Mua sắm phương tiện Xây dựng cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 130 - 135)

- Xây dựng cơ sở hạ tầng. - Xây dựng cơ chế vận hành - Các công tác chuẩn bị khác - Thiết lập hệ thống DN - Xây dựng mục tiêu. - Xác định quy mô. - Thiết lập các chỉ tiêu của hệ thống. - Xác định thời gian. - Xác định các yếu tố khác Giai đoạn 2 Triển khai dự án Đánh giá khi thẩm định Dự ánVTHKCC

Nghĩa là không có sự thiện vị trong đánh giá, hệ thống như thế nào thì phản ánh đúng như vậy, không được che đậy nhược điểm, khuyếch trương ưu điểm, kết luận về hệ thống phải chính xác như vốn có của nó.

Đầy đủ và kịp thời.

Khi đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt phải đánh giá toàn diện các mặt, cả cơ sở vật chất cả về con người, không được phiến diện, không bỏ sót nội dung, việc đánh giá có thể được tiến hành theo định kỳ hoặc đánh giá thường xuyên tùy thuộc từng nội dung đánh giá.

- Lượng hóa chỉ tiêu đánh giá.

Chỉ tiêu phải được lượng hóa bằng con số cụ thể, có như vậy thì việc kết luận về hệ thống mới chính xác, có cơ sở và dễ hiểu.

- Đánh giá chi tiết từng nội dung tiến tới đánh giá tổng hợp cả hệ thống. Để có được kết quả hoạt động của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt là sự đóng góp đồng thời nhiều yếu tố, mỗi yếu tố có mức độ ảnh hưởng đến mục tiêu của hệ thống ở các mức độ khác nhau, việc đánh giá phải trên cơ sở đánh giá từng yếu tố của hệ thống và tiến tới đánh giá tổng hợp chung cả hệ thống thông qua một cách thức nào đó.

3.3.2. Mục đích và chỉ tiêu đánh giá khi thẩm định dự án vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt khách công cộng bằng xe buýt

a. Mục đích đánh giá

Khi bắt đầu thẩm định, VTHKCC bằng xe buýt đang tồn tại dưới dạng dự án, chưa triển khai, chưa hoạt động. Khi đó, thực chất đánh giá hệ thống là đánh giá dự án, việc đánh giá này nhằm các mục đích sau đây:

- Để thấy được phương pháp lập dự án có đúng, có đầy đủ hay không. - Để thấy được giữa mục tiêu dự án và quy mô dự án có tương thích hay không.

- Để thấy được dự án có mang lại hiệu quả kinh tế xã hội hay không. - Để thấy được dự án có khả thi hay không.

Là cơ sở để Nhà nước ra quyết định có thực hiện dự án hay không.

b. Chỉ tiêu so sánh đánh giá

Nội dung của bước này là đánh giá xem việc lập dự án có theo đúng quy trình chuẩn hay không, có thực hiện đúng trình tự hay không, nếu không thì nguyên nhân tại sao.

Lập một dự án đầu tư nói chung thường phải thực hiện qua các giai đoạn: - Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi.

- Giai đoạn nghiên cứu khả thi. - Giai đoạn lập dự án chi tiết.

Như vậy, lập một dự án VTHKCC bằng xe buýt cũng phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn trên, tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà người lập dự án có thể thực hiện không đầy đủ các giai đoạn đó, dẫn đến chất lượng của dự án thấp, khi đưa dự án vào hoạt động thì kết quả không được như mong muốn.

Dự án đã lập sẽ được đánh giá toàn bộ các nội dung của nó, trong đó có đánh giá phương pháp và quy trình lập dự án, nếu phương pháp và quy trình lập không được hợp lý thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của dự án.

Việc lựa chọn phương pháp lập dự án có thể xuất phát từ điều kiện cụ thể của đô thị, các phương pháp thường được sử dụng bao gồm: phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp mô phỏng, phương pháp phân tích, v.v.

Nếu dự án được lập ra đúng theo quy trình chuẩn thì dự án sẽ có chất lượng cao, như vậy đánh giá dự án thông qua xem xét quy trình lập dự án cũng phản ánh được phần nào chất lượng của dự án, nếu dự án được lập không tuân theo quy trình chuẩn thì dự án sẽ không sát với thực tế, chất lượng của dự án thấp.

* Phương pháp lập dự án.

- Việc lập dự án đã sử dụng phương pháp nào.

- Phương pháp đó có phù hợp với điều kiện của đô thị hay không. - Những hạn chế của phương pháp là gì.

* Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. - Giá trị hiện tại thuần dự án (NPV) - Tỷ suất thu hồi nội tại tối thiểu (IRR). - Thời gian hoàn vốn (THV).

- Tỷ số lợi ích/chi phí. (B/C)

* Đánh giá dự án có thỏa mãn các yêu cầu của VTHKCC hay không.

