Ham danh lợ

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 67 - 68)

Tham danh hám lợi là một nét tính cách của nhân vật thờng gặp trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Họ thờng là những ông chủ, bà chủ giàu có, muốn đợc mọi ngời kính trọng, ngỡng mộ nên không tiếc tiền để mua về cái danh hão và phải trả giá bằng tính mạng của chính mình. Đây chính là một nét tính cách của giai cấp t sản trong xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Bá Vạn trong Tiền bạc bạc tiền là một ngời giàu có, nhng vì nghe theo mọi ng- ời khuyên ra tranh cử chức Nghị viên trong Hội đồng quản hạt nên đã ra sức lấy lòng cử tri. Không đủ tiền, Bá Vạn đã khoán nhà đất, xin vay mời ngàn đồng bạc quyết tranh cử cho đợc. Kết cục Bá Vạn không trúng cử vì tiền ít hơn đối thủ. Ông ta trở nên tán gia bại sản, lâm trọng bệnh mà chết. Qua số phận của Bá Vạn, độc giả thấy đợc thực chất những cuộc bầu cử Hội đồng quản hạt ở Nam Kỳ là sự mua danh bán tớc nhằm mu cầu lợi ích riêng. Trong cuộc tuyển cử đó, cử tri “ai cũng quyết đem quyền bỏ thăm ra đấu giá mà bán chứ không biết

dùng quyền ấy mà lựa ngời xứng đáng đặng bầu cử để thay mặt lo những việc ích quốc lợi dân”. Vì vậy, ngời nào mua đợc nhiều cử tri sẽ thắng cuộc. Lê Thái

Bình (Đóa hoa tàn) cũng là một ngời vì ham danh lợi mà từ một ngời giàu có trở nên nghèo kiết xác. Lê Thái Bình đã tranh chức cai tổng tốn hết mấy chục

ngàn bạc, tiếp đó khi đợc thăng chức đã khao hàng tổng hết mời mấy ngàn. Vì vậy, số tài sản mà ông đổ mồ hôi nớc mắt làm ra đã tan thành bọt nớc.

Võ Nh Bình (Bỏ vợ) là một thanh niên mồ côi cả cha lẫn mẹ, đợc ông Ba Chánh gả con gái cho mà không đòi hỏi lễ vật gì cả. Gặp khi nhà nớc mở hội thi chọn ký lục, Bình đi thi và đỗ đầu. Từ đó, Bình nảy ra ý nghĩ không tốt. Anh ta nói: “Ai nói tham danh tham lợi thì tôi chịu hết thảy, tôi sẽ cứ một đờng mà b-

ớc hoài là làm có nhiều tiền, dầu làm phơng pháp nào cũng đợc, chẳng cần chọn lựa. Để chừng tôi giàu sang rồi thầy sẽ thấy thiên hạ họ kính trọng tôi hay là họ khinh bỉ tôi” [37, 4]. Để đạt đợc mục đích đó, thầy bỏ cô vợ hiền với

đứa con thơ mà đi lấy con gái một bà góa phụ giàu có.

Nh vậy, thói ham danh lợi xuất hiện trong văn học truyền thống nhng đến thời Hồ Biểu Chánh nó đã có những sắc thái mới. Trớc đây, các nhân vật trong văn học trung đại thờng có chí lập công danh để đem lại ích nớc lợi dân, phụng sự quốc gia, dân tộc. Sang thời hiện đại, Hồ Biểu Chánh đã cho thấy ngời ta ham danh là để thỏa mãn lợi ích của bản thân. Nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh quan niệm: “Đời bây giờ làm nghề nào cho lợi bằng Hội đồng” (Tiền bạc bạc tiền), “ở thế gian, ai cũng vậy, không ham danh thì cũng ham

lợi, nếu không ham thứ nào hết, thôi thì đi tu cho rồi chứ ở thế gian sao đợc”

(Đóa hoa tàn).

Một phần của tài liệu Truyền thống và cách tân trong tiểu thuyết của hồ biểu chánh trước 1945 (Trang 67 - 68)