Mô phỏng tác phẩm văn học nớc ngoà

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 111 - 114)

Những thập niên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tiểu thuyết quốc ngữ b- ớc đầu hình thành và phát triển ở Việt Nam. Tiểu thuyết thời kỳ này đang có những bớc đi mang tính chất thể nghiệm. Những tác phẩm đầu tiên ra đời cha đủ sức lôi cuốn độc giả Việt Nam. Phải đến những năm 1920, khi quá trình dịch thuật phát triển, tiểu thuyết Trung Quốc và Phơng Tây đã đợc các dịch giả Việt Nam chuyển sang tiếng Việt. Chỉ tính riêng ở Nam Bộ từ 1904 đến 1910 đã có 46 cuốn truyện Tàu đợc xuất bản. Trong đó có các kiệt tác nh Tam quốc chí diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Đông chu liệt quốc, Nhạc Phi diễn nghĩa, Tây sơng ký, Hồng lâu mộng… Phong trào dịch thuật phơng Tây cũng phát triển

mạnh. Tiểu thuyết của A. Daudet, A. Dumas, H. Balzac, H. Malot, V. Hugo, W. Scott… đợc xuất bản ở Việt Nam. Nhiều nhà văn tiếp thu văn học nớc ngoài nh một nguồn sáng tạo nghệ thuật để xây dựng tiểu thuyết của mình. Đây là một việc làm hoàn toàn bình thờng. Nhà văn A. Solzhenitsyn, giải thởng Nôben văn học năm 1970, đã phát biểu: “Không một tác phẩm nghệ thuật mới nào đạt tới

sự tồn tại (dù có ý hay vô ý) mà lại không có mối liên hệ hữu cơ với cái đợc sáng tạo trớc đó” [8, 341]. Viện sỹ M. Arnaudov cũng đã khẳng định: “Các tác phẩm của những nhà văn khác có thể không chỉ là những nguyên liệu sống mà còn là cả một nguồn các hứng thú sáng tác hay các mô típ thơ ca có sẵn. ở đây kinh nghiệm của ngời khác đợc nắm qua việc gạn lọc, cải biên vốn đã mang phẩm chất nghệ thuật rồi. Vậy nên, ngay khi nhà thơ là thiên tài, thì trong kỹ thuật hay sự sáng chế của mình vẫn có thể có sự vay mợn, vô tình chịu ảnh hởng từ phía các bản tính sáng tạo gần gũi”[8, 192].

Nhà phê bình A. Thibaudet cho biết V. Hugo lúc 30 tuổi đã bắt chớc W. Scott trong Nhà thờ Đức bà Pari, rồi đến năm năm mơi tuổi lại chịu ảnh hởng của Ơgienxuy trong Những kẻ không thành đạt và rút ra nhận xét: “Tởng tợng

của ngời này đốt bùng lên tởng tợng của ngời kia. Đấy là một sự bắt chớc bên ngoài, diễn biến của cốt truyện hay cách miêu tả của một nhà tiểu thuyết này đã cổ vũ một nhà tiểu thuyết khác để ông ta gửi gắm tâm hồn vào công trình của mình. Bất kỳ một sự bắt chớc có kết quả nào cũng là một sự bắt chớc có vẻ ngoài mà thôi” [8, 193]. Nh vậy, tiếp thu kinh nghiệm văn học nớc ngoài là

một việc làm cần thiết và đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, trong quá trình phóng tác không phải nhà văn nào cũng thành công.

Trong văn học Việt Nam trung đại, nhiều nhà văn cũng đã mô phỏng các tác phẩm của văn học Trung Quốc. Theo giáo s Trần Nghĩa, nớc ta có khoảng 90 tiểu thuyết Hán, Nôm, trong đó tiểu thuyết chữ Hán gồm 40 quyển. Số tiểu thuyết Hán, Nôm Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc là 30 quyển. Một số truyện thơ trung đại cũng chịu ảnh hởng của những tác phẩm của Trung Quốc nh Nữ tú tài, đợc chuyển thể từ tác phẩm Nữ tú tài di hoa tiếp mộc, Song tinh

(Nguyễn Huy Tự) phỏng theo Đệ bát tài tử hoa tiên ký, Truyện Kiều (Nguyễn Du) mô phỏng Kim Vân Kiều truyện…

