- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.
1.3.1. Quan điểm của cơ quan quản lý Nhà nước
Một đô thị văn minh, thông thoáng, không ùn tắc, thỏa mãn tối đa nhu cầu đi lại của người dân, là mong muốn của những người quản lý đô thị, những văn bản quy định liên quan đến VTHKCC bằng xe buýt đều nhằm mục đích là cải thiện giao thông vận tải đô thị ngày càng tốt hơn, các đơn vị vận tải có đầy đủ các cơ sở pháp lý để hoạt động hiệu quả, với hành khách là được đáp ứng tối đa các yêu cầu khi đi lại đó là nhanh, chi phí thấp, thuận tiện và an toàn.
Đối với các đô thị có quy mô lớn, VTHKCC là một giải pháp rất hiệu quả, một mặt góp phần giảm ùn tắc giao thông, mặt khác giải quyết được các yêu cầu của một đô thị văn minh. Với các đô thị quy mô rất lớn thì VTHKCC có thể sử dụng các hình thức như xe buýt, tàu điện ngầm hay đường sắt trên cao, việc lựa chọn hình thức nào tùy thuộc vào lưu lượng phương tiện giao thông trong đô thị, quy mô dân số của đô thị, khả năng về tài chính, v.v.
Với Nhà nước, chỉ tiêu quan tâm nhất khi xem xét hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đó là: Hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu đi lại của người dân, bởi vì chỉ tiêu này ảnh hưởng trực tiếp đến các mặt như: - VTHKCC bằng xe buýt sẽ mang lại lợi ích do tiết kiệm thời gian đi lại cho HK. - VTHKCC bằng xe buýt sẽ mang lại lợi ích do tiết kiệm được nhiên liệu hao phí. - VTHKCC bằng xe buýt sẽ mang lại lợi ích do giảm tắc nghẽn giao thông. - VTHKCC bằng xe buýt sẽ mang lại lợi ích do cải thiện môi trường cho đô thị.
Nhà nước quan tâm đến hai chỉ tiêu cơ bản nhất khi xem xét về VTHKCC bằng xe buýt, đó là:
Thứ nhất: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
%100 100 . Q Q Txebuýt xebuýt (1-1) Trong đó:
Txe buýt: Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân bằng xe buýt.
Qxe buýt: Tổng số chuyến đi của hành khách đi bằng xe buýt bình quân trong ngày.
Q: Tổng số chuyến đi của người dân đô thị bình quân trong ngày
Thành phố Hà Nội, mục tiêu đến năm 2020 các phương thức vận tải đảm nhận vận chuyển hành khách với tỷ lệ dự báo như bảng 1-2.
Không có UMRT Có UMRT
Phương thức vận tải Số lượng % Số lượng % Xe đạp 347 3,8 372 3,8 Xe máy 5.777 58,7 5.206 52,9 Ôtô 1.921 19,5 1.555 15,8 Khác 350 3,5 350 3,5 Cá nhân Tổng 8.422 86,5 6.896 70,0 UMRT - - 2.012 20,5 BRT 1.426 14,5 940 9,5 Vận tải công cộng Tổng 1.426 14,5 2.364 30,0 Tổng chung 9.848 100 9.848 100
Bảng 1-2: Mục tiêu về tỷ lệ đảm nhận nhu cầu đi lại năm 2020 TP Hà Nội-Nguồn [48]
Thứ hai: Các lợi ích mà VTHKCC bằng xe buýt mang lại cho xã hội. - Lợi ích do tiết kiệm thời gian đi lại cho hành khách
Nếu không có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt thì có một số lượng lớn hành khách phải sử dụng phương tiện vận tải cá nhân (xe đạp, xe máy, xe con) để thực hiện chuyến đi, thời gian chuyến đi rất dài vì tốc độ của các phương tiện này chậm, khi họ chuyển sang đi lại bằng phương tiện xe buýt, họ sẽ rút ngắn được thời gian đi lại của mình vì tốc độ của loại phương tiện này cao hơn, mặt khác, việc sử dụng xe buýt coi như tạo ngoại ứng tích cực, tốc độ của những người vẫn sử dụng phương tiện vận tải cá nhân để đi lại sẽ cao hơn. Như vậy, trước và sau khi có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt hoạt động, lượng hành khách sử dụng phương tiện đi lại cá nhân và VTHKCC sẽ thay đổi, so sánh giữa lượng hành khách sử dụng VTHKCC trước và sau khi có hệ thống, sẽ xác định được lợi ích do rút ngắn thời gian đi lại cho hành khách như sau:
(1-2) Trong đó:
B1: Tổng lợi ích xã hội có được do rút ngắn thời gian đi lại của hành khách trong năm.
: Tổng thời gian đi lại rút ngắn của hành khách trong năm.
(1-3) : Tổng thời gian đi lại rút ngắn của những hành khách chuyển từ đi bằng xe đạp, xe máy, xe con sang đi lại bằng xe buýt.
: Tổng thời gian đi lại rút ngắn của những hành khách đi bằng xe đạp, xe máy, xe con khi có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt vì hệ thống đã làm tốc độ giao thông tăng lên. (lượng hành khách này vẫn sử dụng phương tiện vận tải cá nhân, họ không chuyển sang sử dụng xe buýt nhưng thời gian chuyến đi của họ được rút ngắn)
: Tỷ lệ mục đích chuyến đi là đi làm việc.
Giá trị thời gian bình quân của hành khách (đ/giờ). - Lợi ích do giảm tắc nghẽn giao thông.
