Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 67 - 82)

- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.

2.2.2. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt thành phố Hà Nộ

a. Điều kiện giao thông - cơ sơ hạ tầng

* Mạng lưới tuyến và tần suất chạy xe

Hiện nay, trên toàn thành phố có tất cả 78 tuyến xe buýt, trong đó 60 tuyến buýt nội đô và 13 tuyến buýt kế cận, 5 tuyến buýt chuyên trách vận chuyển cán bộ công nhân viên, hệ thống xe buýt hoạt động nhịp nhàng đan xen tạo thành một mạng lưới rộng khắp. Tổng chiều dài các tuyến lên tới hơn 1.200 km (tăng 49% so với năm 2005), chiều dài bình quân trên một tuyến khoảng 20 km/tuyến. Mạng lưới buýt Hà Nội đã kết nối giữa nội thành và ngoại thành một cách thông suốt liên tục góp phần tăng cường sự giao lưu giữa các vùng trong thành phố và các vùng kế cận xung quanh.

Với việc mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội hiện nay có diện tích vào khoảng 3.284 km2 gấp gần 3,6 lần diện tích Hà Nội trước khi mở rộng. Do vậy không chỉ có khoảng cách không gian của thủ đô được mở rộng mà số dân của Hà Nội cũng tăng lên. Việc này cũng đồng nghĩa với nhu cầu vận tải của người dân cũng sẽ tăng theo.

Do sự tổ chức giao thông của thành phố còn nhiều hạn chế nên trên một số tuyến buýt phải tổ chức đường chạy chiều đi khác với đường chạy chiều về gây khó khăn cho hành khách. Mật độ trung bình của mạng lưới tuyến xe buýt Hà Nội hiện nay là khoảng 1,3 km/ km2 (tính cho diện tích Hà Nội chưa mở rộng). Nếu tính cho diện tích Hà Nội mở rộng thì mật độ này chỉ còn có hơn 0,36 km/km2. Như vậy, so với các quốc gia khác trên thế giới có mật độ trung bình mạng lưới là khoảng 2,0-2,5 km/km2 và lên đến 5,0-7,0 km/km2 tại khu trung tâm thì mật độ đường xe buýt ở Hà Nội là thấp. Đối với một thành phố như thủ đô Hà Nội có dân số đông trên 6 triệu người thì mạng lưới VTHKCC có mật độ tối ưu là khoảng từ 6 đến 7 km/ km2

Mặt khác, chất lượng đường trên mạng lưới còn nhiều hạn chế như đoạn đi qua Đê La Thành, đường từ Cầu Diễn đến Học Viện Cảnh Sát, đường từ bệnh viện E đến ngã tư Cổ Nhuế,… mặt đường bị xuống cấp trầm trọng và khổ đường quá hẹp so với số lượng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lưu thông cũng như là chất lượng vận tải trên tuyến.

Như vậy với quy mô VTHKCC của Hà Nội hiện vẫn chưa tối ưu, còn phải được đầu tư phát triển hơn nữa.

Về hình dạng mạng lưới tuyến được thiết kế theo kiểu kết hợp dạng đa tâm. Ngoài ra các tuyến xuyên tâm, hướng tâm đã có các tuyến vành đai, tuyến đường vòng hỗ trợ cho các tuyến chính. Do vậy đã kết nối được các điểm phát sinh, thu hút tạo sự liên thông trong toàn mạng lưới tuyến xe buýt của Hà Nội.

Hiện tại hầu hết các tuyến trên mạng lưới đều phục vụ trung bình ít nhất khoảng 14h-17h/ ngày. Đối với một số tuyến có lưu lượng đặc biệt nhiều hơn thì hoạt động từ 17h-18h/ ngày.

