Đặc điểm, tính cách nhân vật

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 56 - 57)

Tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của con ngời qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lý của họ. Aristote đã cho rằng: nhân vật sẽ là có tính cách nếu trong lời nói hay hành động bộc lộ một khuynh hớng ý chí nào đó, bất kể nó tốt xấu nh thế nào. Có thể hiểu, tính cách nh là đặc điểm của nhân vật, khuynh hớng xã hội và là quy luật hành động của nhân vật. Trong văn học Việt Nam trung đại, con ngời cá nhân đã từng xuất hiện dới những hình thái phong phú, song đó vẫn chỉ là những con ngời siêu cá thể, con ngời vũ trụ, tự nhiên và tâm linh. Phải đến đầu thế kỷ XX, chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam đã gây ra những biến động lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, làm cho con ngời cá thể dần dần xuất hiện, thay thế cho con ngời cá nhân siêu cá thể… đợc miêu tả trong tiểu thuyết Việt Nam trung đại. Con ngời cá nhân cá thể xuất hiện nh một hiện tợng tất yếu trong đời sống đã tạo ra cho văn học một đối tợng miêu tả mới, một công chúng văn học mới, một kiểu tác giả mới. Đó là những nhân tố quyết định

sự thay đổi quan niệm về chức năng và đối tợng phản ánh của văn học, làm thay đổi hệ thống đề tài, chủ đề và hệ thống hình tợng nhân vật… hớng văn học vào miêu tả sự phong phú, phức tạp của đời sống cá nhân cá thể.

Cũng nh Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, con ngời cá nhân cá thể đã đợc phản ánh trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh. Tuy sự phản ánh đó cha đạt đến mức điêu luyện và thần thục nh các tiểu thuyết gia Tự lực văn đoàn và văn học hiện thực phê phán sau này, nhng Hồ Biểu Chánh bớc đầu tạo nên những nhân vật có ý thức cá nhân, cá tính rõ ràng. Những nét đặc điểm, tính cách nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có nhiều nét mới so với nhân vật trong văn học trung đại. Trong các tiểu thuyết của mình, Hồ Biểu Chánh xây dựng nên một thế giới nhân vật đông đảo, đa dạng với những đặc điểm, tính cách khác nhau. Xã hội mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm là miền Nam với những biến động lớn lao dới ách thống trị của thực dân Pháp.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 56 - 57)