Đánh giá hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xebuýt ở Hà nội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 159 - 164)

IV Về thời gian triển khai DA

3.5.3. Đánh giá hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xebuýt ở Hà nội.

Áp dụng cách tính điểm của từng chỉ tiêu như phần 3.3.4 đã trình bày, điểm của từng chỉ tiêu được xác định theo bảng số 03 phụ lục 2

b. Tính điểm cho cả hệ thống.

Áp dụng công thức tính điểm cho cả hệ thống 

  n i i i K a U 1 .

Điểm của từng chỉ tiêu và của cả hệ thống khi xét đến trọng số của từng chỉ tiêu được trình bày trong bảng số 05 phụ lục 2.

Số điểm của hệ thống là U= 239,2 điểm.

c. Kết luận về hệ thống.

So sánh 239,2 điểm với 313 điểm, hệ thống chỉ đạt được 76,41 %.

Như vậy hệ thống VTHKCC bằng xe buýt hiện trạng đạt mức tốt (mức 4) so với kế hoạch đặt ra trong khi lập dự án.

Theo cách đánh giá bằng phương pháp cho điểm, hệ thống được nhìn nhận một cách tổng thể, có xét đến tất cả các yếu tố (thông qua các chỉ tiêu), kết luận hệ thống sẽ chính xác, không bị thiên lệch chủ quan về một yếu tố nào đó, điều này thường gặp khi đánh giá bằng phương pháp chuyên gia. Đây là một đặc điểm vượt trội của phương pháp đánh giá cho điểm. Tuy nhiên, để sử dụng đương phương pháp này cần có các dữ liệu thống kê, cần phải điều tra hiện trạng để có được số liệu khi xác định trọng số cũng như xác định điểm của từng chỉ tiêu trọng hệ thống chỉ tiêu đánh giá.

Kết luận chương 3

Là nội dung chính của luận án, chương 3 đã giải quyết các vấn đề cơ bản như: Lý luận về đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, mục đích đánh giá cũng như chỉ tiêu và phương pháp đánh giá, cách lượng hóa các chỉ tiêu, cách tính điểm khi đánh giá hiện trạng hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, mục đích và quy trình hoàn thiện hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, v.v.

KẾT LUẬN

Quá trình đô thị hóa đã kéo theo nhiều tác động tiêu cực đến giao thông đô thị như tắc nghẽn, tai nạn, ô nhiễm môi trường, v.v, vì vậy nếu không hoạch định chiến lược phát triển GTĐT bền vững trong tương lai thì hệ thống GTĐT nói chung và hệ thống VTHKCC bằng xe buýt nói riêng sẽ không đáp ứng được nhu cầu đi lại ngày càng gia tăng của người dân. Để góp phần giải quyết tình trạng này cần phải từng bước hạn chế phương tiện đi lại cá nhân, hoàn thiện hệ thống VTHKCC bàng xe buýt để thu hút hành khách sử dụng nhiều hơn.

Đề tài “ Nghiên cứu đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam” được nghiên cứu với các mục tiêu sau đây:

- Kế thừa những lý luận khoa học của các tài liệu, các công trình khoa học của các tác giả đi trước. Đề xuất, bổ sung, hoàn thiện và làm phong phú thêm lý luận về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở đô thị.

- Đề xuất và hoàn thiện về lý luận đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở đô thị Việt Nam bao gồm: Quy trình đánh giá, mục đích đánh giá, phương pháp đánh giá và chỉ tiêu đánh giá. Kết quả đánh giá sẽ là căn cứ để hoàn thiện hệ thống ngày càng tốt hơn, là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước đưa ra các chính sách và giải pháp để phát triển hợp lý giao thông vận tải đô thị nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đề tài đã đưa ra những kết quả nghiên cứu chủ yếu sau:

1. Làm phong phú thêm lý luận cơ bản về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong đô thị, vai trò của vận tải hành khách công cộng đối với sự phát triển kinh tế đô thị.

2. Làm rõ thực trạng về công tác đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ở Việt Nam hiện nay, những mặt được và chưa được. Sự chẫm trễ, sự không liên hoàn của công việc đánh giá dẫn đến hệ thống VTHKCC bằng xe buýt chưa được hoàn thiện kịp thời để phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân, hệ lụy là tắc nghẽn giao thông trầm trọng, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

3. Đề xuất cơ sở lý luận về đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt như quy trình đánh giá, nội dung đánh giá, chủ thể đánh giá, thời điểm đánh giá, mục đích đánh giá, phương pháp và chỉ tiêu đánh giá.

4. Hoàn thiện phương pháp đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, trong đó đề xuất phương pháp cho điểm để đánh giá thực trạng về hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị Việt Nam.

5. Hoàn thiện và đề xuất mới các chỉ tiêu để sử dụng khi đánh giá hiện trạng hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Sau quá trình nghiên cứu luận án, tác giả xin được kiến nghị:

1. Kết quả sẽ được sử dụng trong các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan nghiên cứu về VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng và được đưa vào nội dung giảng dạy ở các trường có đào tạo các ngành quản lý GTVT đô thị.

2. Phương pháp đánh giá cho điểm là phương pháp khoa học, cần sử dụng khi tiến hành đánh giá hiện trạng về hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Có thể kết hợp với phương pháp chuyên gia để có kết quả đánh giá chính xác hơn.

3. Cơ quan quản lý nhà nước (các sở GTVT ở tỉnh và thành phố) nên lập kế hoạch đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt, coi việc đánh giá là một nội dung của hệ thống, sử dụng triệt để kết quả đánh giá để hoàn thiện hệ thống phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của đô thị.

4. Hành khách là một kênh cung cấp thông tin rất khách quan và chính xác về hệ thống VTHKCC bằng xe buýt của đô thị, nhất là các vấn đề liên quan đến giá vé, tiện nghi phương tiện, sự giao tiếp của nhân viên với hành khách, sự điều khiển phương tiện của lái xe, v.v. Mỗi hành khách luôn đóng góp những ý kiến kịp thời, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đô thị nói chung, đổi mới và hoàn thiện VTHKCC bằng xe buýt nói riêng. Chính vì vậy mà Nhà nước cần có những quy chế để hành khách tham gia tích cực vào việc đánh giá hệ thống VTHKCC bằng xe buýt được thường xuyên và hiệu quả.

5. Ở Hà nội, hiện tượng mất tư trang hành lý (ví tiền, điện thoại) xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt ở trạm trung chuyển Cầu giấy, điều đó đã làm cho hành khách thấy ngại khi sử dụng xe buýt, đa tạo một tâm lý và cái nhìn không thiện cảm về xe buýt, để khắc phục điều này, cơ quan quản lý về trật tự an toàn xã hội

cần có biện pháp để loại trừ tệ nạn này một cách triệt để, giải quyết được điều này sẽ góp phần làm gia tăng số lượng hành khách sử dụng xe buýt.

6. Hiện tượng nhân viên bán vé thu tiền của khách nhưng không xé vé thường xảy ra trên tuyến 07 Cầu giấy – Nội Bài, tuyến 60 Bến xe nước ngầm – Công viên Nghĩa đô và một số tuyến khác, điều này cũng tạo ra sự không tin tưởng đối với nhân viên hoạt động trong hệ thống VTHKCC bằng xe buýt trong suy nghĩ của hành khách. Đây là trách nhiệm của bộ phận thanh tra hoạt động không hiệu quả, làm gây thất thoát tiền cước, cơ quan quản lý nhà nước cần có cơ chế để quản lý và giám sát tốt hơn về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 159 - 164)