- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.
1.4.1. Khái niệm và phân loạ
a. Khái niệm
Đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là việc phân tích, xem xét các mặt của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, tìm ra những đặc
điểm, những mặt tích cực, những mặt hạn chế của nó, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tốt hơn, thực hiện được mục tiêu đã đề ra.
b. Phân loại
*. Theo thời điểm đánh giá: - Đánh giá trước.
Là việc đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trước đưa hệ thống vào hoạt động, bao gồm đánh giá dự án và đánh giá việc triển khai dự án VTHKCC bằng xe buýt.
- Đánh giá hiện hành: Là việc đánh giá khi mà hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đang đi vào hoạt động, hệ thống đang được khai thác. Mục đích của việc đánh giá này chủ yếu nhằm điều chỉnh hệ thống cho hiệu quả hơn.
- Đánh giá sau: Là việc đánh giá khi mà hệ thống VTHKCC bằng xe buýt đã kết thúc quá trình khai thác. Việc đánh giá này chủ yếu để tổng kết và rút kinh nghiệm.
*. Theo nội dung đánh giá:
- Đánh giá chất lượng của VTHKCC bằng xe buýt
- Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của VTHKCC bằng xe buýt. - Đánh giá hiện trạng cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống. *. Theo lợi ích của đối tượng được quan tâm khi đánh giá:
- Đánh giá xét trên lợi ích chung của nhà nước. - Đánh giá xét trên lợi ích của hành khách.
- Đánh giá xét trên lợi ích của doanh nghiệp vận tải.
Để đánh giá hệ thống, chúng ta dựa vào các chỉ tiêu để có những kết luận cụ thể về hệ thống, sử dụng phương pháp điều tra để thấy hiện trạng về hệ thống, so sánh hiện trạng với tiêu chuẩn, qua đó thấy được ưu điểm cũng như những mặt hạn chế của hệ thống. Vấn đề đặt ra ở đây là ta sử dụng những chỉ tiêu nào, chỉ tiêu được tính toán ra sao, chỉ tiêu nào đã được sử dụng và chỉ tiêu nào cần đề xuất mới.
Hình 1-6: Phân loại đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt