Đặc điểm giao thông vận tải ở các đô thị Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 32 - 33)

- Các yêu cầu kỹ thuật về thiết kế và xây dựng đường giao thông đô thị.

1.1.6. Đặc điểm giao thông vận tải ở các đô thị Việt Nam

a. Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị

Phần lớn đô thị ở Việt Nam có quy mô nhỏ, trừ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, ra đời đã lâu nhưng do chiến tranh nên tốc độ phát triển chậm, khoảng 10 năm trở lại đây, khi kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, tốc độ đô thị hoá mới được cải thiện. Nhìn chung cơ sở hạ tầng giao thông đô thị còn yếu kém, đường xá chật hẹp, chất lượng xấu, sửa chữa được tiến hành thường xuyên, xây dựng thiếu đồng bộ, ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tốc độ đô thị hoá rất nhanh, thành phố Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã từng bước hoàn chỉnh hơn về cơ sở hạ tầng GT thông qua các dự án cải tạo, mở rộng, nâng cấp và xây dựng mới nhiều tuyến đường, nhiều khu đô thị mới hiện đại. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, việc giao lưu về kinh tế, văn hoá, du lịch tăng cả về số lượng lẫn chất lượng, đòi hỏi Việt Nam phải đầu tư nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng GTVT.

Ngoài TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng là ba thành phố lớn ở Việt Nam có tốc độ phát triển tương đối nhanh, cơ sở hạ tầng GT như đường xá, các nút giao thông, bến xe, nhà ga, các công trình khác được đầu tư xây dựng để đáp ứng sự gia tăng về nhu cầu vận chuyển nói chung và nhu cầu đi lại của hành khách nói riêng.

b. Hành khách

Trên đường giao thông nói chung, đường trong đô thị nói riêng, hành khách đi lại thiếu hiểu biết về luật giao thông, ý thức giao thông kém, không tuân thủ tín hiệu giao thông, các biển báo về tốc độ, đường một chiều, đường cấm, hiện tượng lẫn chiếm lòng đường trở thành phổ biến, tất cả những điều đó dẫn đến sự lộn xộn trên

đường xá, ùn tắc thường xuyên, hạn chế tốc độ giao thông trên tuyến đường, tai nạn giao thông xảy ra nhiều. Trong tình trạng như vậy, đi đôi với các nghị định của chính phủ ban hành về trật tự và an toàn giao thông, chính quyền thành phố đã có nhiều giải pháp nhằm hạn chế tai nạn và ùn tắc, như hạn chế đăng ký xe máy để giảm sử dụng phương tiện cá nhân, đầu tư mở rộng vận tải hành khách công cộng, tuy nhiên kết quả không được là bao, người dân vẫn ít thay đổi quan niệm và thay đổi ý thức và trách nhiệm của mình.

c. Nhu cầu đi lại

TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, dân số đông đúc, số lượng chuyến đi nhiều, hàng ngày mật độ hành khách, phương tiện đi lại trên đường rất lớn. Đây là hai trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, có rất nhiều văn phòng làm việc, nhiều trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, cho nên thu hút một lượng hành khách vãng lai rất lớn. Tốc độ tăng dân số cơ học hàng năm ở hai thành phố này rất cao, kéo theo các nhu cầu về chỗ ở, việc làm, mua sắm tiêu dùng, học tập, đi lại rất nhiều.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị việt nam (Trang 32 - 33)