Khái niệm, phân loại và bản chất của chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 48 - 54)

- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.

1.4.3.Khái niệm, phân loại và bản chất của chỉ tiêu

a. Khái niệm

Trong thực tế, để diễn tả một cách khái quát một hiện tượng hay một quá trình kinh tế xã hội nào đó, người ta sử dụng một chỉ tiêu hay một số chỉ tiêu nhất định. Chỉ tiêu là một công cụ phản ánh gián tiếp những thuộc tính bản chất của hiện thực khách quan mà ta cần nhận thức.

Căn cứ điều tra hành khách Căn cứ hiện trạng từng yếu tố Tính trọng số từng yếu tố (ai) Tính điểm của từng yếu tố (Ki) Tính điểm của cả hệ thống Kết luận

Từ thực tế khách quan, thông qua tư duy của quá trình nhận thức, đặc biệt là khái quát hoá và trừu tượng hoá để vạch ra thuộc tính bản chất đặc trưng cho cái mà ta nhận thức bằng phương tiện ngôn ngữ đó là chỉ tiêu. Thực tế khách quan là cơ sở, là nguồn gốc duy nhất để từ đó mới có tư duy. Như vậy, chỉ tiêu là một loại công cụ - công cụ ngôn ngữ để thể hiện cái cần được nhận thức.

Từ thực tế khách quan, thông qua các thao tác tư duy để thể hiện thuộc tính của sự vật hay hiện tượng trong thực tế; cho nên chỉ tiêu chỉ phản ánh gián tiếp (phải thông qua các thao tác tư duy) hiện thực khách quan.

Do thực tế rất đa dạng và phong phú, việc phản ánh của chỉ tiêu chỉ thể hiện được cái bản chất, cái đặc trưng nhất cần nhận thức của sự vật và hiện tượng. Trong thực tế khó có thể chỉ dùng một chỉ tiêu để phản ánh được hết bản chất của sự vật hiện tượng khách quan, mà phải sử dụng đồng thời nhiều chỉ tiêu, bên cạnh đó, người nghiên cứu cần phải quan sát trực tiếp sự vật hiện tượng. Việc phản ánh có đầy đủ, đúng thuộc tính của hiện tượng khách quan hay không là do phương pháp tư duy của con người, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức chủ quan của con người nữa.

b. Đặc điểm của chỉ tiêu

* Chỉ tiêu là một phạm trù lịch sử.

Sự phản ánh của chỉ tiêu cũng như sự tồn tại và phát triển của chỉ tiêu gắn liền với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử nhất định, nó không cố định cả về thời gian và không gian, điều này đòi hỏi cần phải nghiên cứu và hoàn thiện chỉ tiêu cũng như hệ thống chỉ tiêu, đặc biệt khi mà cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế cũng như chính trị xã hội có sự thay đổi. Có những chỉ tiêu chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nào đó, nó không có ý nghĩa và không được sử dụng ở những thời gian khác. Như vậy, sự tồn tại một chỉ tiêu hoàn toàn có tính chất lịch sử, tức là có tính thời gian về sự tồn tại của nó.

* Chỉ tiêu mang tính tương đối.

Bất cứ một chỉ tiêu nào, dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ phản ánh được một khía cạnh, một mặt, một đặc tính nào đó của thực tế khách quan, phản ánh được một mức độ tổng hợp nhất định chứ không thể phản ánh một cách đầy đủ mọi mặt, mọi khía cạnh của sự vật hiện tượng. Điều này đòi hỏi trong hoạt động thực tiễn, không thể chỉ xem xét các hiện tượng thông qua các chỉ tiêu phản ánh mà phải thâm nhập thực tế để nghiên cứu trực tiếp sự vật hiện tượng.

Cùng một sự vật hiện tượng, một quá trình nhưng có thể được phản ánh bằng các chỉ tiêu khác nhau vì trong mỗi trường hợp nhất định người ta muốn phản ánh hiện tượng đó theo những mặt nhất định và ngược lại, cùng tên chỉ tiêu nhưng lại phản ánh các sự vật hiện tượng, các quá trình kinh tế khác nhau.

* Chỉ tiêu mang tính khách quan.

Sự vận động của các chỉ tiêu, quan hệ giữa các chỉ tiêu, mức độ đạt được của chỉ tiêu là do thực tế khách quan diễn ra quyết định chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Điều này đòi hỏi khi xây dựng bất cứ một mô hình chỉ tiêu nào cũng đều phải xem xét rằng mô hình đó có phù hợp và phản ánh đúng đắn thực tế khách quan hay không. Nói khác đi là từ bản chất hiện tượng mà xác định mô hình sao cho phù hợp chứ không phải từ mô hình đặt ra để đi tìm bản chất của hiện tượng và quá trình khách quan. Tức là quan hệ giữa các chỉ tiêu là do bản chất của chúng quyết định chứ không phải do ý chủ quan của người xây dựng chỉ tiêu áp đặt.

c. Phân loại chỉ tiêu

Có nhiều cách phân loại chỉ tiêu, mỗi cách phân loại xuất phát từ một căn cứ nào đó.

* Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu.

- Chỉ tiêu định tính: Là những chỉ tiêu phản ánh các tính chất của sự vật hiện tượng, không biểu hiện trực tiếp bằng các con số, chẳng hạn giới tính, nghề nghiệp, nơi cư trú, tình trạng giao thông, tình trạng môi trường, nhân cách con người.

Chỉ tiêu định tính có thể biểu hiện trực tiếp hoặc gián tiếp, chẳng hạn giới tính, nghề nghiệp là chỉ tiêu biểu hiện trực tiếp, thời gian lựa chọn phương tiện đi lại, nhân cách con người, tình trạng giao thông là chỉ tiêu biểu hiện gián tiếp.

- Chỉ tiêu định lượng: Là những chỉ tiêu phản ánh các tính chất của sự vật hiện tượng được biểu hiện trực tiếp bằng con số, chẳng hạn dân số, số lượng phương tiện, số chuyến đi của hành khách trong ngày, độ tuổi bình quân của một nhóm người.

Trong nghiên cứu của các nhà kinh tế học, họ luôn luôn tìm cách lượng hoá các quá trình kinh tế, các chỉ tiêu định tính để so sánh các sự vật hiện tượng với nhau vì chỉ tiêu định lượng dễ cảm nhận, dễ hình dung hơn so với chỉ tiêu định tính.

* Căn cứ vào thời gian liên quan đến chỉ tiêu. - Chỉ tiêu kế hoạch.

Trong cuộc sống của con người, mọi hoạt động họ làm chung quy lại là để tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn theo nhận thức chủ quan của con người. Trải qua những ngày tháng quá khứ và hiện tại, con người sẽ đúc kết được những kinh nghiệm trong sản xuất và quan hệ xã hội, họ tìm ra được những quy luật vận động và phát triển của sự vật hiện tượng, từ đó, họ dự đoán và đưa ra những mong muốn cần đạt được của mình về các chỉ tiêu đó là chỉ tiêu kế hoạch.

Chỉ tiêu kế hoạch là những mong muốn sẽ thực hiện, là những tiêu thức phấn đấu sẽ hoàn thành trong tương lai. Việc xác định độ lớn của chỉ tiêu kế hoạch thường sử dụng các công cụ như toán học, phép biện chứng, phép lôgíc…

Tuy nhiên, khi thực hiện có thể có sai số, thời gian dự đoán càng xa thì sai số càng lớn.

- Chỉ tiêu thực hiện.

Khi các quá trình kinh tế, các hiện tượng đã xảy ra, người ta dùng các phép đo đếm để thống kê, ghi chép lại. Khi đó, những con số, những chỉ tiêu biểu hiện gọi là chỉ tiêu thực hiện (chỉ tiêu thực tế). Ví dụ: ở thời điểm năm 2010, dự đoán rằng giá dầu mỏ của thể giới tháng 3 năm 2011 sẽ là 110 USD/1thùng, nhưng do tháng 3 năm 2011, tình hình chính trị tại Ả rập xê út và Libi mất ổn định, nguồn cung dầu mỏ trở nên khan hiếm và giảm sút, dẫn đến thực tế tháng 3 năm 2011 giá dầu phổ biến là 120 USD/thùng.

Nói chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu thực hiện thì người ta chỉ đề cập đến độ lớn của chỉ tiêu, người ta so sánh hai kết quả của cùng một chỉ tiêu nào đó ở hai thời điểm kế hoạch và thực hiện, qua đó kiểm tra chất lượng công tác lập kế hoạch, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ đã được dự định trước.

* Căn cứ vào đơn vị đo của chỉ tiêu. - Chỉ tiêu giá trị.

Gồm những chỉ tiêu mà đơn vị đo là bằng tiền, chẳng hạn doanh thu, lợi nhuận, giá cả…, đặc điểm của những chỉ tiêu này là ở các mốc thời gian khác nhau, trị tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó bằng nhau nhưng giá trị kinh tế là khác nhau, muốn thực hiện các phép tính hoặc phép so sánh, chúng ta phải quy đổi chúng về cùng một thời điểm nào đó.

Gồm những chỉ tiêu mà đơn vị đo không phải là tiền, dùng để chỉ số lượng hoặc độ lớn hoặc những thuộc tính của các sự vật hiện tượng, chẳng hạn: Số lượng phương tiện, số lượng sản phẩm, số lượng nhà ga. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khác với chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu hiện vật không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian, cho nên để so sánh, tính toán một chỉ tiêu nào đó ở hai thời điểm khác nhau chúng ta không cần quy đổi chúng.

- Chỉ tiêu khác.