* Thời gian mở, đóng tuyến, thời gian hoạt động của tuyến:

Các tuyến hiện tại đều mở bến từ 5:00, đóng bến từ 21:00 đến 22:30 (tuỳ theo đặc điểm khai thác của từng tuyến)

Bảng 2-2: Thời gian hoạt động các tuyến xe buýt trên địa bàn Hà Nội

TH Số tuyến Số hiệu tuyến

18 tiếng (giờ) 06 tuyến 02, 08, 22,32, 40, 56 17 tiếng (giờ) 05 tuyến 07, 17, 24, 26, 47

16 tiếng (giờ) 34 tuyến

01, 03, 04, 05, 09, 10, 12, 13, 14, 16, 18, 19, 20, 21, 23, 25, 27. 28, 29, 30, 18, 19, 20, 21, 23, 25, 27. 28, 29, 30, 31, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 48, 49, 50, 51, 52, 55.

15 tiếng (giờ) 04 tuyến 06, 11, 53, 54. 14 tiếng (giờ) 01 tuyến 15

Nguồn: [36] Căn cứ vào sự biến động nhu cầu đi lại của người dân thủ đô theo thời gian, sẽ có tất cả ba loại tần suất chạy xe ứng với mỗi tuyến ở 3 thời điểm khác nhau đó là tần suất chạy xe lúc cao điểm: 12 chuyến/giờ (giãn cách chạy xe 5 phút/chuyến), lúc thấp điểm: 3 – 4 chuyến/giờ (giãn cách 15 – 20 phút/chuyến), lúc thường 6 chuyến/giờ (giãn cách 10 phút/chuyến) [36]

Trên thực tế sự biến động về nhu cầu vận tải theo thời gian và theo không gian từng chặng trên mỗi tuyến là rất lớn. Tình trạng quá tải vào giờ cao điểm và chạy rỗng vào giờ thấp điểm vẫn xảy ra trên mạng lưới.

* Hệ thống đường dành cho xe buýt

Hiện nay xe buýt tại Hà Nội hoạt động chung với các phương tiện vận tải đường bộ. Chưa có sự phân làn giữa các phương tiện giao thông trên đường với xe buýt. Điều này gây khó khăn cho hoạt động giao thông trên đường nói chung, đồng thời trong quá trình dừng đỗ để đón, trả khách của xe buýt luôn tạo ra sự xung đột với các phương tiện cùng lưu thông trên đường.

Thực tế mới chỉ có một số con đường có đường dành riêng cho xe buýt như đoạn đường từ Ngã Tư Sở đến TP Hà Đông và ngược lại. Là tuyến đường dành riêng cho xe buýt đầu tiên ở Hà Nội, có sự đầu tư và chuẩn bị kỹ nhưng con đường đi vào hoạt động chưa lâu đã phải sửa chữa, chắp vá nhiều đoạn, chất lượng đường cũng đã xuống cấp nghiêm trọng.

Hiện tại Hà Nội mới chỉ có 2 điểm trung chuyển là điểm trung chuyển Cầu Giấy và Điểm trung chuyển Long Biên. Đây là hai điểm trung chuyển được thiết kế mẫu, đáp ứng được nhu cầu chuyển tiếp của hành khách trên các tuyến xe buýt khác nhau. Gần đây, Trung tâm Quản lý và Điều hành giao thông đô thị vừa đề nghị Sở GTVT Hà Nội trình Thành phố xin chủ trương thực hiện dự án xây dựng thêm một điểm trung chuyển buýt nữa tại đường Hoàng Quốc Việt. Điểm trung chuyển buýt này dự kiến nằm trên dải phân cách giữa đường Hoàng Quốc Việt, trước Trường trung cấp Du lịch, cách nút giao thông Hoàng Quốc Việt - Phạm Văn Đồng 300m .

Việc xây dựng các điểm trung chuyển đã giải quyết được tình trạng ùn tắc và xung đột giao thông tại các khu vực này. Tuy nhiên, hệ thống các điểm trung chuyển của xe buýt hiện nay chưa được quy hoạch một cách hoàn chỉnh, hành khách lên xuống vẫn phải băng qua đường, nhà chờ không có đủ chỗ cho hành khách đứng chờ xe, tình hình an ninh trật tự, tình trạng bán hàng rong diễn ra phức tạp và rất khó quản lý.

