Phát triển giao thông đô thị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 62 - 63)

- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.

2.1.5. Phát triển giao thông đô thị ở Việt Nam

Các đô thị Việt Nam ra đời và phát triển qua nhiều giai đoạn và thời kỳ, ở thời kỳ đầu, các đô thị chủ yếu tập trung ở các tuyến sông lớn, nó phù hợp với giao thương bằng đường thủy.

Ở thời kỳ phong kiến, các chính sách của chế độ phong kiến thường kiềm chế sự phát triển đô thị, chủ yếu khuyến khích sự phát triển sản xuất nông nghiệp, vì vậy mà sự đi lại chủ yếu là tự phục vụ, vận chuyển hàng hóa chậm phát triển, một số khu phố hình thình sản xuất chuyên môn hóa, chỉ sản xuất một loại sản phẩm nào đó duy nhất.

Trong thời kỳ Pháp thuộc, mạng lưới đô thị còn nghèo nàn kém phát triển, các đô thị có sự tách biệt về hoạt động kinh tế với vùng nông thôn, cơ chế quản lý đô thị bị ảnh hưởng của phương tây, đô thị dần dần phát triển, giao lưu hàng hóa và hành khách bắt đầu phát triển mạnh.

Từ năm 1945 đến 1975, hai miền Nam Bắc bị chia cắt, xu hướng phát triển đô thị khác nhau ở hai miền. Miền Bắc với chủ trương đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội, sản xuất tập trung, đẩy mạnh công nghiệp hóa đi kèm với phát triển đô thị, nhà nước là người đầu tư cho sản xuất sản phẩm, và cũng là người mua sản phẩm để phân phối cho người dân. Miền Nam, được sự viện trợ của Mỹ, các đô thị được hình thành và phát triển có gắn liền với hệ thống căn cứ quân sự.

Từ 1975 đến nay, đất nước hoàn toàn được giải phóng, các thành phố, thị xã được xây dựng và phát triển tốc độ nhanh chóng.

Từ 1990 đến nay, chính sách kinh tế và giao thông vận tải được cải thiện, bộ mặt đô thị được thay đổi, quy mô đô thị lớn nhanh, giao thông vận tải đô thị được chú trọng đầu tư nhiều hơn, tốc độ đô thị hóa nhanh. Hiện tại, gần 30% dân số đô thị sống tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, quy mô dân số của hai thành phố này tăng rất nhanh, cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội của đô thị có những đột phá đáng kể, đường xá được nâng cấp, chất lượng cuộc sống của cư dân tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, sự phát triển GTVT ở hai đô thị này còn mang tính chất tự phát, việc kiểm soát của chính quyền đô thị còn nhiều hạn chế, vấn đề quy hoạch

đô thị và GTVT đô thị chưa làm chủ được tình hình phát triển, chưa thấy được tầm quan trọng của nó, sự phát triển đô thị còn lộn xộn, manh mún. Giao thông đô thị thể hiện rõ những đặc điểm cơ bản, đó là cơ sở hạ tầng giao thông đô thị còn yếu kém, không đồng bộ, nhu cầu đi lại vượt quá khả năng thông qua của mạng lưới đường và cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị chủ yếu là đường bộ, trong khi mạng lưới đường bộ yếu kém, tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân rất nhanh, lượng xe con cá nhân tăng với tốc độ nhanh, tắc nghẽn giao thông nhất là giờ cao điểm ngày càng nhiều và trầm trọng, phương tiện vận tải hành khách công cộng chủ yếu là xe buýt, đối tượng phục vụ chủ yếu là học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 62 - 63)