Cơ sở hạ tầng của hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 116 - 121)

- Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu đi lại của HK: T VTHKCC (%)

3.2.4. Cơ sở hạ tầng của hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xebuýt

Cơ sở hạ tầng của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của hệ thống, nó là nhân tố tạo sự gia tăng hoặc giảm sút về số lượng hành khách sử dụng xe buýt. Các chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng của hệ thống bao gồm:

a. Số điểm dừng, số điểm trung chuyển

Số điểm dừng trên toàn mạng lưới tuyến (Nd)

Số điểm dừng trên toàn mạng phụ thuộc vào số lượng tuyến, khoảng cách giữa hai điểm dừng kề nhau, chiều dài của tuyến. Số điểm dừng càng nhiều càng thuận tiện cho hành khách khi sử dụng xe buýt để đi lại. Vị trí điểm dừng của xe buýt cũng rất quan trọng, những điểm có nhiều hành khách đi và đến thì cần bố trí điểm dừng, chẳng hạn siêu thị, bệnh viện, trường học, v.v. Những nơi lòng đường hẹp dễ gây tắc nghẽn thì không nên bố trí điểm dừng.

Đối với mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt, điểm trung chuyển là nơi có rất nhiều tuyến đi qua, ở đó hành khách có thể chọn được rất nhiều tuyến đi cho mình, sau khi rời khỏi nhà của mình, hành khách lên phương tiện có thể đến điểm trung chuyển, và sẽ tìm được hành trình tiếp theo cho mình, điểm trung chuyển sẽ giúp hành khách đến nơi cần đến với số lần lên xe là ít nhất. Điểm trung chuyển phải được thiết kế và xây dựng với quy mô lớn hơn rất nhiều so với một nhà chờ bình thường. Với đô thị có nhiều tuyến, cần có số lượng điểm trung chuyển nhiều để tiện cho hành khách hơn. Từ số điểm trung chuyển, có thể tính được các chỉ tiêu khác liên quan. Chẳng hạn:

- Tỷ lệ điểm trung chuyển được tính theo số lượng tuyến trong mạng lưới. Chỉ tiêu này cho biết, bao nhiêu tuyến thì có một điểm trung chuyển.

MN N TL TC TC  (3-11) Trong đó: TC

TL : Tỷ lệ giữa số điểm trung chuyển so với số tuyến của mạng lưới.

TC

N : Số điểm trung chuyển trong mạng lưới.

M : Số lượng tuyến trong mạng lưới.

- Tỷ lệ điểm trung chuyển theo diện tích của đô thị.

Tỷ lệ điểm trung chuyển có thể tính theo diện tích của đô thị. S .100 N TL TC TC  (3-12) Trong đó:

S diện tích đất của đô thị (km2)

Tỷ lệ này cho biết, cứ 100 km2 đất đô thị thì bình quân có bao nhiêu điểm trung chuyển.

- Tỷ lệ điểm trung chuyển theo dân số.

1000. . D N TL TC TC  (3-13) Tỷ lệ này cho biết, cứ 1000 dân thì đô thị có bao nhiêu điểm trung chuyển. - Tỷ lệ điểm trung chuyển theo số lượng điểm dừng trên toàn mạng lưới.

NN N

TL TC

TC

(3-14) Số nghịch của tỷ lệ này (1/NTC) cho biết, bình quân bao nhiêu điểm dừng thì sẽ có một điểm trung chuyển.

b. Khoảng cách bình quân giữa hai điểm dừng

Liên quan đến điểm dừng đó là khoảng cách bình quân giữa hai điểm dừng trên tuyến. Khoảng cách giữa hai điểm dừng hợp lý sẽ tạo sự thuận tiện cho hành khách lên xuống và sự thuận tiện cho người điều khiển phương tiện. Nếu khoảng cách này dài quá sẽ dẫn đến hành khách phải mất nhiều thời gian khi đi từ điểm xuống phương tiện đến nơi cần đến, ngược lại, khoảng cách này ngắn quá thì trên hành trình phương tiện phải dừng nhiều lần, chi phí về nhiên liệu tăng lên, thời gian dừng dọc đường của một chuyến sẽ tăng, hiệu quả khai thác phương tiện và khai thác hệ thống bị giảm.

Khoảng cách bình quân giữa hai điểm dừng trên từng tuyến được tính như sau: 1   d Tuyen BQ N L L (3-15) Trong đó: BQ

L : Khoảng cách bình quân giữa hai điểm dừng kề nhau trên tuyến.

Tuyen

L : Chiều dài tuyến.

d

N : Số điểm dừng trên tuyến.

c. Số lượng điểm dừng tính bình quân cho 1000 dân

Các đô thị có quy mô dân số lớn hơn thì lưu lượng hành khách đi lại sẽ nhiều hơn, số lượng điểm dừng để hành khách lên xuống cũng phải được thiết kế nhiều hơn. Để so sánh về điểm dừng giữa các đô thị, chúng ta không thể dùng chỉ tiêu về số lượng điểm dừng được thiết kế mà phải xét đến chỉ tiêu số điểm dừng tính bình quân cho 1000 dân. Chỉ tiêu này được tính như sau:

1000. . 1000 DS N N d Dan  (3-16) Trong đó: Dan

N1000 : Số điểm dừng tính bình quân cho 1000 dân đô thị.

DS: Dân số đô thị.

