Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt ở TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 82 - 88)

- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.

2.2.4. Hiện trạng vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt ở TP Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 150 tuyến xe buýt, trong đó 114 tuyến có trợ giá của Nhà nước, 36 tuyến không có trợ giá. Tổng chiều dài của mạng lưới tuyến xe buýt là 3.401 km, mật độ tuyến so với diện tích đất của thành phố là 1,62 km/km2.

Đường trong vùng đô thị chủ yếu là đường hai làn xe, một số tuyến đường có 4 đến 6 làn xe, tuyến nội thành mới có 1 làn xe hẹp, điều này đã hạn chế sự lưu thông của xe buýt lớn.

Bảng 2-8: Một số chỉ tiêu xe buýt TP Hồ Chí Minh năm 2009

STT Chỉ tiêu Đơn vị Sô lượng

Tuyến Tuyến 150

Trong đó: Tuyến nội thị Tuyến 116

1

Tuyến lân cận Tuyến 34

Tổng cự ly toàn tuyến Km 3.401

Trong đó: Tuyến nội thị Km 2.181

2

Tuyến lân cận Km 1.220

Cự ly bình quân Km/tuyến 22,5

Trong đó: Tuyến nội thị Km 18,6

3

Tuyến lân cận Km 35,9

Mật độ tuyến

Trong đó: Tính theo diện tích Km/km2 1,16

4

Tuyến chiều dài đường Km/km 1,13

Nguồn [37]

b. Về phương tiện

- Phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Giao thông trong nội ô, do tốc độ tăng dân số nhanh, quy hoạch yếu, hệ thống đường xá nhỏ... khiến thành phố luôn phải đối mặt với vấn đề ùn tắc. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có 3.150 xe buýt và 8.000 xe taxi, mỗi năm chỉ đáp ứng khoảng 6,2% nhu cầu đi lại. Hệ thống xe buýt chưa đem lại hiệu quả cao, 65% tuyến trùng lặp. Cùng mạng lưới xe buýt, dự án tàu điện ngầm Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang tiến hành. Theo dự kiến, thành phố sẽ có bốn tuyến tàu

điện ngầm, tổng chiều dài 54 km, 6 đường ray và 22 nhà ga. Cuối 2020, hai tuyến đầu tiên sẽ đi vào hoạt động.

Trong khi chờ xây dựng hệ thống tàu điện ngầm và đường sắt trên cao thành phố Hồ Chí Minh cần thay đổi chất lượng xe buýt và cải thiện hệ thống kết nối các tuyến để thu hút hành khách, bên cạnh đó cần thành lập quỹ bảo trì và phát triển vận tải hành khách công cộng, quỹ này có nhiệm vụ cải thiện chất lượng xe, hệ thống nhà chờ để phục vụ hành khách tốt hơn. [37]

Điểm yếu của thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố gần 10 triệu dân mà chưa có loại hình vận tải khối lượng lớn khiến thành phố luôn trong tình trạng kẹt xe vì phương tiện cá nhân gia tăng. Trong khi đó việc vận chuyển hành khách bằng xe buýt mới chỉ đáp ứng được khoảng 7% nhu cầu đi lại, xe buýt của thành phố Hồ Chí Minh đã quá cũ không đảm bảo chất lượng phục vụ cũng như tiêu chuẩn khí thải.

Hạn chế nữa của VTHKCC xe buýt ở TP Hồ Chí Minh là thời gian chạy xe trên tuyến không chính xác, nguyên nhân chính là do tình trạng kẹt xe, mức độ liên hoàn trên toàn mạng lưới chưa cao, gây bất tiện cho hành khách khi chuyển tuyến, sự linh động của xe buýt rất thấp, thái độ của nhân viên phục vụ trên xe chưa được thân thiện với hành khách, sự quản lý của trung tâm điều hành vận tải hành khách công cộng chưa chặt chẽ và đủ mạnh.

Trong giai đoạn 2010-2015 xe buýt vẫn là phương tiện được đầu tư và đóng vai trò chủ lực trong vận chuyển hành khách công cộng. Thành phố Hồ Chí Minh đặt mục tiêu đến năm 2015 hệ thống vận tải công cộng đáp ứng được 14% nhu cầu đi lại của người dân (trung bình 3,06 triệu lượt hành khách/ngày), trong đó xe buýt đáp ứng 12% nhu cầu (2,62 triệu lượt hành khách/ngày).[37]

- Phương tiện đi lại cá nhân

Số lượng hành khách sử dụng phương tiện đi lại cá nhân vẫn chiếm phần đa số, tại thời điểm 20/12/2009, phương tiện cá nhân chủ yếu là xe máy với số lượng khoảng 4.021.000 chiếc, 658.636 ô tô các loại, trong đó số xe con 411.700 (249,417 chiếc là của cá nhân), ngoài ra còn có một lượng lớn xe đạp, xe xích lô tham gia giao thông, số phương như vậy làm cho mật độ phương tiện trên đường rất lớn, tắc nghẽn thường xuyên diễn ra, nhất là giờ cao điểm.

