Mục đích và chỉ tiêu đánh giá việc triển khai hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 136 - 141)

- Vốn và nguồn vốn Giải phóng mặt bằng

3.3.3. Mục đích và chỉ tiêu đánh giá việc triển khai hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

a. Mục đích đánh giá việc triển khai dự án vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

- Phát hiện những sai sót, không hợp lý trong quá trình triển khai dự án. - Có cơ sở điều chỉnh dự án kịp thời nếu cần thiết.

- Phát hiện những ưu điểm, những kinh nghiệm trong quá trình triển khai dự án, từ đó đưa ra những lý luận mang tính khoa học về triển khai dự án.

b. Chỉ tiêu đánh giá

Việc đánh giá quá trình triển khai dự án chính là so sánh tất cả những nội dung được trình bày trong dự án với việc triển khai thực tế, phát hiện những sai sót để chỉnh sửa kịp thời, đảm bảo tính nghiêm túc, tính thời gian, tính khoa học của dự án.

Trong nội dung của dự án có nhiều vấn đề, nhưng cơ bản nhất vẫn là những vấn đề liên quan đến phương tiện, mạng lưới tuyến, cơ sở hạ tầng, thời gian thực hiện, v.v. Không Đúng tất cả Kết quả đánh giá đối với dự án Đánh giá kết luận về dự án Kết luận về dự án Hướng giải quyết Triển khai Dự án Chỉnh sửa, hoàn thiện dự án để được đánh giá và xem xét lại Đúng tất cả các nội dung Dự án sẽ không được duyệt để thực hiện Dự án sẽ được duyệt để thực hiện - Dự án lập đúng quy trình

- Dự án đầy đủ nội dung.

- Dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.

- Dự án đảm bảo các yêu cầu cơ bản của VTHKCC đô thị. - Dự án có tính khả thi.

Đánh giá việc triển khai dự án là đánh giá từng mặt, từng nội dung của quá trình triển khai dự án, tiến hành so sánh về nội dung và tiến độ thực hiện theo kế hoạch và thực tế triển khai.

* Về phương tiện vận tải:

Tiến hành so sánh giữa kế hoạch và thực tế triển khai ở các nội dung: - Thời điểm mua sắm phương tiện

- Số lượng phương tiện.

Số lượng phương tiện được tính toán đầy đủ trong dự án, số lượng này được phân bổ cụ thể cho từng tuyến, căn cứ để phân bổ là lưu lượng hành khách dự báo trên từng tuyến.

- Chủng loại phương tiện.

Phương tiện VTHKCC có thể có nhiều chủng loại khác nhau, cỡ lớn, cỡ vừa và cỡ nhỏ. Phương tiện trên từng tuyến được bố trí chủng loại phù hợp với điều kiện khai thác của từng tuyến, chẳng hạn tuyến đường rộng hay hẹp, các nút giao cắt phương tiện đi qua có khó khăn hay không, trên cơ sở khảo sát và phân bổ số lượng phương tiện cho các tuyến, chúng ta sẽ có số lượng phương tiện từng chủng loại cần mua sắm theo kế hoạch.

Đánh giá nội dung này, cần so sánh giữa số lượng từng loại phương tiện cần mua sắm và số phương tiện thực tế mua sắm, kết quả có sự sai lệch không, tìm nguyên nhân.

- Giá mua sắm phương tiện.

Đánh giá nội dung này cần so sánh giá mua sắm thực tế so với kế hoạch có chênh lệch hay không, hóa đơn chứng từ có hợp lệ, có xảy ra sự gian lận hay không, Nếu có sự sai lệch so với kế hoạch thì nguyên nhân là gì, sự sai lệch này ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu của dự án.

Đối với doanh nghiệp vận tải nhà nước, việc mua sắm phương tiện vận tải có thể giao cho doanh nghiệp vận tải thực hiện thông qua hình thức đấu thầu công khai.

Đối với doanh nghiệp vận tải là ngoài quốc doanh, giá mua sắm cũng cần được kiểm soát, vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm thông qua mức khấu hao phương tiện vận tải, từ đó ảnh hưởng đến mức trợ giá của nhà nước đối với doanh nghiệp.

* Về mạng lưới tuyến. - Số lượng tuyến.

Số lượng tuyến trong dự án đã được tính toán kỹ càng, dựa vào lưu lượng hành khách đi lại trong đô thị, dựa vào quy mô của đô thị. Tuy nhiên, thực tế triển khai có thể bị sai lệch vì những lý do nào đó, việc đánh giá nội dung này sẽ tìm nguyên nhân cụ thể và có giải pháp khắc phục tương ứng.

- Dạng mạng lưới tuyến.

Dạng mạng lưới tuyến trong dự án được thiết kế căn cứ vào luồng hành khách trong đô thị, dạng ô vuông bàn cờ, nan quạt, đường thẳng hay hỗn hợp. Đánh giá nội dung này chúng ta cũng so sánh giữa thực tế triển khai và kế hoạch trong dự án.

- Hành trình của tuyến. * Về cơ sở hạ tầng trên các tuyến.

- Số lượng điểm dừng trên các tuyến. - Vị trí điểm dừng trên từng tuyến.

Qua khảo sát về các điểm phát sinh thu hút trên từng tuyến, vị trí điểm dừng được chọn lựa cho phù hợp để hành khách lên xuống phương tiện thuận tiện, những điểm cơ bản như trường học, bệnh viện, siêu thị, v,v là những vị trí cần được bố trí điểm dừng. Đánh giá chỉ tiêu này ở giai đoạn triển khai nhằm xác định việc bố trí điểm dừng thực tế có đúng như kế hoạch hay không, từ đó có sự điều chỉnh kịp thời.