Điểm đầu cuối. Tính đến thời điểm tháng 8 năm 2009, toàn mạng lưới xe buýt của Hà Nội có 53 điểm đầu cuối dành cho xe buýt. Cụ thể như sau:

- Khu vực nội thành Hà Nội: 28 điểm, trong đó 9 bến xe: BX Giáp Bát, BX Gia Lâm, BX Mỹ Đình, BX Kim Mã, BX Nước Ngầm, BX Lương Yên, BX Yên Nghĩa, BX Hà Đông, BX Nam Thăng Long, 19 điểm đỗ xe.

- Khu vực ngoại thành Hà Nội: 23 điểm, trong đó 2 bến xe: BX Phùng, BX Du lịch khu di tích Cổ Loa, 21 điểm đỗ xe.

Trong số 53 điểm đỗ xe này, có 11 điểm là bến xe, 29 điểm sử dụng lòng đường hoặc vị trí xén vỉa hè làm nơi đỗ xe, 13 điểm sử dụng các khu đất trống, vỉa hè, đường cụt, sân cơ quan làm nơi đỗ xe.[36]

Hà Nội mới có một hệ thống điểm dành riêng cho xe buýt công cộng như điểm Nam Thăng Long, Kim Mã, Thanh Xuân…Tuy nhiên, những điểm này có vị trí địa lý không phù hợp với vai trò của một điểm đầu cuối cũng như trung chuyển nên việc tổ chức hoạt động và hiệu quả khai thác kém. Trong khi đó, hầu hết các quy hoạch không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch của Hà Nội đều chưa xem xét đến diện tích đất dành cho cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt. Vậy nên cơ sở hạ tầng đã thiếu cho hiện tại và tương lai.

Hà Nội còn thiếu các bến đầu cuối, trừ các bến đầu cuối của xe buýt là các bến xe thì hầu hết các bến đầu cuối còn lại chỉ đóng vai trò là chỗ quay trở đầu xe,

không đủ các thiết bị cần thiết như nhà chờ cho hành khách, nhà cho lái xe nghỉ giải lao, trạm tiếp nhiên liệu, hệ thống biển chỉ dẫn… Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của xe trên tuyến và chất lượng phục vụ hành khách.

* Điểm dừng và nhà chờ trên tuyến.

Theo thống kê đến ngày 20/12/2009, toàn mạng lưới có 1.293 điểm dừng đỗ xe buýt, số điểm đỗ có nhà chờ là 296 điểm (tỷ lệ 0,23). Tất cả các điểm dừng đỗ đều có biển báo, trong đó nội thành chiếm 75%, ngoại thành chiếm 25%. Các biển báo đều được tiêu chuẩn hóa về kích cỡ và nội dung thông tin để phục vụ khách hàng. Trên toàn mạng lưới xe buýt của Hà Nội khoảng cách trung bình giữa các điểm dừng đỗ xe buýt là 782 m, còn dài so với quãng đường đi bộ bình quân của người dân. (khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ trong nội thành từ 400 m đến 800 m, ngoại thành từ 800 m đến 1200 m).

Bảng 2- 3: Điểm dừng và nhà chờ trên tuyến

Chất lượng

TT Hạng mục Đơn vị Số lượng

Tốt Kém

I Điểm đầu cuối Điểm 53

II Biển báo Chiếc 1293

1 Biển hộp Chiếc 409 409 0

2 Biển hộp khung nhôm Chiếc 647 332 315

3 Biển hộp kết hợp Quảng cáo Chiếc 237 237 0

III Panô Chiếc 51 45 6

1 Loại 5 x 2,5m 19 17 2

2 Loại 5 x 1,25m 11 7 4

3 Loại 2,5 x 1,25m và tương đương 21 21 0

IV Nhà chờ Chiếc 296 259 37

1 Ngân sách đầu tư 78 68 10

2 Huy động quảng cáo 218 171 27

V Kiốt điều hành khung nhôm kính Chiếc 2 0 2

Hiện trạng, nhiều nhà chờ xe buýt còn một số tồn tại sau:

- Hầu hết các điểm dừng là tận dụng vỉa hè và lề đường chưa có qui hoạch, có những vị trí điểm dừng hạn chế chỗ cho khách đứng chờ hoặc mỗi lần xe buýt dừng đón khách là xảy ra tắc đường.