Ngoài chỉ tiêu giá trị, chỉ tiêu hiện vật còn có các chỉ tiêu khác mà đơn vị đo không thuộc hai loại trên như cơ cấu chuyến đi theo mục đích của hành khách, đơn vị đo của nhóm chỉ tiêu này phong phú, đa dạng.

* Căn cứ phạm vi sử dụng chỉ tiêu. - Chỉ tiêu liên ngành.

Gồm những chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, chẳng hạn, số lao động, tổng giá trị sản lượng, giá thành sản phẩm, lợi nhuận, v.v.

- Chỉ tiêu ngành.

Là những chỉ tiêu được sử dụng trong một ngành, một lĩnh vực nào đó, chỉ tiêu này mang những đặc thù của ngành, khi nhắc đến tên chỉ tiêu, người ta sẽ hình dung được cái chỉ tiêu đó thuộc ngành nào, chẳng hạn, trong vận tải người ta dùng các chỉ tiêu: Lượng luân chuyển hàng hoá, lượng luận chuyển hành khách, giá cước vận tải, hệ số đi lại, v.v.

* Theo kết cấu và cách tính toán, cách thể hiện của chỉ tiêu. - Chỉ tiêu đơn giản.

Những chỉ tiêu mà việc xác định độ lớn của nó, hoặc các thuộc tính thể hiện rất đơn giản, khi nói đến chỉ tiêu thì mọi người đều trực tiếp hình dung và nhận dạng ra được mà không cần phải qua một giá trị hay một thuộc tính hay một phép tính toán nào mà mọi người đều thừa nhận, không có một cách hiểu khác được.

- Chỉ tiêu tổng hợp.

Khác với chỉ tiêu đơn giản, chỉ tiêu tổng hợp được hình thành bởi nhiều thuộc tính, việc xác định nó rất phức tạp, phải qua nhiều bước tính toán trung gian,

có những chỉ tiêu được nhìn nhận là khác nhau ở từng đối tượng nghiên cứu và chủ thể nghiên cứu, có những chỉ tiêu rất trừu tượng, khó diễn đạt bằng lời.

*. Theo số lượng và chất lượng. - Chỉ tiêu số lượng.

Là những chỉ tiêu biểu thị độ lớn ít nhiều của sự vật, hiện tượng, chỉ tiêu này chỉ cho ta thấy bề ngoài mà không thể hiện được phần bản chất phần tốt xấu cũng như xu hướng vận động bên trong của sự vật hiện tượng.

- Chỉ tiêu chất lượng.

Là những chỉ tiêu thể hiện mức độ tốt xấu, được hay không được đối với sự vật hiện tượng, chỉ tiêu chất lượng thường là ở dạng định tính nhiều hơn.

Giữa số lượng và chất lượng có mối quan hệ biện chứng: Lượng đổi thì chất đổi.

- Chỉ tiêu kết quả. Là những chỉ tiêu phản ánh kết quả đầu ra của các quá trình kinh tế, những chỉ tiêu này không thể hiện sự so sánh với yếu tố đầu vào của một quá trình.

- Chỉ tiêu hiệu quả.

Nếu như chỉ tiêu kết quả chỉ xem xét đến đầu ra của quá trình sử dụng các nguồn lực thì chỉ tiêu hiệu quả có xét đến cả yếu tố đầu vào nữa, như vậy chỉ tiêu hiệu quả sẽ phần nào đánh giá được tổng quát chất lượng sử dụng yếu tố đầu vào.

Chỉ tiêu hiệu quả là một chỉ tiêu phản ánh mức độ thu lại được kết quả tương ứng với toàn bộ nguồn lực phải bỏ ra trong quá trình thực hiện một hoạt động nhất định (nhằm đạt một mục đích nào đó).

Khi nói đến hiệu quả của một hoạt động, cần phải gắn nó với mục đích nhất định, bản thân phạm trù kết quả thu lại đã chứa đựng mục tiêu cần phải đạt được, các hoạt động không có mục tiêu trước hết không thể đưa ra để tính hiệu quả, hiệu quả luôn gắn với mục tiêu xác định.

Hiệu quả kinh tế tài chính, là một phạm trù phản ánh hiệu quả về chi phí tính được đã bỏ ra thực hiện một hoạt động nào đó, trong đó bao gồm tất cả các hao phí về kinh tế do đơn vị thực hiện hoạt động đó bỏ ra.

Hiệu quả kinh tế xã hội là một phạm trù phản ánh hiệu quả về chi phí tính được đã bỏ ra để thực hiện một hoạt động nào đó, trong đó bao gồm tất cả các

hao phí về kinh tế và xã hội do đơn vị thực hiện bỏ ra hay bên ngoài bỏ ra và kết quả kinh tế và xã hội do đơn vị thu được hay bên ngoài thu được.

Hình 1-8: Sơ đồ phân loại chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 48 - 54)