- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.
1.4.4. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu
a. Chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thực tế
Giữa hai loại chỉ tiêu này chỉ khác nhau về giá trị biểu hiện, chỉ tiêu kế hoạch với giá trị dự đoán dự tính còn chỉ tiêu thực hiện với giá trị thể hiện đó là thực tế đã xảy ra.
Giữa kế hoạch và thực hiện có sự khác nhau, có thể kế hoạch lập ra nhưng thực tế lại không thực hiện được hoặc có thực hiện nhưng với kết quả thấp hơn số kế hoạch. Việc lập kế hoạch đòi hỏi có sự chính xác, nếu có kế hoạch cao quá sẽ làm nản chí người thực hiện, nếu thấp quá lại sinh ra sự chủ quan, sự thoả mãn hài lòng mà không có sự cố gắng phấn đấu vươn lên để thực hiện.
Khi so sánh giữa số kế hoạch và thực hiện, một mặt cần kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện của người nhận nhiệm vụ, một mặt kiểm tra chất lượng của phương pháp lập kế hoạch, qua đó rút ra những kết luận chính xác đối với người giao nhiệm vụ và người thực hiện nhiệm vụ.
b. Chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị
Chỉ tiêu hiện vật thường gắn với các sự vật, còn các hiện tượng, các quá trình kinh tế hầu như không được thể hiện bằng chỉ tiêu hiện vật. Chỉ tiêu giá trị là một sự đo lường chủ quan, nó không thể hiện bản chất của sự vật, có thể cao
Phân loại chỉ tiêu
Theo đơn vị đo của chỉ tiêu Theo phạm vi sử dụng chỉ tiêu Theo tính chất của chỉ tiêu Chỉ tiêu định tính Chỉ tiêu định lượng Chỉ tiêu kế hoạch Chỉ tiêu thực tế Chỉ tiêu hiện vật Chỉ tiêu giá trị Chỉ tiêu liên ngành Chỉ tiêu ngành Chỉ tiêu khác Theo thời gian
của chỉ tiêu
Cách khác
hay thấp tuỳ thuộc vào mức giá của sự vật đo lường, cụ thể hơn, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của sự vật đó trên thị trường.
Có nhiều sự vật hiện tượng có thể được thể hiện bằng cả hai loại chỉ tiêu: chỉ tiêu hiện vật và chỉ tiêu giá trị, nhưng cũng có nhiều sự vật hiện tượng chỉ được đo bằng một trong hai chỉ tiêu, hoặc là chỉ tiêu hiện vật, hoặc là chỉ tiêu giá trị. Bên cạnh đó lại có nhiều sự vật hiện tượng lại được thể hiện bằng các chỉ tiêu khác mà không phải là hai loại chỉ tiêu trên.
c. Chỉ tiêu ngành và chỉ tiêu liên ngành
Phạm vi sử dụng của hai loại chỉ tiêu này khác nhau, chỉ tiêu liên ngành thì được sử dụng ở nhiều ngành, nó thích hợp và có thể đại diện cho nhiều ngành, nó mang tính chất tổng quát hơn chỉ tiêu ngành. Ví dụ “tổng giá trị sản lượng” là chỉ tiêu liên ngành. Mỗi ngành kinh tế có những đặc thù riêng, vì thế có hệ thống chỉ tiêu tương ứng để phản ánh. Chẳng hạn, trong ngành vận tải, người ta dùng chỉ tiêu: lượng luân chuyển hàng hoá, lượng luân chuyển hành khách, tốc độ đưa hàng, thời gian đưa hàng, v.v, các chỉ tiêu này chỉ được sử dụng chỉ trong ngành vận tải. Sự khác biệt hai loại chỉ tiêu này chủ yếu là phạm vi sử dụng của chỉ tiêu.
d. Chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng
Trong đời sống xã hội, nhiều sự vật hiện tượng được mô tả, khái quát bằng các chỉ tiêu số lượng, để có được giá trị của chỉ tiêu này người ta phải tiến hành đo lường bằng cách nào đó tuỳ thuộc vào từng chỉ tiêu, từng sự vật hiện tượng, có những chỉ tiêu phải qua khâu xử lý, tính toán thì mới đưa ra được kết quả cuối cùng. Các phương pháp đo lường thường dùng gồm:
Phép đo: Là một phương pháp xác định độ lớn của sự vật hiện tượng thông qua một chỉ tiêu nào đó. Chẳng hạn chiều dài, chiều rộng, trọng lượng, thể tích v.v, đây là phương pháp được phổ biến rộng rãi trong nhiều trường hợp, nhiều ngành, để có kết quả chính xác thì phép đo được thực hiện trong điều kiện chuẩn nếu không thì phải só chính lý lại kết quả.
Phép đếm: Là một phương pháp đo lường truyền thống hay dùng.