- Tình trạng cơ sở vật chất tại nhà chờ không đảm bảo: không có ghế, bề mặt panô quảng cáo bị dán tờ rơi và nhà chờ cũng thiếu thông tin cho hành khách. Hệ thống đường trước nhà chờ không được đảm bảo, thường xuyên bị lấn chiếm, điều kiện vệ sinh kém.

- Toàn mạng lưới tuyến xe buýt, khoảng cách bình quân giữa các điểm dừng đỗ xe buýt là trên 500m, nhìn chung còn dài so với quãng đường đi bộ bình quân của người Hà Nội. Một số tuyến hiện nay có quá nhiều điểm dừng và khoảng cách giữa các điểm dừng quá ngắn cần phải loại bớt để tăng tốc độ lữ hành như: Long Biên - Ngũ Hiệp, Bác Cổ - Hà Đông – BX Yên Nghĩa, Ga Hà Nội - Thường Tín, Kim Mã - Định Công - Văn Điển, Long Biên - Hà Đông, Bờ Hồ - Cầu Giấy - Bờ Hồ.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên:

- Phần vỉa hè bố trí điểm dừng xe đều rất nhỏ, cửa hàng, cửa hiệu nằm dọc 2 bên phố rất dày, khi xây dựng nhà chờ thường vấp phải sự chống đối mạnh mẽ từ phía nhà dân.

- Những nhà chờ hiện nay đang sử dụng trên các tuyến xe buýt được sử dụng theo mục đích quảng cáo là chính. Thêm vào đó việc thiết kế, chọn vị trí, kiểu nhà chờ hiện đang sử dụng hầu như không có bất kỳ một sự quan tâm nào đến quan điểm và mong muốn của người dân sống hai bên đường phố.[36]

b. Hệ thống phương tiện phục vụ VTHKCC bằng xe buýt

Quá trình phát triển số lượng phương tiện VTHKCC bằng xe buýt.

Tại thời điểm năm 2001, đoàn xe buýt Hà Nội có 356 xe thuộc 3 đơn vị là Công ty xe buýt Hà Nội, Công ty xe điện Hà Nội và Xí nghiệp xe buýt 10/10, đạt tỷ lệ 0,2 xe/1000 dân, con số này thấp hơn nhiều so với các thủ đô của các nước trong khu vực như Kualalampur đạt 0,86 xe/1000 dân; Malina đạt 3,56 xe/1000 dân.

Tỉ lệ xe mới (tuổi thọ sử dụng dưới 5 năm) chỉ chiếm khoảng 3,4% còn lại trên 95% là xe cũ với thời gian sử dụng bình quân trên 10 năm. Số xe có tuổi đời vượt so với quy định 890/1999/QĐ của bộ GTVT cần phải loại bỏ ngay là 86 xe

(29,7%). Ngoài ra có nhiều loại xe không phù hợp với tiêu chuẩn xe buýt công cộng như: PAZ, IFA- W50..

Trước tình trạng đó, thành phố đã phê duyệt dự án “Đầu tư phương tiện vận tải hành khách công cộng giai đoạn 2001-2002’’ và sau hai năm đã tập trung đầu tư 570 xe, trong đó đầu tư mới 520 xe gồm cả 3 loại: buýt lớn, buýt trung bình, buýt nhỏ và tiếp nhận 50 xe Renault đã qua sử dụng do Pháp tài trợ. Sau dự án, đoàn xe buýt của Hà Nội đã tăng về số lượng, đổi mới về chất lượng và từng bước hợp lý hoá về chủng loại cũng như cơ cấu theo sức chứa xe.