Các đô thị có dân số khác nhau, lưu lượng hành khách đi lại trên các tuyến đường cũng khác nhau, vì vậy, số điểm dừng có thể tính bình quân cho 1000 dân sẽ chính xác hơn, khi đó chỉ tiêu này có tính đến mật độ dân số, nếu dân số ít thì số điểm dừng trên các tuyến cũng phải ít hơn so với trường hợp đô thị có dân số đông.

d. Tỷ lệ điểm dừng có thiết kế và xây dựng nhà chờ

Điểm dừng có thiết kế và xây dựng nhà chờ là mong muốn của hành khách, bởi vì nhà chờ sẽ bảo vệ sức khoẻ cho hành khách, nhà chờ sẽ che nắng, che mưa trong khoảng thời gian hành khách đứng chờ để được lên phương tiện.

Đối với VTHKCC bằng tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, tàu điện bánh sắt, thì điểm dừng để hành khách lên xuống là các nhà ga, đương nhiên những nơi này phải được thiết kế và xây dựng nhà ga theo tiêu chuẩn.

Đối với VTHKCC bằng xe buýt, tuyến đường hoạt động của phương tiện trải rộng khắp không gian đô thị, có điểm dừng được xây dựng nhà chờ nhưng cũng có điểm dừng không được xây nhà chờ vì nhiều lý do, trong đó lý do chủ yếu là thiếu về tài chính, vị trí điểm dừng không đủ rộng về diện tích đất để xây dựng nhà chờ.

Tỷ lệ điểm dừng có thiết kế và xây dựng nhà chờ được tính như sau:

d Nha Nha N N TL  (3-17) Trong đó:

TLNha: Tỷ lệ điểm dừng có xây dựng nhà chờ.

NNha: Số lượng điểm dừng có xây dựng nhà chờ.

Nd: Số lượng điểm dừng trên toàn mạng lưới tuyến.

Cũng chỉ tiêu này, đối với VTHKCC bằng tàu điện ngầm, đường sắt trên cao, tàu điện bánh sắt, thì tỷ lệ này nhận giá trị bằng 1.

e. Số lượng bến xe (Nbx)

Bến xe là điểm đầu, cuối của nhiều tuyến, là nơi hành khách có thể lựa chọn cho mình được nhiều hành trình để đi lại, ở đó có bố trí nhân viên làm các thủ tục như nhận hồ sơ làm thẻ, bán vé tháng, vé tập, là điểm có thể tập kết

phương tiện để kiểm tra về kỹ thuật, làm một số công việc nhằm bảo đảm an toàn cho phương tiện khi vận hành.

Vị trí bến xe buýt có thể được bố trí ở trước quảng trường của nhà ga đường sắt, bến xe liên tỉnh, cảng hàng không, cảng đường sông, v.v.

Số lượng bến xe và vị trí bến xe buýt ảnh hưởng đến sự lựa chọn xe buýt đi lại của hành khách, bởi vì vị trí thuận tiện, số lượng bến xe nhiều hành khách sẽ thuận tiện trong việc tiếp cận xe buýt để thực hiện chuyến đi. Xe buýt là loại hình vận tải chuyển tiếp của các phương thức vận tải như đường sắt, hàng không, ô tô liên vùng liên tỉnh, v.v. Khi hành khách đi từ các nơi khác đến, họ đi bằng đường sắt, hàng không, ô tô v.v thì họ có thể dễ dàng lên xe buýt để đi đến nơi cần đến của mình.

f. Vốn đầu tư xây dựng hệ thống mạng lưới tuyến tính bình quân cho 1000 dân

Cơ sở hạ tầng trên mạng lưới tuyến có thể được thiết kế và xây dựng với quy mô không giống nhau giữa các đô thị. Đế đánh giá về mức độ đầu tư cho hệ thống, ta dùng chỉ tiêu mức đầu tư cho mạng lưới tính bình quân cho 1000 dân.

1000. . 1000 DS VDT VDT Dan  (3-18) Trong đó:

VDT1000Dan: Vốn đầu tư cho mạng lưới tuyến tính bình quân cho 1000 dân.

VDT: Tổng số vốn đã đầu tư cho các công trình trên mạng lưới tuyến.

DS: Dân số đô thị.

Vốn đầu tư cho mạng lưới chủ yếu dùng để xây dựng nhà chờ, đặt các biển báo, in ấn thông tin về tuyến, vốn đầu tư cho mạng lưới nhiều thì chất lượng các công trình trên tuyến phục vụ VTHKCC cũng tốt hơn, chất lượng của dịch vụ cũng sẽ cao hơn.

Với đô thị có lưu lượng hành khách đi lại lớn, nhu cầu vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng trên tuyến yêu cầu cũng nhiều hơn.

g. Tỷ lệ tuyến có đường chuyên dụng

Đường chuyên dụng là các tuyến đường dành riêng cho xe buýt hoạt động, VTHKCC bằng tàu điện ngầm, tàu điện bánh sắt, tàu điện trên cao đều dùng đường chuyên dụng, riêng VTHKCC bằng xe buýt thì phương tiện sử dụng chung đường với các loại phương tiện giao thông khác hoặc có đường chuyên

dụng riêng, như vậy, chỉ tiêu này đánh giá một phần mức độ chuyên môn hoá của hệ thống, thể hiện sự quan tâm đầu tư của Nhà nước đối với sự đi lại của người dân, vì có đường chuyên dụng thì góp phần làm cho chất lượng của VTHKCC được tốt hơn.

Tỷ lệ đường chuyên dụng được xác định căn cứ vào chiều dài các tuyến đường chuyên dụng dành cho xe buýt và tổng chiều dài của mạng lưới, tỷ lệ này được tính như sau:

xb CD CD L L TL  (3-19) Trong đó: CD

TL : Tỷ lệ đường chuyên dụng so với tổng chiều dài đường có xe buýt đi qua.

CD

L : Tổng chiều dài các tuyến đường chuyên dụng chỉ dành cho xe buýt.

xb

L : Tổng chiều dài các tuyến đường có xe buýt đi qua.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 116 - 121)