Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 60)

- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.

2.1.3. Quan điểm và mục tiêu phát triển đô thị

- Phát triển đô thị phải phù hợp với phân bố và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, tập trung xây dựng cơ sở kinh tế - kỹ thuật vững chắc làm động lực phát triển cho từng đô thị.

- Phát triển phân bố hợp lý các đô thị lớn, trung bình và đô thị nhỏ trên địa bàn cả nước tạo ra sự phát triển cân đối giữa các vùng lãnh thổ kết hợp quá trình đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

- Phát triển đô thị phải đi đôi với việc xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật, đặc biệt là giao thông đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, y tế, giáo dục và nhà ở với trình độ thích hợp hoặc hiện đại tùy thuộc vào yêu cầu khai thác và sử dụng các khu vực trong đô thị tương ứng với quá trình phát triển của mỗi đô thị.

- Sự hình thành và phát triển đô thị phải đảm bảo ổn định, bền vững trên cơ sở tổ chức hợp lý môi sinh, môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái đô thị, tổ chức hợp lý và có khoa học các khu chức năng chủ yếu, đảm bảo các nhu cầu cơ bản về chỗ ở, sinh hoạt, đi lại, làm việc và nghỉ ngơi giải trí của các cá nhân và xã hội.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ và các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào mục đích cải tạo, xây dựng và hiện đại đô thị phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam.

- Huy động mọi nguồn vốn để cải tạo và xây dựng đô thị, nhưng phải coi trọng việc giữ gìn trật tự kỷ cương, tăng cường kiểm soát sự phát triển đô thị theo đúng quy hoạch.

- Phát triển đô thị kết hợp chặt chẽ với việc đảm bảo an ninh, quốc phòng và an toàn xã hội.[4]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 60)