Tháng 1 năm 2008 Tổng Công ty cũng đã đầu tư thay mới toàn bộ xe của các tuyến 10, 34, 40 thành xe Hyundai Thaco 80 chỗ.

Đầu tháng 10/2009 Công ty TNHH Xe buýt Deawoo – Việt Nam đã bàn giao 101 xe buýt BC212MA do công ty lắp ráp, sản xuất cho Tổng Công ty Vận tải Hà Nội để vận chuyển hành khách công cộng, thay mới và bổ sung cho các tuyến xe buýt tại Hà Nội

Tính đến thời điểm 1/10/2010 tổng số phương tiện tham gia vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội là 1200 phương tiện, trong đó:

- Xe lớn: 553 phương tiện (45%)

- Xe trung bình: 598 phương tiện (50%) - Xe nhỏ: 49 phương tiện (5%)

Nhìn chung xe buýt cũ, xuống cấp nhiều, chất lượng và tiện nghi trên phương tiện giảm sút, ghế ngồi hỏng, điều hòa không có tác dụng, tiếng máy ồn, khói bụi do xe buýt thải ra gây ô nhiễm môi trường nặng, hạ tầng về luồng tuyến cũng như hệ thống điểm dừng, điểm đỗ, nhà chờ chưa hợp lý tất cả những điều đó làm cho hành khách thấy không được thoải mái khi sử dụng xe buýt để đi lại.

Sự thuận tiện của loại phương tiện này chưa cao, mạng lưới tuyến và điểm dừng chưa hợp lý làm cho hành khách ngần ngại khi sử dụng VTHKCC. Phương tiện vận tải cũ nát, gây bức xúc nhất là hiện tượng xả khói đen, điều hòa hư hỏng..

Những chiếc xe buýt Mercedes chạy tuyến 32 sau nhiều năm sử dụng cũng đã xuống cấp trầm trọng.

Hình 2-2: Hình ảnh về xe buýt xuống cấp gây ô nhiễm khói bụi

TT Doanh nghiệp AC AVD Các tuyến sử dụng

1 XN Buýt Hà Nội 164 129 1,3,4,6,11,12,15,17,23,36,38 2 XN Buýt 10-10 188 149 5,8,9,13,18,19,21,28,29,31,33,3

7,50

3 XN Xe điện 243 198 7,10,22,24,25,27,32,34,35,40,5 4,55,56

4 XN Buýt Thăng Long 130 110 2,14,16,20,26,30,39 5 5 tuyến XHH của TCty 57 47 47, 48, 52, 53

6 Công ty Bắc Hà 73 58 41, 42, 43, 44, 45

7 Công ty Đông Anh 15 12 46

8 Công ty CP Xe khách 26 22 49, 51

9 Công ty Bảo Yến 54 47 57, 58, 59, 60

Hiện tượng lái xe đi ẩu, phóng nhanh làm cho hành khách khó chịu khi ngồi trên phương tiện, hành khách hay bị say xe. Nhiều hành khách đã bất bình trước những hành động của lái xe như vi phạm dừng đỗ không đúng vị trí nhà chờ, điểm đỗ, nạn móc túi tại các điểm chờ và trên xe vẫn xảy ra thường xuyên mà chưa giải quyết triệt để; người dân liên tục phản ánh tài xế chạy ẩu, một số tuyến nhân viên thu tiền nhưng không xé vé cho hành khách như tuyến 60 Bến xe nước ngầm – công viên Nghĩa đô, tuyến 07 Cầu Giấy – Nội Bài. Nhiều nhân viên có thái độ chưa đúng mực đối với hành khách [13]

Bảng 2-5: Số lượng phương tiện GT ở một số ĐT lớn Việt Nam cuối năm 2009 STT Thành phố Xe máy Xe con tư nhân Xe khách Xe buýt Xe tải

12 2 Hà Nội TP.HCM  3.600.000 4.021.000 215,783 249,417 15,800

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 67 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)