Kết cấu theo trình tự thời gian

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 73 - 74)

Loại kết cấu này xuất hiện nhiều ở những tác phẩm bố cục theo hình thức chơng hồi. Với dạng kết cấu này, thời gian là cái trục chính để dẫn dắt câu chuyện, xâu chuỗi các sự kiện, các hành động của nhân vật. Đây là một biện pháp kết cấu cổ điển mà chúng ta thờng gặp trong những truyện kể dân gian, truyện thơ và tiểu thuyết Việt Nam viết bằng chữ Hán nh Hoàng Việt Long hng

chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Việt Lam xuân thu… Theo lối kết cấu này, toàn

bộ câu chuyện đợc tách ra thành nhiều hồi, nhiều tiết. Mỗi chơng, mỗi hồi, mỗi tiết có thể gói gọn một sự kiện, một câu chuyện. ở đầu mỗi chơng, mỗi hồi, tác giả tóm tắt những sự kiện chính bằng hai câu thơ, câu đối hoặc một cụm từ.

Trong văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, loại kết cấu này thờng đợc tìm thấy trong tác phẩm của Trơng Duy Toản (Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian

truân), Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kỳ duyên, Một đôi hiệp khách), Lê

Hoằng Mu (Phùng Kim Huê ngoại sử, Oán hồng quần), Tân Dân Tử (Giọt máu

chung tình)… và ở phần lớn các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trong số 43

tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh trớc 1945, chỉ có 2 cuốn là các chơng đợc mở đầu bằng hai câu đối nói rõ nội dung của chơng đó (Chút phận linh đinh và

Nặng gánh cang thờng).

Tiểu thuyết Chút phận linh đinh có XV chơng, mở đầu mỗi chơng bằng 1, 2 câu thơ 7, 8 hoặc 9 chữ tóm tắt nội dung của chơng đó. Ví dụ:

Chơng I (2 câu, 7 chữ):

Lỡ bớc thơng ngời không dám ngó, Nhớ lời cám nghĩa phải làm khuây

Chơng III (2 câu, 8 chữ):

Nghe chồng mất, vợ hiền lo đáp nghĩa Thơng con thơ, mẹ yếu phải hồi hơng

Chơng VIII (2 câu, 9 chữ):

Bởi bối rối nhờ có vợ chệc tiếp rớc, Đơng bơ vơ may gặp sốp phơ đa giùm

Cách đặt tên chơng nh trên giúp độc giả đoán đợc những nội dung chính của mỗi chơng, những diễn biến của câu chuyện diễn ra sau đó. Điểm khác ở tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là cuối mỗi chơng không có những câu hỏi chuyển đoạn nh: “Vị tri h thực nh hà, thả thính hạ hồi phân giải”, “cha biết

thắng thua thế nào, xem hồi sau phân giải’’, và “không biết ngời ấy là ai, xem hồi sau sẽ rõ”.

Với lối kết cấu theo thời gian, trình tự thời gian đợc giữ nguyên, chuyện gì xảy ra trớc nói trớc, chuyện gì xảy ra sau nói sau, không theo mạch tâm tởng của nhân vật. Mỗi chơng, đoạn, hồi của tác phẩm gắn với một hay nhiều sự kiện. Liên kết các chơng, hồi, đoạn thành một mắt xích tạo ra sự vận động của nội dung cốt truyện. Những tiểu thuyết của ông sử dụng lối kết cấu này là:

Nhân tình ấm lạnh, Tại tôi, Lời thề trớc miễu, Nợ đời, Cời gợng, Khóc thầm, Ngọn cỏ gió đùa… Trong đó, tiểu thuyết Nhân tình ấm lạnh là tác phẩm duy

nhất đợc tác giả chia thành hồi. Lời thề trớc miễu, Tại tôi là hai tác phẩm đợc

Hồ Biểu Chánh chia thành đoạn. Các tiểu thuyết còn lại của ông đợc chia thành chơng, đợc đánh số hoặc không đánh số. Rất nhiều tác phẩm của Hồ Biểu Chánh viết theo cách kết cấu này. Ngay cả những tiểu thuyết không viết theo lối chơng hồi thì kết cấu này vẫn đợc nhà văn sử dụng nh Con nhà nghèo, Con nhà

giàu, Tiền bạc bạc tiền, C kỉnh, Một chữ tình… Sử dụng lối kết cấu này, các

tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh thờng kết thúc có hậu.

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 73 - 74)