Việc đi lại của hành khách ở đô thị cần phải thỏa mãn các yêu cầu cơ bản: nhanh, rẻ, an toàn, thuận tiện. Vậy thì dự án lập ra có thỏa mãn được các yêu cầu đó hay không.

Cụ thể:

- Dự án có làm cho hành khách đi lại nhanh chóng hơn không.

Trong tính toán, thời gian bình quân một chuyến đi sau khi có dự án có nhanh hơn so với khi chưa có dự án hay không.

Nghĩa là có thỏa mãn điều kiện: ∆T = Tsau - Ttrước <0 hay không. Trong đó:

Tsau: thời gian bình quân một chuyến sau khi có hệ thống. Ttrước: thời gian bình quân một chuyến trước khi có hệ thống. - Dự án có làm cho chi phí đi lại của hành khách giảm xuống hay không. Trong dự án, chi phí đi lại bình quân một chuyến đi là bao nhiêu đồng. Có nhỏ hơn so với khi chưa có dự án hay không.

Nghĩa là có thỏa mãn điều kiện ∆C = Csau - Ctrước <0 hay không.

Trong đó:

Csau: chi phí bình quân một chuyến đi sau khi có hệ thống. Ctrước: chi phí bình quân một chuyến đi trước khi có hệ thống. - Dự án có làm cho sự đi lại thuận tiện hơn không.

Sau khi có dự án, việc đi lại của người dân có dễ dàng hơn không. Thuận tiện hơn ở chỗ nào. Người dân sẽ gặp những trở ngại nào.

- Dự án có làm cho hành khách đi lại được an toàn hơn không.

Dự án sẽ mang lại an toàn hơn cho hành khách không. Sự an toàn đó được thể hiện qua những đặc điểm nào.

Hình 3-7: Sơ đồ đánh giá về sự đáp ứng các yêu cầu cơ bản của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

* Đánh giá tính khả thi của dự án.

Đánh giá tính khả thi của dự án là việc xem xét khả năng dự án có thực hiện được hay không, dựa trên những nội dung:

- Những thuận lợi của dự án. - Những khó khăn của dự án. - Vốn dành cho dự án.

- Việc thực hiện dự án có thể liên quan đến khả năng giải phóng mặt bằng. - Những tác động ngoại ứng của dự án có nằm trong tầm kiểm soát hay không. Có giải quyết được hay không.

- Sự phù hợp giữ mức giá vé áp dụng và điều kiện thu nhập của người dân. - Phương án trợ giá của nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Những trợ ngại về việc xây dựng cơ sở hạ tầng.

Tất cả những câu trả lời của các câu hỏi trên sẽ quyết định tính khả thi của dự án. Nếu mọi vấn đề đều nằm trong khả năng kiểm soát, khả năng giải quyết được thì chắc chắn dự án sẽ khả thi. Trường hợp tồn tại một số vấn đề vướng

Đánh giá về sự đáp ứng các yêu cầu cơ bản của VTHKCC bằng xe buýt

Các yêu cầu về VTHKCC

- Thời gian chuyến đi ngắn - Chi phí chuyến đi nhỏ - Thuận tiện và an toàn

Các chỉ tiêu trong dự án

- Thời gian đi lại một chuyến - Chi phí đi lại một chuyến - Sự thuận tiện cho HK

So Sánh

Thời gian ngắn hơn Chi phí nhỏ hơn Thuận tiện hơn An toàn hơn

Thời gian ko ngắn hơn

Chi phí không nhỏ hơn

Không thuận tiện hơn Không an toàn hơn

Không thỏa mãn các yêu cầu cơ

bản Thỏa mãn các yêu cầu

mắc không thể giải quyết được thì tính khả thi của dự án sẽ rất thấp, khi đó phải xem xét và sửa đổi lại dự án.

Hình 3-8: Sơ đồ đánh giá và kết luận về tính khả thi của dự án.

Trường hợp thứ nhất: Các nội dung đánh giá đều đạt yêu cầu, cụ thể: - Dự án lập đúng quy trình và đầy đủ nội dung.

- Dự án mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.

- Dự án đảm bảo các yêu cầu cơ bản của VTHKCC đô thị. - Dự án có tính khả thi.

Kết luận: Dự án sẽ được duyệt để triển khai. Trường hợp thứ hai:

- Dự án lập không đúng quy trình và đầy đủ nội dung. - Hoặc dự án không mang lại hiệu quả kinh tế xã hội.

- Hoặc dự án không đảm bảo các yêu cầu cơ bản của vận tải hành khách công cộng đô thị.

- Hoặc dự án không có tính khả thi.

Kết luận: Dự án sẽ không được duyệt để thực hiện.

Các vấn đề được đặt ra Đối với dự án

Một số vấn đề không giải quyết được

Dự án không khả thi Kết luận về tính khả thi

của dự án

Dự án khả thi

Nằm trong khả năng kiểm soát và giải quyết được

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 130 - 135)