Bảng 2-9: Dân số, xe máy, xe con TP Hồ Chí Minh (Đơn vị 1.000)

Năm Dân số Số xe máy Số xe con Ghi chú

2003 5.867 2.306 112,7 2004 6.063 2.429 253,0 (115,0 tư nhân) 2005 6.240 2.623 267,8 2006 6.425 2.903 296,1 2007 6.602 3.406 399,0 (202,0 tư nhân) 2008 6.804 3.532 401,3 2009 7.012 4.021 411,7 (249,417 tư nhân 2010 7.101,566 na na 2020 9 đến 10 tr Dự báo 2025 Trên 10 tr Dự báo Nguồn [30], [37]

c. Các đơn vị vận tải Hành khách công cộng bằng xe buýt

Trên địa bàn thành phố hiện có 29 đơn vị vận tải hoạt động dịch vụ xe buýt, gồm một đơn vị quốc doanh, một liên doanh, một công ty TNHH và 26 HTX. Với số lượng áp đảo, các HTX vận tải xe buýt cũng là thành phần chiếm áp đảo về luồng tuyến - chiếm khoảng 67% luồng tuyến, về số lượng xe - khoảng 73% và về sản lượng vận chuyển - chiếm 69%. Thế nhưng mạng lưới xe buýt thành phố hiện vẫn còn nhiều bất cập, như không có đường vành đai, còn các đường nhánh và đường trục quá ít lại không nối kết được với nhau một cách liên hoàn, không bảo đảm thời gian lộ trình do nạn kẹt xe ùn tắc trầm trọng trên diện rộng.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, trên cơ sở tiếp quản hoạt động VTHKCC có từ trước ngày Sài Gòn giải phóng nên có rất nhiều thành phần kinh tế tham gia, lực lượng Quốc Doanh chỉ đóng một vai trò thứ yếu. Điều này có thế mạnh là dẫn đến sự canh tranh khá quyết liệt giữa những thành phần kinh tế khác nhau, giúp chính quyền sở tại huy động được nhiều nguồn lực (½ số lượng phương tiện xe buýt ở TP.HCM là là lực lượng ngoài quốc doanh đầu tư) tham gia vào lĩnh vực đầu tư mang tính công ích này. Thế nhưng với việc xã hội hoá khá cao như thế, cũng đã bộc lộ một số mặt hạn chế, nếu không kịp thời khắc phục thì nó sẽ trở

thành lực cản cho công việc phát triển của hệ thống như: số DN tham gia khai thác vận tải thì nhiều (đến 26 đơn vị) qui mô các doanh nghiệp khai thác nhỏ ( những HTX chỉ có vài chục chiếc xe 12 chỗ), bộ máy quản lý, điều hành yếu, không mấy phù hợp với tính chất quản lý - điều hành tập trung của loại hình buýt nói riêng hoặc vận tải công cộng nói chung.

d. Về sản lượng

Vào thời điểm tháng 3/2009, lượng khách đi xe buýt từ ở một số tuyến đã tăng hơn so với cùng kỳ năm 2008 rất nhiều, là dấu hiệu tích cực khi người dân ngày càng hưởng ứng việc đi lại bằng xe buýt. Tuyến đưa đón học sinh, sinh viên, công nhân (có trợ giá) đạt 3.544.438 lượt hành khách/năm, tương đương 39.383 lượt hành khách/ngày, tăng 4%; xe buýt không trợ giá đạt 6.607.145 lượt hành khách, khoảng 73.413 lượt hành khách/ngày, tăng 3%. Năm 2009, hệ thống xe buýt vận chuyển được 342,2 triệu lượt-hành khách, năm 2010, vận chuyển được 481 triệu lượt-hành khách. Dự báo đến năm 2025 với mạng lưới vận tải đường sắt dài 160 km, tàu điện ngầm của thành phố đi vào khai thác, góp phần giải quyết sự căng thẳng về giao thông đô thị, ngoài xe buýt, hành khách có thêm tàu điện ngầm để lựa chọn cho hành trình của mình. Tỷ lệ đáp ứng các loại phương tiện của thành phố như bảng 2-10.