Để tiến hành phép đếm, trước hết các sự vật hiện tượng phải được đồng nhất về một khái niệm nào đó, sau đó phép đếm mới được thực hiện.
Nếu như chỉ tiêu số lượng chỉ phản ánh được một phần thuộc tính của sự vật, hiện tượng (chủ yếu là độ lớn) thì chỉ tiêu chất lượng lại phản ánh được các thuộc tính bên trong, bản chất của sự vật hiện tượng.
Chỉ tiêu chất lượng có thể là ở dạng định tính hoặc định lượng, một chỉ tiêu thường chỉ phản ánh được 1 phần đặc điểm của sự vật hiện tượng. Vì vậy, cần sử dụng đồng thời nhiều chỉ tiêu. Sự kết hợp đó sẽ cho thấy rõ về nhiều mặt, nhiều khía cạnh của sự vật hiện tượng, giúp người nghiên cứu thấy được bản chất và quy luật tồn tại vận động của chúng.
Chỉ tiêu chất lượng thường thể hiện mức độ tốt, xấu, được hay không được của sự vật hiện tượng, còn thế nào là được, không được, tốt hay xấu thì phải có một chuẩn mực. Để có được chuẩn mực này cần phải dựa vào quá trình nghiên cứu, thí nghiệm, chuẩn mực mang tính chủ quan nhiều hơn vì nó do người nghiên cứu đặt ra, tuy nhiên nó cũng chịu sự ảnh hưởng khách quan của những yếu tố bên ngoài.
Mỗi nhóm sự vật hiện tượng được sử dụng các chỉ tiêu chất lượng khác nhau để phản ánh, nó mang tính chất theo ngành và lĩnh vực, chẳng hạn để đánh giá chất lượng sản phẩm vận tải, người ta phải dùng những chỉ tiêu riêng mà không dùng chỉ tiêu chất lượng truyền thống (độ bền, độ bóng, độ hài hoà cân đối...), các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm vận tải thường được sử dụng như:
- Tốc độ đưa hàng nhanh hay chậm.
- Thời gian đi và đến có đúng như hợp đồng hay không. - Tính tiện nghi trên phương tiện cao hay thấp.
- Mức độ hao hụt, hư hỏng hàng hoá do vận chuyển. - Các chỉ tiêu khác.
Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, chất lượng của dịch vụ này lại được thể hiện các khía cạnh khác, ở những chỉ tiêu khác chẳng hạn:
- Hệ thống tuyến xe buýt có phủ kín các tuyến đường trong đô thị hay không
- Tần suất xuất hiện chuyến xe buýt ngắn hay dài.
- Trên hành trình, xe buýt có dừng đúng các điểm quy định hay không.
- Chất lượng phương tiện tốt hay xấu.
- Thái độ phục vụ của lái xe và nhân viên.
- Thời gian hành khách chờ đợi, thời gian tiếp cận, thời gian hành khách ngồi trên phương tiện..
- Giá cước có hợp lý hay không.
- Việc sử dụng vé tháng, vé tập, vé chuyến có thuận tiện hay không, v.v Khi đánh giá chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, không thể đồng nhất với các đô thị được, các đô thị khác nhau thì mức độ đạt được của các chỉ tiêu ở trên là khác nhau nhưng vẫn coi là có chất lượng như nhau.
Đối với vận tải hành khách đường dài, chỉ tiêu đánh giá chất lượng khác so với vận tải đường ngắn. Vận tải hàng không, vận tải đường sắt, vận tải đường biển v.v lại có chỉ tiêu đánh giá chất lượng không hoàn toàn như nhau vì đặc điểm khai thác của chúng là khác nhau.
Trong vận tải đường sắt, ở các tuyến khác nhau, hành trình dài ngắn khác nhau, thời gian đi lại của một chuyến đi của hành khách sẽ khác nhau, việc đánh giá chất lượng cũng khác nhau.
Tóm lại: Các chỉ tiêu chất lượng rất phong phú và linh hoạt, mỗi loại sản phẩm có hệ thống chỉ tiêu sử dụng riêng để đo lường và đánh giá phụ thuộc vào từng ngành, từng hoàn cảnh và điều kiện cụ thể. Không thể đưa ra một mức chung cho mọi trường hợp. Trong đánh giá chất lượng sản phẩm vận tải càng rõ điều đó, không có một chuẩn mực chung cho các loại hình vận tải hoặc cho các điều kiện vận chuyển khác nhau trong cùng một loại hình vận tải.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận án đã nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về vận tải hành khách công cộng đô thị, vai trò của GTVT nói chung và của VTHKCC bằng xe buýt nói riêng, các quan điểm của Nhà nước, hành khách, doanh nghiệp về hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, các khái niệm cũng như sự phân loại chỉ tiêu sử dụng khi đánh giá. Kết quả và nội dung chương 1 là tiền đề nghiên cứu cho chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM THẾ