ở bớc đầu phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, hiện tợng mô phỏng, phóng tác văn học nớc ngoài là hiện tợng hết sức phổ biến. Nhiều nhà văn đã tiếp thu kỹ thuật viết tiểu thuyết của văn học phơng Tây nh Nguyễn Thời Xuyên, Lê Hoằng Mu, Bửu Đình, Phú Đức, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Lân… Họ đã góp phần cách tân thể loại tiểu thuyết về các mặt xây dựng cốt truyện, tình tiết, bố cục tác phẩm, tính cách, tâm lý nhân vật và ngôn ngữ nghệ thuật. Trong số các tác giả phóng tác thì Hồ Biểu Chánh là ngời tiêu biểu nhất. Ông đã biến tác phẩm của ngời khác thành của mình chứ không chỉ là những sản phẩm phỏng dịch. Hồ Biểu Chánh biết dựa vào cốt truyện của tiểu thuyết Pháp mà viết nên những tác phẩm thích hợp với nếp sinh hoạt của con ngời Việt Nam với những nét đặc sắc riêng. Trong hồi ký Đời của tôi về văn nghệ, Hồ Biểu Chánh cho biết: “Đọc tiểu thuyết hay tuồng hát Pháp văn, hễ tôi cảm thì tôi lấy chỗ tôi cảm đó mà làm đề, rồi phỏng theo ít nhiều hoặc tách riêng ra mà sáng tác một tác phẩm hoàn toàn Việt Nam. (…) Tuy tôi nói phỏng theo, song kỳ thiệt tôi lấy đại ý mà thôi, mà có khi tôi lật ngợc tới đại ý, làm cho cốt truyện trái hẳn, tâm lý khác xa với truyện Pháp” [99, 147]. Theo bảng thống kê của chính

tác giả thì trong số 64 cuốn tiểu thuyết ông viết có 11 tác phẩm đợc ông viết ra bởi cảm tác phẩm tiểu thuyết phơng Tây:

- Chúa tàu Kim Quy-Le Comte de Monte Cristo (A. Dumas). - Cay đắng mùi đời-Sans Famille (H. Malot).

- Chút phận linh đinh-En Famille (H. Malot).

- Thầy thông ngôn-Les Amours d Estève (A. Theuriet). - Ngọn cỏ gió đùa-Les Mesérables (V. Hugo).

- Kẻ làm ngời chịu-Les deux gasses (P. Decourceille). - Vì nghĩa vì tình-Fanpan et Clauđime (P. Decourceille) - Cha con nghĩa nặng-Le Calvaire.

- ở theo thời-Topaze (M. Paguol). - Ông Cử-L’Aristo.

- Đoá hoa tàn-Le Rosaire

- Ngời thất chí-Crine et Chatiment

Nhận xét về hiện tợng Hồ Biểu Chánh tiếp thu có chọn lọc những tác phẩm văn học nớc ngoài để phóng tác thành tác phẩm của mình, Trần Hữu Tá viết: “Dù là ở ý, ở Pháp hoặc ở phơng trời châu Âu xa lạ nào trong các tác

phẩm của V. Hugo và A. Dumas, của H. Malot và A. Theuriet, nhng qua sự cảm thụ tinh tế của Hồ Biểu Chánh và khả năng phóng tác tài hoa của ông, những Cay đắng mùi đời, Chúa tàu Kim Quy, Ngọn cỏ gió đùa… vẫn có sắc thái riêng, có giá trị riêng. Ngời đọc vẫn cứ ngỡ là gặp ở đây những vùng đất Nam Bộ, sống lại không khí một thời của vùng đất này với những con ngời chất phác, trung thực, hiền lơng đã đổ mồ hôi và máu trên các miệt đồng, các kênh rạch đồng bằng Sông Cửu Long” [134, 21-22]. Chính vì vậy mà các tiểu

thuyết của Hồ Biểu Chánh đã đợc độc giả đọc nhiều nhất ở miền Nam nửa đầu thế kỷ XX và chúng làm cho ông trở thành nhà văn bình dân nhất của Nam Bộ trong giai đoạn này.

Trong quá trình tiếp thu các tiểu thuyết phơng Tây, Hồ Biểu Chánh giữ nguyên cốt truyện hay một phần cốt truyện, còn câu chuyện, hoàn cảnh, tính cách, tâm lý, hành động, lời kể chuyện đều do ông tạo ra. Khả năng phóng tác của Hồ Biểu Chánh đạt tới mức tài tình bởi tất cả câu chuyện đều thấm đẫm màu sắc Nam Bộ. Hồ Hữu Tờng trong bài viết Nhập mộng và tỉnh mộng, đăng trên tạp chí Văn, số ngày 30/4/1967, đã nói về cảm nghĩ của ông khi đọc tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh: “Lúc ở Việt Nam đọc Ngọn cỏ gió đùa, Chúa tàu

Kim Quy, tin rằng Hồ Biểu Chánh đã dựng những truyện hoàn toàn Việt Nam. Khi sang Pháp học, đọc V. Hugo, A. Dumas… thấy Hồ Biểu Chánh đã cảm đề, phóng tác, nhng rồi vẫn trở về, thích đọc Hồ Biểu Chánh hơn. Bởi vì chính là những tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mới giúp cho tôi nhập mộng mà trở về quê nhà sống gần gũi với đám trẻ bụng chang bang, con heo kêu ột ệt bên cạnh sân nớc”.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 111 - 114)