Bảng 2-10: Dự báo về tỷ lệ đảm nhận nhu cầu đi lại của các thương tiện vận tải thành

phố Hồ Chí Minh. Nguồn [37] Năm 2020 Năm 2025 TT Loại PT Tất cả phương tiện % Công cộng % Tất cả phương tiện % Công cộng % I PTVT cá nhân 56 78 1 Xe máy và xe đạp 38 49 2 Ô tô 18 29 II VTHKCC 44 100 22 100 1 Đường sắt 9,2 21 6,8 30,7 2 Xe buýt 30,8 70 12,9 58,5 3 Phà 0,4 1 0,1 0,4 4 Đ.sắt liên TP và xe buýt 3,5 8 2,3 10,4 Tổng cộng (I+II) 100 100 100 100

e. Về chiến lược phát triển VTHKCC ở Thành phố Hồ Chí Minh

* Thành phố Hồ Chí Minh chọn phát triển Metro trước khi phát triển BRT (xe buýt tốc hành), là một bước đi mang tính đột phá - đi tắt đón đầu, mong muốn nhanh chóng cải thiện tình hình kẹt xe đang trầm trọng ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng là một giải pháp đáng suy nghĩ.

* Chính phủ và chính quyền các đô thị cần công bố hàng loạt chính sách ưu đãi cho những nhà đầu tư trong lĩnh vực vận tải công cộng như:

- Cần có chính sách trợ giá cho xe buýt và lấy mục tiêu phục vụ thuận lợi cho hành khách làm chuẩn mực thay vì mục tiêu tiện cho công tác quản lý-điều hành của cơ quan quản lý nhà nước.

- Dành quĩ đất thích đáng cho các bến bãi trung chuyển, bến lưu đậu xe, đầu cuối tuyến…

- Chính sách miễn giảm thuế hoặc cho vay với hỗ trợ lãi suất cho việc đầu tư phương tiện, đặc biệt ưu tiên cho nhóm phương tiện hướng tới môi trường xanh - sạch - văn minh, phương tiện dành cho người khuyết tật… miễn giảm thuế cầu đường vì tần suất họat động của phương tiện cộng cộng hàng ngày rất lớn, không thể thu như các đối tượng phương tiện khác.

- Chính sách làn đường ưu tiên (làn sóng xanh, ưu tiên trong giờ cao điểm, được lưu thông trên làn xe 2-3 bánh khi cần…) hoặc xa hơn nữa là làn dành riêng cho xe buýt (BRT - Bus Rapid Transit), nhằm tăng tốc độ vận doanh , rút ngắn thời gian đi lại nhằm thu hút hành khách đi xe buýt…

* Quy hoạch giao thông đến 2025

Chính quyền đã yêu cầu các nhà tư vấn trong và ngoài nước chuẩn bị một kế hoạch phát triển giao thông tổng thể và vận tải cao tốc chi tiết cho đến 2025. Các đề án qui hoạch này được hoàn tất năm 2007 và 2008. Đồng thời, chính phủ cũng thuê Nikken Sekki, một Công ty tư vấn kiến trúc và qui hoạch của Nhật, chuẩn bị bản quy hoạch tổng thể phát triển TPHCM đến 2025.

Hệ thống giao thông công cộng cao tốc (UMRT). Sự tập trung chủ yếu dồn vào việc phát triển các tuyến vận tải đường sắt cao tốc. Công ty Siemens của Đức chuyên sản xuất thiết bị đường sắt đã ký bản ghi nhớ với chính quyền năm 2004 để nghiên cứu khả thi hai tuyến UMRT, chính phủ Nhật cũng ký ghi nhớ tương tự để nghiên cứu tuyến thứ 3 năm 2005. Còn có những đề xuất nghiên cứu các tuyến UMRT, tàu điện và cả tàu lửa đơn ray (monorail) khác. Qui hoạch

tổng thể, giao thông đến 2025 bao gồm 6 tuyến UMRT, cộng một tuyến tàu điện và một tuyến monorail. Nghiên cứu UMRT sau này đã điều chỉnh liên kết 6 tuyến UMRT hợp lý hơn.

Tuyến 1 và 2 dự báo có mức độ sử dụng cao nhất trong năm 2025. Cả hai đều đi từ Đông sang Tây, bắt đầu từ các khu phát triển dày đặc ở phía Tây, băng ngang qua trung tâm thành phố và vượt sông Sài Gòn qua các quận bên bờ Đông mà chính quyền đang lên kế hoạch phát triển. Tuyến 1 bắt đầu từ hướng Tây Nam, băng qua sông Sài Gòn về phía Đông Bắc, phục vụ khu vực Suối Tiên và Biên Hòa, là khu công viên giải trí quốc doanh và khu công nghiệp mới, cũng là nơi chính quyền dự định chuyển các trường đại học đến. Tuyến thứ 2 bắt đầu ở phía Tây Bắc, băng qua sông đến Thủ Thiêm, dự kiến là khu trung tâm mới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)