Cơ cấu mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 113 - 116)

- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của HK: T VTHKCC (%)

3.2.3. Cơ cấu mạng lưới tuyến vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt

Cơ cấu tuyến VTHKCC bằng xe buýt là tỷ lệ của từng loại tuyến trong tổng số tuyến xe buýt của đô thị, sự hợp lý về cơ cấu tuyến sẽ tạo ra hiệu quả

hoạt động của mạng lưới rất cao, thu hút được đông đảo hành khách sử dụng. Có nhiều tiêu thức để phân loại tuyến trong tổng số tuyến xe buýt.

a. Theo chiều dài của tuyến

Toàn bộ tuyến được chia thành:

- Tuyến ngắn. Là những tuyến có chiều dài tuyến nhỏ hơn bán kính của đô thị, những tuyến này được thiết kế để kết nối trung tâm đô thị với các tiểu khu vệ tinh, nối giữa các điểm có lưu lượng hành khách đi đến nhiều, chẳng hạn bến xe, ga đường sắt, cảng sông, cảng hàng không.

- Tuyến dài. Là những tuyến có chiều dài tuyến lớn hơn bán kính của đô thị, những tuyến này được thiết kế đi xuyên qua trung tâm đô thị hoặc để nối các phân khu giao thông với nhau. Như vậy, cơ cấu tuyến xe buýt đô thị sẽ được tính bằng các chỉ tiêu sau:

Trường hợp 1: Tỷ lệ tuyến tính theo số lượng tuyến: Tỷ lệ tuyến ngắn = .100 M MN (%) (3-5) Tỷ lệ tuyến dài = .100 M MD (%) (3-6) Trong đó:

MN: Số lượng tuyến xe buýt có chiều dài tuyến là ngắn.

MD: Số lượng tuyến xe buýt có chiều dài tuyến là dài.

M: Tổng số tuyến xe buýt của đô thị.

Trường hợp 2: Tỷ lệ tính theo tổng chiều dài tuyến. Tỷ lệ tuyến ngắn = .100 V T N L L  (%) (3-7) Tỷ lệ tuyến dài = .100 V T D L L  (%) (3-8) Trong đó:

TN: Tổng chiều dài của tất cả tuyến ngắn.

TD: Tổng chiều dài của tất cả tuyến dài.

LT-V: Tổng chiều dài tất cả các tuyến xe buýt của đô thị.

Toàn bộ tuyến được chia thành tuyến có thời gian hoạt động ở các mức như:

Tuyến xe buýt có thời gian hoạt động dưới 12 giờ. Tuyến xe buýt có thời gian hoạt động 12 đến 14 giờ. Tuyến xe buýt có thời gian hoạt động 14 đến 16 giờ. Tuyến xe buýt có thời gian hoạt động 16 đến 18 giờ. Tuyến xe buýt có thời gian hoạt động trên 18 giờ.

Căn cứ vào chế độ đi lại của người dân để thiết kế thời gian chạy xe của từng tuyến cho hợp lý, thời gian bắt đầu và kết thúc của từng tuyến có thể khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bắt đầu và kết thúc chuyến đi của hành khách bao gồm:

- Chế độ làm việc của hành khách. - Diện tích đô thị.

- Cơ cấu dân cư. - Đặc điểm đô thị.

Tỷ lệ tuyến loại i được tính như sau:

100. . M M TL i i  (%) (3-9) Trong đó: i TL : Tỷ lệ tuyến loại i. i

M : Số lượng tuyến loại i.

M : Tổng số tuyến xe buýt của đô thị.

Căn cứ vào chế độ đi lại của người dân để xác định tỷ lệ từng loại tuyến cho hợp lý, vừa thuận tiện cho hành khách vừa hiệu quả cho việc khai thác phương tiện vận tải.

c. Theo giãn cách thời gian chạy xe

Giãn cách thời gian chạy xe là khoảng thời giữa hai chuyến kề nhau, khoảng thời gian này được thiết kế cho từng tuyến dựa vào lưu lượng hành khách đi lại trên tuyến, nếu lượng hành khách lớn thì khoảng thời gian này phải ngắn và

ngược lại, làm như vậy để không làm cho sự ứ đọng hành khách trên tuyến xảy ra, thuận tiện cho hành khách cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống.

Các tuyến khác nhau thì lượng hành khách không đều nhau, vì vậy mà giãn cách thời gian chạy xe cũng không đồng nhất trên mọi tuyến. Theo tiêu thức này thì toàn bộ các tuyến được phân thành tuyến có tần suất chạy xe ở 4 mức:

Giãn cách chạy xe dưới 15 phút một chuyến.

Giãn cách chạy xe từ 15 phút đến 30 phút một chuyến. Giãn cách chạy xe từ 30 phút đến 45 phút một chuyến. Giãn cách chạy xe trên 45 phút một chuyến.

Tỷ lệ giữa từng loại tuyến này được xác định như sau:

100. . M M TLjj (%) (3-10) Trong đó: j

TL : Tỷ lệ tuyến có giãn cách chạy xe loại j.

M : Tổng số tuyến VTHKCC bằng xe buýt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)