a. Khái niệm
Là các phương tiện được vận hành bởi chính chủ nhân của nó với mục đích nào đó. Ở các đô thị, hành khách sử dụng phương tiện cá nhân để đi lại là rất phổ biến, nhất là các đô thị vừa và nhỏ, ở những đô thị này, khoảng cách bình quân chuyến đi thường ngắn, sử dụng phương tiện đi lại cá nhân sẽ linh hoạt, tiện lợi và nhanh chóng.
b. Các loại phương tiện đi lại cá nhân
Là loại phương tiện đi lại thô sơ, ra đời vào thế kỷ XVII và đã trải qua một thời kỳ dài phát triển, được sử dụng phổ biến trên thế giới. Hiện nay, ở nhiều nước có xu hướng sử dụng xe đạp tăng lên, loại PTĐL này có đặc điểm:
- Giá rẻ, phù hợp với mọi tầng lớp dân cư, dễ sử dụng, dễ bảo quản và dễ sửa chữa.
- Tính cơ động và tính linh hoạt cao, tốc độ tuy không cao nhưng có thể đi lại trong mọi điều kiện.
- Không gây ô nhiễm môi trường, mức độ an toàn cao, mất nhiều sức lực của người sử dụng, đây là một loại phương tiện đi lại khá phổ biến, thích hợp với chuyến đi có khoảng cách từ 700 m 3 km.
Ở đô thị lớn, cùng với sự phát triển của đô thị, các loại hình vận tải khác phát triển theo, xe đạp trở thành loại phương tiện ít được sử dụng, nó chỉ phù hợp cho hành khách là học sinh và một phần sinh viên. Đối tượng này có chuyến đi với cự ly ngắn (dưới 4km), đối tượng khác ít dùng loại phương tiện này vì thời gian đi lại hơi dài, không thích hợp cho họ.
* Xe máy cá nhân
Hiện nay, ở các đô thị Việt Nam thì tỷ lệ hành khách sử dụng loại phương tiện này nhiều nhất, một mặt do thói quen của người dân, mặt khác, loại hình vận tải hành khách công cộng chưa thật sự hấp dẫn họ. Trên đường, xe máy cá nhân vẫn là loại phương tiện chủ yếu (chiếm khoảng 70%), kể cả đô thị lớn và vừa.
+ Loại phương tiện này cơ động, không mất thời gian chờ đợi.
+ Thời gian đi lại nhanh do dễ dàng lựa chọn hành trình. (hầu như không bị hạn chế).
+ Hành khách thường kết hợp nhiều mục đích, nhiều điểm đến trong một hành trình.
+ Thời gian sử dụng 24/24 giờ.
Hành khách sử dụng xe máy cá nhân dẫn đến diện tích chiếm chỗ mặt đường ở trạng thái động rất lớn, dễ gây ùn tắc và tai nạn, bộ mặt giao thông đô thị lộn xộn, mất mỹ quan, không thông thoáng. Thời gian đi lại bằng xe máy cá nhân tương đương với đi lại bằng xe buýt trong khu vực nội thành, nhưng chậm hơn rất nhiều so với đi bằng tàu điện ngầm, đường sắt nhẹ trên cao.
Hiện nay, một số đô thị lớn trên thế giới (Pari chẳng hạn), chính quyền thành phố rất khuyến khích người dân sử dụng xe đạp để giảm thiểu khói bụi và
tiết kiệm nhiên liệu qua hình thức cho thuê xe đạp công cộng, ở Trung quốc, tỷ lệ người dân sử dụng xe đạp khá cao góp phần đáng kể cải thiện môi trường sống cho đô thị.
* Xe ô tô con cá nhân
Kinh tế phát triển hơn, thu nhập người dân tăng lên, đi lại bằng xe con trở nên thông dụng, tuy nhiên tỷ trọng của loại phương tiện này chưa nhiều vì giá mua phương tiện đang ở mức cao, chi phí bảo hiểm, chi phí điểm đỗ lớn làm trở ngại khi sử dụng xe ô tô con.
Các nước phát triển, xe con là loại phương tiện phổ biến nhất, chiếm tỷ trọng cao ở đô thị, bản thân loại phương tiện này rất tiện lợi cho hành khách, tránh được ảnh hưởng của thời tiết khí hậu.