mùi đời Hồ Biểu Chánh dùng cốt truyện của H. Malot (1830-1907), thêm bớt một số nhân vật, tình tiết để đa câu chuyện vào

khung cảnh hoàn toàn Việt Nam. Hai tiểu thuyết đều kể về một đứa trẻ sơ sinh bị những ngời thân bỏ rơi vì muốn đợc hởng tài sản của bố mẹ nó sau này. Đứa bé đợc một đôi vợ chồng đem về nuôi, ngời chồng tính khí rất cục cằn, thô lỗ đã đem bán đứa trẻ cho một gánh hát dạo. Trong quãng đời lu lạc, đứa bé tình cờ gặp đợc mẹ và em ruột nhng không nhận ra. Sau một thời gian tìm nhau, đứa trẻ đợc đoàn tụ với gia đình.

So với tiểu thuyết Không gia đình thì Cay đắng mùi đời có dung lợng chỉ bằng một phần ba, không phân chia thành các chơng mục, Hồ Biểu Chánh chỉ giữ lại những nhân vật chính nh: thằng Đợc (Rémi), Ba Thời (má Barberin), thầy Đàng (cụ Vitalis), thằng Bỉ (Mattia), bà Hội đồng Nhàn (Bà Miligent); thầy thông Lợi (Giem Miligent), bố mẹ giả của thằng Đợc… Nhiều chi tiết trong

Không gia đình cũng đợc Hồ Biểu Chánh thay đổi cho thích hợp với hoàn cảnh

cụ thể của nớc ta nh con bò sữa của má Barberin đợc thay bằng con heo quắn của Ba Thời; cụ Vitalis vốn là ca sỹ nổi tiếng Carlo Balzani chẳng may bị mất giọng, còn thầy Đàng trớc làm thông ngôn, sau xin nghỉ việc vì quan trên khắt khe; gánh xiếc của cụ Vitalis gồm có Rémi, ba con chó và một chú khỉ, còn gánh hát của thầy Đàng chỉ có thằng Đợc và con Liên; cậu bé Mattia có khả năng chơi đàn viôlông, thằng Bỉ lại có thể thổi kèn lá. Song điểm khác biệt nhất của Cay đắng mùi đời so với Không gia đình là Hồ Biểu Chánh đã Việt hóa hoàn toàn từ tâm lý nhân vật cho đến việc miêu tả nếp sinh hoạt, lối sống, cảnh sắc của miền quê Nam Bộ.

Nếu nh trong Không gia đình, H. Malot miêu tả những cảnh sống hết sức bấp bênh của những ngời hát rong, những gánh xiếc di động, những ngời thợ mỏ, những ngời nông dân trồng hoa màu, những ngời nghèo sống ven ngoại ô Paris, cũng nh cuộc sống hết sức sang trọng của những ngời quyền quý, thì Hồ Biểu Chánh tập trung phản ánh những sự bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ là t tởng trọng nam khinh nữ, chế độ đa thê, quan niệm tam tòng, chẳng hạn:

“Cách sáu bảy tháng sau, Ba Thời nghe ngời ta nói chồng mình đã có

vợ khác bên Cần Đớc và đã dắt nhau xuống Cần Thơ mà làm ruộng. Chị ta nghe chồng bạc bẽo thì phiền não vô cùng, vào ra quạnh quẽ hết muốn làm ăn, sớm tối thở than khó cầm giọt lụy. (…) Tuy chồng bạc bẽo thì phiền, nhng

mà chị ta vẫn cũng còn thơng hoài, chẳng hề tính lấy chồng khác, nên về ở với vợ chồng Lê Văn Tiết gần một năm nay, ngày lo làm công việc, tối nằm mảng đợi trông, thầm vái van cho chồng nghĩ bụng trở về, đặng cho cá nớc sum vầy, dẫu cực khổ cũng cam tâm chờ vận. Trông đã mỏi mắt mà chồng chẳng thấy về” [107, 165].

Tên Hữu ở với vợ bé đợc chín năm thì trở về nhà. Lúc này Ba Thời có một đứa con nuôi đợc 9 tuổi. Thấy vậy tên Hữu đã lên giọng thắc mắc, mắng mỏ Ba Thời:

“- Đàn bà, chồng đi làm ăn xa, ở nhà khi không mà có con, làm chồng

ai lại không nghi.

- Tôi nói con tôi xí đợc để tôi nuôi chớ không phải con tôi đẻ. Trời ôi. Oan ức cho tôi biết chừng nào.

