Hiện trạng về giao thông Thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 63 - 67)

- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.

2.2.1.Hiện trạng về giao thông Thành phố Hà Nộ

Hà Nội - Thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội, nơi tập trung các cơ quan đầu não của Nhà nước và các thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân. Với vai trò hết sức quan trọng, Hà Nội không những trở thành trung tâm kinh tế – chính trị mà còn là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước.

Theo nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1-8-2008, địa giới hành chính được mở rộng, thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 334.470,02 ha; dân số hiện tại là 6.232.940 người.[40]

Địa hình của Hà Nội: Hà Nội nằm ở trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, trong phạm vi từ 23o23’ đến 21o15’ vĩ độ Bắc và từ 105o16’ đến 106o02’ kinh độ Đông. TP.Hà Nội phía bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Vĩnh Phúc; phía nam giáp tỉnh Hà Nam; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ. Địa hình của thành phố tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 5 m trên mực nước biển, ít đồi núi, rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường bộ và đường thuỷ.

Khí hậu Hà Nội là khí hậu gió mùa nhiệt đới ẩm. Mùa hè nóng với những trận mưa lớn từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông khí hậu khô, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3, giữa hai mùa có hai tháng chuyển tiếp là tháng 4 và tháng 10, nhiệt độ trung bình là khoảng 23,40C, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.794 mm, độ ẩm trung bình là 85%

Thành phố Hà Nội có khoảng 343 Km đường nội thành, hơn 400 đường phố và 580 nút giao thông trong đó có hơn 170 nút được trang bị hệ thống đèn tín hiệu điều khiển.[36]

Hà Nội có vai trò quan trọng, có ưu thế đặc biệt so với các địa phương khác trong cả nước. Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng, nơi hội tụ của các tuyến quốc lộ chiến lược quan trọng như quốc lộ 1A, 5, 18 , 6, 32, 2 và 3. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế quốc phòng của cả nước.

Là một trong các cực quan trọng nhất của tam giác tăng trưởng kinh tế

vùng đồng bằng Bắc Bộ (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh) có nhịp độ tăng trưởng nhanh hơn các vùng khác (gấp khoảng 1,2 đến 1,5 lần so với mức trung bình cả nước) vừa đặt ra yêu cầu đối với Hà Nội làm đầu tàu, vừa có ảnh hưởng tích cực, khuyến khích Hà Nội tăng tốc. Hệ thống giao thông quốc gia giữ vai trò là hệ thống giao thông đối ngoại cho thủ đô Hà Nội và cùng với mạng lưới giao thông nội đô là cơ sở có tính quyết định cho sự phát triển kinh tế của cả vùng nói chung và Hà Nội nói riêng.

a. Giao thông đường bộ

Tổng chiều dài đường bộ ở Thủ đô Hà Nội (chưa mở rộng) có khoảng trên 1.112 km, bình quân 1,2 km đường/km2. Trong đó nội thành 330 km, ngoại thành 800 km đã được trải nhựa 100%. Nguyên tắc tổ chức mạng lưới đường giao thông Hà Nội gồm các vành đai và các trục hướng tâm hình nan quạt, trong khu nội thành mạng lưới hình bàn cờ là chủ yếu. Hiện nay đã có nhiều thay đổi vì thành phố được xây dựng và mở rộng phát triển, nhưng vấn đề giao thông đô thị vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Do đó, hiện tượng quá tải đối với giao thông đô thị vẫn xảy ra.

Nội thành Hà Nội có khoảng 400 đường phố (trong đó chưa thống kê được 3 quận mới là quận Hoàng Mai, quận Long Biên và quận Hà Đông), với tổng chiều dài hơn 343 km với diện tích mặt đường khoảng hơn 5,25 km2 và trên diện tích nội đô là khoảng 84,4 km2.

Chất lượng đường xấu, lòng đường hẹp, khu vực nội thành có khoảng 80% đường có chiều rộng từ 7 - 11m, chỉ khoảng 20% đường rộng trên 12 m, khả năng mở rộng đường rất khó. Chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan, giữa các ngành dẫn đến sự quản lý và xây dựng các công trình còn lộn xộn không đồng bộ.

Hiện nay thành phố đã chỉnh trang nâng cấp hơn 200 km đường, nâng tổng diện tích đường được trải thảm bê tông vào khoảng 2,3 triệu m2, chiếm khoảng

90% diện tích đường. Các đường còn lại cũng được duy tu nâng cao chất lượng để đảm bảo khai thác hiệu quả, an toàn giao thông. Thành phố cũng có một số đường mới cải tạo có chiều rộng 40 – 60m là: Đại Cồ Việt, Đồng Tâm, Nguyễn Chí Thanh, Kim Mã...