- Số lượng nhà chờ trên các tuyến, kiến trúc xây dựng nhà chờ.

Trên mỗi tuyến, một số điểm dừng sẽ được thiết kế xây dựng nhà chờ có mái che để hành khách được thoải mái trong khi chờ đợi để lên phương tiện, nếu kinh phí có thể bị giới hạn số điểm dừng có bố trí nhà chờ cũng sẽ được chọn lựa thích hợp. Về kiến trúc xây dựng đã được thể hiện trong nội dung dự án, với điều kiện là đẹp, nhẹ nhàng, tiện lợi.

- Số lượng bến xe.

Số lượng bến xe được xác định căn cứ vào quy mô của đô thị, lưu lượng hành khách đi lại trong đô thị. Số lượng bến được tính toán phù hợp với từng đô thị, việc triển khai xây dựng bến xe đúng tiến độ, đúng số lượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa hệ thống vào vận hành đúng kế hoạch.

- Vị trí xây dựng bến xe.

Vị trí xây dựng bến xe được chọn lựa dựa trên việc khảo sát thực tế về điều kiện đất đai, lưu lượng hành khách và đặc điểm của đô thị. Vị trí xây dựng bến xe phải thuận tiện cho phương tiện ra vào bến, không ảnh hưởng đến sự lưu thông của các loại phương tiện khác.

- Kiến trúc xây dựng bến xe.

Bến xe là nơi tập kết phương tiện, là nơi hành khách có thể làm các thủ tục làm thẻ, mua vé. Kiến trúc xây dựng bến xe đã được thiết kế trong dự án, đánh giá chỉ tiêu này là việc so sánh giữa thực tế triển khai và bản thiết kế đã được duyệt, nếu có sự sai lệch cần có sự chỉnh sửa kịp thời.

- Số lượng điểm trung chuyển.

Điểm trung chuyển là nơi mà hành khách có thể dễ dàng chuyển đổi phương tiện để có thể đi được rất nhiều tuyến khác nhau vì ở đó là điểm dừng của rất nhiều tuyến. Số lượng điểm trung chuyển được xác định căn cứ vào đặc điểm và quy mô của đô thị, vị trí xây dựng điểm trung chuyển cũng được chọn lựa hợp lý, thuận tiện cho phương tiện dừng ở đó để đón và trả hành khách, điểm trung chuyển chỉ dành riêng cho xe buýt đi qua mà các loại phương tiện khác không được hoạt động, vì số lượng xe buýt đi qua điểm này rất nhiều, tần suất xuất hiện rất lớn.

- Kiến trúc xây dựng điểm trung chuyển.

Điểm trung chuyển được thiết kế trong dự án với yêu cầu:

+ Thuận tiện khi phương tiện đi qua và dừng lại đón trả hành khách. + Thanh thoát, nhẹ nhàng, thẩm mỹ.

+ Thông thoáng vì có nhiều phương tiện đi qua và dừng lại. + Phù hợp với không gian nơi xây dựng điểm trung chuyển. - Điều kiện về đường xá.

+ Chiều rộng mặt đường.

+ Tĩnh không các tuyến đường có xe buýt đi qua. + Tình trạng mặt đường.

Như vậy, đánh giá qua chỉ tiêu này cũng nhằm kiểm tra giữa thực tế và thiết kế có sự khác biệt nào không, nếu có thì lý do tại sao.

* Về công tác chuẩn bị khai thác. - Công tác in ấn vé.

+ Hình thức vé. + Số lượng.

+ Đơn vị in ấn vé.

- Công tác chuẩn bị về làm thẻ cho hành khách. + Hình thức thẻ.

+ Quy trình tiếp nhận hồ sơ và thủ tục làm thẻ. + Đơn vị đảm nhận làm thẻ cho hành khách. * Về thời gian triển khai dự án.

- Thời điểm bắt đầu triển khai dự án (mua sắm phương tiện, xây dựng cơ sở hạ tầng trên tuyến, thành lập bộ phận quản lý hệ thống, v.v).

- Thời điểm hoàn tất dự án và chuẩn bị đưa hệ thống vào hoạt động.

Tóm lại. Đánh giá hệ thống ở giai đoạn này, cần tiến hành so sánh từng nội dung cụ thể một, so sánh giữa thực tế triển khai với kế hoạch đã lập ra trong dự án. Qua đánh giá, có thể đưa ra được những kết luận về hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trước khi đưa nó vào hoạt động, qua đó thấy được việc triển khai dự án có đúng như kế hoạch hay không, nếu không đúng thì nguyên nhân cơ bản là gì, sự sai lệch này ảnh hưởng như thế nào đến mục đích của dự án.

Chất lượng việc triển khai dự án ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu đặt ra, việc triển khai dự án phải đồng bộ, đúng như kế hoạch là mong muốn của chủ đầu tư, tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc triển khai dự án không được trọn vẹn, có những hạng mục, nội dung trong dự án triển khai đúng như dự kiến, nhưng cũng có những hạng mục, nội dung triển khai bị sai lệch so với kế hoạch, sự sai lệch về thời gian cũng như chất lượng mỗi hạng mục có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến hệ thống.

Việc đánh giá hệ thống trước khi vận hành được tiến hành dựa vào số liệu thực tế về quá trình triển khai dự án và số liệu nằm trong dự án đã được phê duyệt, kết quả so sánh được tổng hợp trong bảng 3-2.

Bảng số 3-2: Kết quả so sánh việc triển khai dự án Số chênh lệch TT Nội dung Kế hoạch Thực tế

Tuyệt đối Tương đối

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 136 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)