- Thuở nay ngời ta có xí đợc thì xí đợc tiền bạc, chớ có ai mà xí đợc con bao giờ.

…Ba Thời nghe nói nghẹn ngào, ngồi khóc ngay chớ không nói chi đợc nữa” [107, 178].

Hai đoạn văn trên đây cho chúng ta thấy, Hồ Biểu Chánh đã diễn tả đúng tâm trạng của những ngời phụ nữ Việt Nam thời bấy giờ. Đó là những ngời vợ, ngời mẹ chịu thơng, chịu khó, một lòng, một dạ với chồng. Dẫu chồng có lấy vợ bé đi nữa họ vẫn ở vậy mà thủ tiết vì tin rằng sẽ có một ngày chồng hồi tâm chuyển ý. Đoạn đối thoại nói trên cũng cho ta thấy đợc tâm lý ngây thơ của ng- ời phụ nữ nông thôn Nam Bộ ít đợc học hành, bị chồng tỏ ý nghi ngờ mình ngoại tình nhng không biết làm thế nào để giải bày, thanh minh với chồng. Qua đây, nó cũng cho ta thấy thói gia trởng và quan niệm trọng nam khinh nữ, đàn ông thì có thể lấy nhiều vợ của xã hội cũ.

Chúng ta cũng có thể so sánh đoạn văn tả cảnh Rémi và thằng Đợc ở khách sạn để thấy đợc sự khác nhau về tính cách của hai nhân vật chính. Cả hai cậu bé lần đầu tiên đặt chân vào khách sạn, thấy nhiều đồ đạc sang trọng, đợc ăn nhiều món ăn ngon, nhng mỗi đứa phản ứng một cách khác nhau. Trong

Không gia đình, Rémi và Mattia không có vẻ gì là lạ lẫm, e ngại trớc khung

thứ mà chúng đợc hởng. Còn trong Cay đắng mùi đời Hồ Biểu Chánh đã thêm một số chi tiết so với nguyên tác. Ông cho chúng ta thấy đợc sự quê mùa, hồn nhiên, bỡ ngỡ trớc cuộc sống sung sớng của hai đứa trẻ. Đây quả là những trang viết miêu tả chính xác tâm lý của những cậu bé nhà quê lần đầu tiếp xúc với văn minh thành thị. Chi tiết thằng Đợc và thằng Bỉ bỏ hòn đá vào miệng mút chúng ta có thể bắt gặp ở mọi trẻ em Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày.

Một điểm khác biệt nữa giữa Cay đắng mùi đời và Không gia đình là Hồ Biểu Chánh đã tạo đợc một bối cảnh sinh hoạt, môi trờng sống của các nhân vật đậm màu sắc Nam Bộ. Trên quãng đời phiêu lu nay đây mai đó của gánh hát thầy Đàng, nhà văn miêu tả những địa danh, con sông, cái chợ, loài vật hoàn toàn Việt Nam. Đó là những địa danh: chợ Lớn, Gò Công, Cần Thơ, Mỹ Lợi, Bạc Liêu, Bến Lức, Cần Đớc, Sài Gòn, Trà Vinh, Chợ Rẫy, Cần Giuộc, Bến Thành, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Vũng Liêm, Bà Rịa, Càng Long, Tây Ninh, Châu Đốc, Bến Tre, Mỏ Cày… Đó là những con vật, thức ăn, dụng cụ gần gũi với ngời dân Nam Bộ: vịt, gà, lợn, chó, khỉ, trâu, xá xíu, bánh mỳ, lạp xởng, bánh cam, đàn tranh, đàn kìm…, những cách xng gọi, ứng xử đậm sắc thái miền Nam… Có thể khẳng định, Cay đắng mùi đời là một tác phẩm phóng tác khá thành công của Hồ Biểu Chánh. Cốt truyện và các nhân vật chính đều đợc giữ lại. Ông đã Việt Nam hóa Không gia đình của H. Malot, cấp cho nó cảnh sắc, cuộc sống Nam Bộ và cốt tính, ngôn ngữ, con ngời miền Nam. Do vậy, ấn tợng mô phỏng hầu nh không còn. Hồ Biểu Chánh đã dẫn dắt ngời đọc đi vào thế giới trẻ em bằng những khám phá tâm lý tài tình và sức tởng tợng phong phú. Tất cả đã làm nên sức hấp dẫn của Cay đắng mùi đời với các thế hệ độc giả Nam Bộ.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 117 - 120)