Bảng 2-1: Hiện trạng mạng lưới đường thành phố Hà Nội

TT Loại đường Chiều dài

1 Quốc lộ 177,7 2 Đường Tỉnh 83,4 3 Đường Huyện 507,9 4 Đường nội thị 343 Hà Nội cũ Tổng số 1.112 1 Quốc lộ 419,82 2 Đường Tỉnh 489,4 3 Đường Huyện 1.194,9 4 Đường nội thị 390,5 Hà Nội mở rộng Tổng số 3.606.62 Nguồn [36] Đường phố có nhiều điểm giao cắt, phần lớn là nút giao cắt đồng mức, khoảng cách bình quân giữa hai nút giao cắt khoảng 385m, một số nút giao thông đã được xây dựng khác mức như nút Chương Dương, nút Ngã tư sở, nút Ngã tư vọng, nút Mai dịch, nút Đại Cồ Việt, nhiều cầu dành cho người đi bộ khi qua đường (Bạch Mai, Nguyễn Chí Thanh, Cầu giấy, v.v. ) Tuy nhiên, sự ùn tắc vẫn thường xảy ra trên một số tuyến đường như Chùa bộc, Trường Chinh, Cát Linh, Ô Chợ Dừa, Khâm Thiên, Bưởi, Cầu Chương Dương, Phạm Ngọc Thạch, Kim Liên, Tôn Thất Tùng, v.v nhất là các giờ cao điểm lúc 7h đến 9h, 16h-18h.

b. Giao thông đường sắt

Hà Nội hiện chưa có đường sắt nội thị, chỉ có tuyến đường sắt quốc gia đi qua phục vụ giao thông liên tỉnh, mạng lưới đường sắt quốc gia gồm 5 trục hướng tâm với chiều dài 91 km, cụ thể các tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, Hà Nội - Lạng sơn, Hà Nội - Thái nguyên, Hà Nội - Hải phòng, 6 ga chính phục vụ

các tuyến đó là ga Hà Nội, ga Gia lâm, ga Văn Điển, ga Giáp bát, ga Yên viên và Ga Long biên.

Trong dự án phát triển vận tải đô thị, Hà Nội đã có dự án tàu điện ngầm, đường sắt trên cao nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, khắc phục sự quá tải của vận tải đường bộ.

c. Giao thông đường thủy

Sông Hồng, sông Đuống là tuyến vận chuyển chủ yếu của Hà Nội, cụm cảng phục vụ vận chuyển gồm Cảng Hà Nội và cảng Khuyến lương có năng lực thông qua từ 1,7 đến 2 triệu tấn/năm, các cảng này có khả năng tiệp nhận tàu cỏ tải trọng cỡ lớn từ 1.000 đến 2.000 tấn.

Giao thông thủy ở Hà Nội chủ yếu phục vụ vận chuyển hàng hóa, một số đơn vị khai thác du lịch đã sử dụng vận tải đường sông để đưa hành khách tham quan các di tích, các làng nghề dọc theo Sông Hồng trên địa bàn Hà Nội.

d. Giao thông vận tải hàng không

Hà Nội có ba sân bay, sân bay Nội Bài (diện tích 650 ha), sân bay Gia Lâm, sân bay Bạch Mai trong đó sân bay Nội Bài là sân bay quốc tế lớn nhất phía bắc, công suất của sân bay này có thể tiếp nhận đến 3 triệu hành khách/năm. Sân bay Gia Lâm chủ yếu phục vụ dịch vụ vận tải nội địa và vận tải phục vụ quân sự quốc phòng với máy bay cỡ nhỏ.

Sân bay quốc tế Nội Bài là cảng hàng không quốc tế ở miền Bắc Việt Nam. Sân bay này là cửa ngõ giao thông quan trọng không chỉ của thủ đô Hà Nội mà còn của cả miền Bắc. Đây là sân bay lớn thứ ba của Việt Nam hiện nay, sau Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh và Sân bay quốc tế Cam Ranh ở Khánh Hòa về diện tích và là sân bay lớn thứ 2 của Việt Nam xét về công suất nhà ga và số lượt khách thông qua mỗi năm. Sân bay quốc tế Nội Bài thuộc huyện Sóc Sơn, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30km theo tuyến đường bộ về phía Tây Bắc, khoảng cách này sẽ được rút ngắn còn lại 15km khi cầu Nhật Tân và tuyến đường nối đầu cầu này với Nội Bài hoàn thành vào năm 2011.

Hiện có 3 hãng hàng không nội địa (Vietnam Airline, Jetstar Airline, Air Mekong) và 22 hãng hàng không quốc tế đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài.Năm 2008, sân bay này đã phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, dự kiến đạt 20 triệu lượt hành khách vào năm 2025.

Theo quy hoạch chung năm 2010, nhà ga T2 có công suất là 10 triệu lượt khách mỗi năm sẽ đi vào hoạt động đưa Sân bay quốc tế Nội Bài đạt công suất 16 triệu hành khách năm, có sân bay dự bị là Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng). Công suất toàn bộ khi nhà ga được nâng cấp sau năm 2025 là 50 triệu lượt khách mỗi năm, là một trong những sân bay trung tâm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á.

Dự kiến đến năm 2020, mạng đường sắt "Nội Bài - trung tâm thành phố Hà Nội- Thượng Đình" dài xấp xỉ 33,7km sẽ được hoàn thành, nối sân bay Nội Bài với khu đô thị mới Đông Anh, khu tổ hợp hành chính ở Từ Liêm, khu phố cổ, khu phố có kiến trúc kiểu Pháp và đi dọc quốc lộ 6, tới Thượng Đình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2-1: Một số hình ảnh về sân bay Nội Bài – Hà Nội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 63 - 67)