Nếu không có VTHKCC thì hành khách sẽ sử dụng phương tiện vận tải cá nhân để đi lại, khi đó mật độ phương tiện trên các tuyến đường rất cao, ùn tắc giao thông sẽ xảy ra. Khi có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, số phương tiện cá nhân tham gia giao thông sẽ giảm xuống, tắc nghẽn giao thông sẽ được cải thiện, lợi ích do giảm tắc nghẽn được xác định như sau:
(1-4) : Tổng lợi ích xã hội mà đô thị có được do giảm sự tắc nghẽn giao thông.
Tổng thời gian tắc nghẽn giảm xuống do có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt hoạt động.
: Giá trị kinh tế thiệt hại bình quân một giờ tắc nghẽn. - Lợi ích do tiết kiệm nhiên liệu hao phí.
Hành khách chuyển từ xe máy sang sử dụng xe buýt, nhiên liệu hao phí sẽ giảm xuống, như vậy đã mang lại cho xã hội một nguồn lợi đáng kể. Lợi ích này được xác định như sau:
(1-5) : Tổng lợi ích xã hội mà đô thị có được do tiết kiệm được nhiên liệu hao phí.
Lượng nhiên liệu tiết kiệm được do có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt hoạt động.
Giá nhiên liệu.
Để tính được phần nhiên liệu tiết kiệm được cho xã hội do hệ thống VTHKCC bằng xe buýt mang lại, trước hết cần xác định khối lượng vận chuyển hành khách gia tăng khi có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt.
Lượng gia tăng khối lượng = QSau – QTrước
Khối lượng này do hành khách trước đây họ sử dụng xe đạp, xe máy, xe con chuyển sang đi bằng xe buýt, đối với hành khách chuyển từ xe máy và xe con sang, nhiên liệu hao phí cho mỗi chuyến đi đã giảm xuống rất nhiều. Tổng số nhiên liệu tiết kiệm được xác định như sau:
(1-6) Trong đó:
QTK: Lượng nhiên liệu tiết kiệm được.
Qi: Số lượng chuyến đi bằng phương tiện i chuyển sang đi bằng xe buýt
Mnlcđ- i: Mức tiêu hao nhiên liệu cho một chuyến đi bằng phương tiện i.
- Lợi ích do cải thiện môi trường do giảm ô nhiễm.
Kết quả nghiên cứu về môi trường cho thấy rằng, lượng khí độc hại Oxits Các bon (CO) thải ra tính bình quân cho một km.KH của xe buýt bằng 40% so với xe máy, bằng 25% so với xe con cá nhân, lượng khí Oxit Nitơ (NO2) chỉ bằng 35 % so với xe máy, bằng 35% so với xe con. Chính vì vậy việc giảm lượng nhiên liệu hao phí còn có tác dụng giảm ô nhiễm môi trường sống. Khi không khí bị ô nhiễm, các bệnh về hô hấp trong cộng đồng sẽ cao hơn, việc khắc phục ô nhiễm môi trường rất tốn kém, chi phí bỏ ra để khắc phục thường rất cao. Lợi ích do giảm ô nhiễm môi trường được xác định như sau:
Trước hết xác định lượng vận chuyển tăng lên sau khi có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt.
Lượng gia tăng khối lượng = QSau – QTrước (1-7)
Xác định số lượng hành khách đi bằng xe máy và xe con chuyển sang đi bằng xe buýt, thường thì xe buýt thu hút hành khách chuyển từ xe máy, xe đạp sang xe buýt, số lượng chuyển từ xe con sang là rất ít.
Xác định số lượng hành khách đi bằng xe máy chuyển sang
Qxemáy = Lượng gia tăng khối lượng . axemáy (1-8)
axemáy: Là tỷ lệ hành khách đi bằng xe máy chuyển sang đi bằng xe buýt. Xác định lượng khí thải giảm bớt do chuyến đi của hành khách chuyển từ xe máy sang sử dụng xe buýt.
KTGiảm = (KTxemáy – KTxe buýt) . Qxemáy (1-9)
KTxemáy: Lượng khí thải của xe máy tính bình quân một chuyến đi.
KTxe buýt: Lượng khí thải của PTVTHKCC tính bình quân một chuyến đi.
Chi phí xử lý môi trường giảm.
B4 = KTGiảm . Cxửlý (1-10) Trong đó:
B4 : Lợi ích kinh tế do giảm khí thải ra môi trường. KTGiảm: Lượng khí thải giảm hàng năm (tấn)
Cxửlý: Chi phí khắc phục ô nhiễm tính bình quân cho một đơn vị lượng khí thải. (đồng/tấn)
Tai nạn giao thông do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó do sử dụng phương tiện cá nhân gây ra chiếm phần đa số, vì vậy, giảm phương tiện vận tải cá nhân sẽ góp phần giảm tai nạn rất đáng kể. Lợi ích kinh tế do giảm tai nạn giao thông được xác định như sau:
B5 = VTN xMTN (1-11) Trong đó:
B5 : Lợi ích kinh tế do số vụ tai nạn giảm.
VTN: Số vụ tai nạn giao thông giảm do có hệ thống VTHKCC bằng xe buýt.
MTN: Mức tổn thất kinh tế bình quân một vụ tai nạn giao thông. - Lợi ích khác.
VTHKCC bằng xe buýt góp phần làm cho đô thị văn minh hơn, thông thoáng hơn, tạo điều kiện thu hút khách du lịch đến với đô thị nhiều hơn.